Phân bón giả len lỏi từ kho xưởng đến cánh đồng
Thị trường phân bón giả tại Việt Nam đang diễn biến phức tạp với quy mô ước tính lên tới hàng ngàn tỉ đồng. Không chỉ là những hành vi vi phạm đơn lẻ, các đường dây sản xuất và tiêu thụ phân bón giả hiện đã được tổ chức bài bản, len lỏi vào nhiều mắt xích trong chuỗi cung ứng nông nghiệp.
Nhiều vụ việc lớn bị phát hiện trong tháng 6
Trong tháng 6/2025, hàng loạt vụ sản xuất và buôn bán phân bón giả đã bị cơ quan chức năng phát hiện, từ miền Bắc đến miền Nam. Các đường dây hoạt động với quy mô lớn, tổ chức tinh vi, cho thấy một bức tranh đáng lo ngại về thị trường phân bón hiện nay.
Ngày 1/6, Công an tỉnh Phú Thọ (địa bàn tỉnh Hòa Bình cũ) triệt phá một cơ sở sản xuất phân bón giả tại huyện Lạc Thủy. Tại hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện gần 250 tấn phân bón giả, hơn 300 tấn hàng hóa không nhãn mác, không hóa đơn cùng 100 tấn nguyên liệu chưa xác định nguồn gốc.
Tại miền Tây, ngày 17/6, Đội Quản lý thị trường số 3 tỉnh An Giang (thuộc tỉnh Kiên Giang cũ) kiểm tra một cơ sở kinh doanh và phát hiện 2 trong 3 mẫu sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Cơ quan chức năng đã đình chỉ lưu thông lô hàng vi phạm gồm 200 bao phân NPK và NP, tổng trị giá 140 triệu đồng.
Trước đó, ngày 29/5, Công an tỉnh Đồng Nai bắt quả tang Công ty TNHH TM-DV XNK An Phúc Khang đang sang chiết và đóng gói phân bón giả. Đáng chú ý, sản phẩm được dán nhãn là "phân hữu cơ xuất xứ Bỉ" nhằm đánh lừa người tiêu dùng. Lực lượng chức năng thu giữ 292 tấn hàng hóa và 260.000 bao bì nghi giả mạo.
![]() |
Cơ quan chức năng lấy mẫu phân bón đi kiểm định. Ảnh: Báo Nhân dân. |
Thiệt hại lớn cho nông dân và ngành nông nghiệp
Theo Cục Bảo vệ thực vật, sự lan rộng của phân bón giả có một phần nguyên nhân từ những tác động kéo dài của đại dịch COVID-19 và cuộc xung đột Nga – Ukraine, khiến chuỗi cung ứng toàn cầu gián đoạn. Từ cuối năm 2021, giá phân bón tăng gấp đôi, khiến nhiều nông dân buộc phải chọn mua những sản phẩm giá rẻ, tạo điều kiện cho hàng giả xâm nhập thị trường.
Một nghiên cứu của Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho thấy mỗi năm, nông dân trong nước thiệt hại khoảng 2,5 tỉ USD (tương đương 57.000 tỉ đồng) do sử dụng phải phân bón giả hoặc kém chất lượng. Tác hại không chỉ dừng lại ở thiệt hại kinh tế, mà còn ảnh hưởng tới độ màu mỡ của đất, năng suất cây trồng, chất lượng nông sản và uy tín thương hiệu quốc gia.
Một lãnh đạo doanh nghiệp sản xuất phân bón tại TP.HCM chia sẻ từng chứng kiến nông dân vùng sâu bật khóc giữa ruộng vì mất trắng vụ mùa sau khi sử dụng phân bón giả. Tình trạng này đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc siết chặt quản lý và minh bạch thị trường.
Doanh nghiệp chủ động ứng phó
Trước thực trạng này, nhiều doanh nghiệp đã triển khai các biện pháp bảo vệ thương hiệu và hỗ trợ người tiêu dùng phân biệt hàng thật - giