Triễn lãm Bonsai và Suiseki Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 16 tại Manila, Philipine 70 Năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại học lâm nghiệp - Chào tân sinh viên khóa 39 Xuất nhập khẩu các sản phẩm nông thủy hải sản từ các thị trường Australia, Trung Quốc, Việt Nam, EU, USA Hội Sinh vật cảnh Việt Nam Vinhomes - Nơi hạnh phúc ngập tràn Toyota Việt Nam Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tổng Công ty Viễn thông Viettel - Viettel Telecom Vinfast - Oto Việt - Mãnh liệt tinh thần Việt Nam Tổng công ty Viễn Thông MobiFone

Tăng cường bảo vệ và gìn giữ sinh vật cảnh ở bán đảo Sơn Trà

09/03/2023

Bán đảo Sơn Trà được mệnh danh là lá phổi xanh, là bức bình phong khổng lồ che chắn gió cho thành phố Đà Nẵng trong mùa mưa bão, là khu bảo tồn thiên nhiên của quốc gia với diện tích rừng hơn 4.000ha, đỉnh cao nhất lên đến 696m với nhiều động thực vật phong phú: thực vật ở đây có cả ngàn loài trong đó có 22 loài quý hiếm như dầu lá bóng, chò chai, trâm trường, gụ, ngọc qúi, dẻ… và nhiều loài cây cảnh rất có giá trị.

Rừng cây bán đảo Sơn Trà rực rỡ lúc giao mùa

Động vật gần 300 loài, trong đó có 15 loài quý hiếm như: khỉ đuôi dài, khỉ vàng, trăn gấm, gà mặt đỏ và đặc biệt là loài voọc chà vá chân nâu. Đây là loài quý hiếm gần như bị tiệt chủng trên thế giới, nhưng bán đảo Sơn Trà hiện còn lại hơn 300 con. 

Hai mẹ con Vooc chà vá chân nâu chơi đùa trên ngọn cây

 Bán đảo Sơn Trà đến mùa dâu thì chỉ vào một đoạn đã thấy những cây trĩu quả từ gốc đến cành, giống như những cây cảnh lớn, dâu Sơn Trà rất đa dạng từ dâu vàng, dâu trắng, dâu xanh và sự ra trái cũng khác nhau theo từng khu như hướng Bắc thường ra trái muộn, chín muộn hơn ở sườn phía Nam. Dâu rừng là thức ăn cho những loài linh trưởng và cả con người. 

Khỉ đuôi dài đang nô đùa trong rừng cây

Rừng Sơn Trà đa dạng với các loại dẻ và được phủ đều cả bán đảo, dẻ là loài thức ăn rất ngon có giá trị dinh dưỡng cao, cũng có những cây đến trăm tuổi trông rất đẹp mắt. Cây rừng đan xen với những loài cây ăn trái thông thường khác như xoài, ổi… nên trong thời gian trước đây một số người dân cũng vào rừng đốn củi hái dâu, lượm dẻ, hái xoài, hò với cảnh sắc thiên nhiên nên người ta quên đi mệt nhọc.

Sơn Trà có từ những loại cây thông thường đến loài hoa rừng, như mai rừng nở quanh năm, hoa trang, hoa lan rừng, hoa nguyệt quế với mùi thơm ngào ngạt. Kết hợp với những cây cảnh tự nhiên mọc trên những tảng đá cùng các cây đại thụ làm cho ta từ thích thú này đến thích thú khác. Đặc biệt có nhiều cây dâu, dẻ, đa đại thụ mang nhiều hình dáng đẹp… Đặc biệt, cây đa đại thụ chín rễ con mang tính chất tâm linh.

Nhiều loài chim quý hiếm trên bán đảo Sơn Trà

Ngoài sự cảm nhận về hoa trái, cây cối chúng ta còn tìm hiều về các loại động vật. Nếu cảm nhận bằng thính giác ta có thể dể dàng nhận ra nơi đây có nhiều loài chim, có những loài hát rất hay như: khướu, vàng anh và những tiếng “tác”, tiếng hú của mang rừng và những loài linh trưởng, nói chung ở đây động vật không sao kể hết với 287 loài đã nghiên cứu và một số loài còn là ẩn số. Tuy nhiên, nổi trội hơn cả vẫn là loài linh trưởng, loài này rất đa dạng: như khỉ vàng, khỉ cột, khỉ đuôi lợn… khỉ giác hoàng hay còn gọi là chà vá chân nâu. Người dân địa phương gọi là “giác hoàng”.

Chim trẩu xanh đuôi nhọn 

Mỗi loài khỉ có sự phân bố ở những vùng khác nhau và có tập quán sinh hoạt riêng như khỉ vàng – một trong những loài quí hiếm ở Đông Nam Á, gần như tiệt chủng ở Việt Nam thì ở Sơn Trà chúng thường tập trung ở phía Bắc sống theo từng đàn từ 15 đến 20 con. Khỉ đuôi lợn tương đối nhiều chúng sống phân bố đều, loài này ta thường dễ bắt gặp. Đặc biệt hơn cả là voọc chân nâu, tên khoa học là Pygathrix nemaeus,  loài quí hiếm này gần như bị tiệt chủng nhưng lại có một lượng tương đối nhiều ở Bán đảo Sơn Trà với hơn 300 con.

Gia đình voọc

           Trong rừng còn có các loài thực vật khác như: Cây sâm đất người dân đi rừng thường dùng cây sâm đất này để ăn giải khát khi đi rừng. Ở rừng Sơn Trà có rất nhiều loại sâm đất, có cả một đồi sâm đất. Cây Sơn: Người dân địa phương thường đi lấy cây sơn về làm sơn mài, tuy nhiên người nào dị ứng sẽ gây bị phù nên quý khách không nên chạm vào. Cây Tuế: ở Sơn Trà có rất nhiều thiên tuế với 3 loại tuế: tuế lược, tuế Malaysia, tuế thường. Cây Chò chai: mủ chò sau khi về nấu chảy ra sẽ làm keo trát vào những chiếc thuyền mũng để đi biển. Rừng Sơn Trà với hệ động, thực vật hết sức phong phú đa dạng mang đặc tính chung của rừng nhiệt đới Việt Nam. Vì vậy, tăng cường bảo vệ sinh vật cảnh ở bán đảo Sơn Trà có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam.

PV: Văn Nhâm

0 Bình luận

Tin tức khác

TextFooter
Thông báo
Đóng