Nghệ nhân cụt tay "hô biến" gốc tre thành đồ nội thất giá chục triệu
Biến cố cuộc đời và cơ duyên với gốc tre
Hơn 40 năm trước, tai nạn tại xưởng ép mía khiến ông Chánh mất đi cánh tay phải. Biến cố xảy ra khi ông mới ngoài đôi mươi. “Lúc đó tôi tưởng không thể sống nổi, từng nghĩ đến chuyện tự tử. Nhưng rồi nhìn vợ con, tôi không đành lòng”, ông nhớ lại.
Từ một người lao động bình thường trở thành người khuyết tật, ông Chánh vẫn không chấp nhận buông xuôi. Ông học cách đan thúng, đan mủng bằng một tay để mưu sinh, sống nhẫn nại giữa sự mặc cảm, thương hại và những ánh nhìn nửa tò mò, nửa ái ngại từ xóm làng.
Chính công việc này đã gắn ông với tre - loài cây bình dị, bền bỉ, có mặt khắp vùng quê Quảng Nam. Tre không chỉ là cần câu cơm, mà sau này còn trở thành "người bạn đồng hành" giúp ông Chánh làm nên điều kỳ diệu.
![]() |
Ông Phan Văn Chánh làm bàn ghế bằng gốc tre chỉ với một cánh tay - (Ảnh: Mỹ An) |
Một ngày năm 2006, sau trận lũ lớn ở hạ lưu sông Thu Bồn, ông Chánh nhìn thấy hàng loạt bụi tre bị bão đánh bật gốc nằm trơ trọi ven sông. Trong lúc người làng gom lại để làm củi, ông lại bị thu hút bởi những hình thù kỳ lạ của các gốc tre phủ đầy rễ ngoằn ngoèo.
“Nhiều gốc nhìn như được chạm khắc tự nhiên. Tôi cứ ngồi nhìn mãi, như bị thôi miên”, ông kể. Thay vì đốt bỏ, ông xin người dân mang về chất đầy quanh nhà. “Nhiều người bảo tôi khùng”, ông cười hiền.
![]() |
Do chỉ còn một cánh tay nên ông Chánh dùng chân trợ giúp để làm việc - (Ảnh: Mỹ An) |
Ý tưởng chế tác bàn ghế từ gốc tre lóe lên trong đầu ông như một ánh sáng. Không có máy móc, chỉ với một tay trái và vài dụng cụ thô sơ, ông bắt đầu phác họa bản vẽ đầu tiên, rồi miệt mài ghép nối từng gốc, từng rễ.
Sau hơn hai tháng, bộ bàn ghế đầu tay hoàn thiện. Không tinh xảo như salon gỗ thị trường, nhưng lại độc đáo, mộc mạc, mang dáng dấp của tác phẩm nghệ thuật hơn là món đồ nội thất. Nó nhanh chóng thu hút sự chú ý của người dân quanh vùng, rồi lan ra xa hơn nữa.
Một tay gây dựng cơ nghiệp, nâng tầm giá trị gốc tre
Kể từ bộ bàn ghế đầu tiên, ông Chánh bước vào hành trình "hồi sinh" gốc tre - thứ từng chỉ dùng làm củi đốt, thành sản phẩm mỹ nghệ có giá từ vài chục đến hơn trăm triệu đồng. Trung bình mỗi năm ông làm ra 8 - 10 bộ salon, tùy độ khó mà giá dao động từ 40 đến 80 triệu đồng.
Có năm ông bán được hơn 10 bộ salon, thu về hơn 500 triệu đồng - con số không nhỏ với một người nông dân. “Nguyên liệu thì có sẵn ở quê, chi phí gần như bằng 0. Chủ yếu là công sức, là sự tỉ mẩn của mình bỏ ra”, ông nói.
![]() |
Theo ông Chánh, việc đóng bàn ghế từ gốc tre đòi hỏi sự kiên trì hơn so với bằng gỗ bình thường - (Ảnh: Mỹ An) |
Quy trình chế tác cũng rất công phu. Ông chỉ chọn tre củ - phần gốc chìm dưới đất, nhiều rễ chằng chịt – và chỉ đào vào cuối năm, khi tre không còn mọc măng, thân đạt độ cứng tốt nhất. Sau đó, gốc tre được ngâm dưới bùn non từ 2 đến 3 tháng để chống mối mọt, rồi phơi sấy, đục đẽo, ghép nối bằng chốt tre thay vì đinh vít để tránh rỉ sét, mối mọt xâm nhập.
"Khó nhất là tìm được 4 gốc tre có kích thước tương đồng để làm chân bàn, chân ghế. Có khi đào cả bụi tre cũng chỉ chọn được vài gốc. Một sản phẩm đẹp cần phải hài hòa và cân đối", ông chia sẻ.
Tính đến nay, ông Chánh đã chế tác hàng trăm bộ sản phẩm, không chỉ bàn ghế mà còn có tủ thờ, bàn trang điểm, giường, kệ tivi... Mỗi món đồ đều được đặt tên và mang cá tính riêng.
![]() |
Những gốc tre tưởng chừng bỏ đi đã được lão nông 1 tay "tái sinh" thành những bộ bàn ghế giá hàng chục triệu đồng - (Ảnh: Mỹ An) |
![]() |
Chiếc giường bằng gốc tre vừa được ược hoàn thiện và sơn phủ PU - (Ảnh: Mỹ An) |
![]() |
Chiếc nôi được làm bằng gốc tre - (Ảnh: Mỹ An) |
Tiếng lành đồn xa, nhiều đại gia, nhà hàng, resort ở Hội An, Đà Nẵng, Bình Định tìm đến tận xưởng của ông đặt hàng. Có lần, một hội đồng hương Đại Lộc tại TP HCM mua bộ bàn ghế của ông với giá hơn 30 triệu đồng, sau đó mang đi đấu giá làm từ thiện, đạt mức 120 triệu đồng. “Lúc đó vợ chồng tôi còn được mời bay vào kể chuyện sản phẩm. Nghĩ lại mà vẫn thấy vui”, ông kể.
Thương hiệu "Chánh cụt" từ đó được biết đến rộng rãi. Xưởng nhỏ của ông lúc nào cũng đầy gốc tre nhưng lại rất ít sản phẩm trưng bày vì khách thường đến lấy ngay khi hoàn thiện. “Tôi cũng muốn nhận thêm người học nghề nhưng chưa ai trụ lại lâu. Làm đồ gốc tre rất cực, đòi hỏi sự kiên trì và đam mê thật sự”, ông thở dài.
![]() |
Tháng 8/2024, ông Chánh được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân làng nghề Việt Nam. Hiện nay, ngoài các đơn hàng nội địa, nhiều du khách nước ngoài cũng tìm đến tận xưởng để xem ông Chánh làm và đặt hàng. Ông cho biết đang cố gắng giữ gìn sức khỏe để duy trì nghề và mong tìm được người kế nghiệp.
“Tre quê mình mọc đầy bờ sông, người ta chỉ dùng làm củi, làm đòn gánh. Tôi muốn thay đổi suy nghĩ đó – rằng thứ bị vứt bỏ vẫn có thể trở thành thứ đáng quý nếu mình biết trân trọng và nâng niu”, nghệ nhân Chánh nói.
Tin mới


Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hai cây vải tổ gần 200 tuổi: Di sản sống của vùng vải thiều Việt Nam
Tin bài khác

Ngỡ bê tông, hóa ra đá nguyên khối: Lâu đài đá 3.000m² chồng xây suốt 14 năm tặng vợ

Tre bonsai: Từ loại cây "quê mùa" đến tác phẩm đậm hồn dân tộc

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ
Đọc nhiều

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Ba nông dân đổi đời "trồng ra bạc tỷ" khi chuyển đổi cây trồng

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Văn Phú – Đèo Cả đề xuất Đại lộ cảnh quan ven sông Hồng

Lạng Sơn siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp, đảm bảo vụ mùa thắng lợi

Cây cũng biết hù dọa: 16 loài thực vật kỳ quái nhất thế giới

Báo quốc tế: Cá cơm ít dần, nước mắm truyền thống Việt Nam đối mặt tương lai bất định

Tìm lời giải cho bài toán khai thác đất bãi ven sông Hồng

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Những loại cây trồng quanh nhà “gắn liền phúc khí”, dân gian cho rằng không nên chặt bỏ

Thiên đường sen và thung lũng hoa giữa lòng Thủ đô

Không gian xanh đô thị: Cây - hoa cảnh có thể làm nên một thành phố đẹp đến mức nào?

Lá phổi sinh thái mang tên Công viên Thực vật cảnh Việt Nam

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh
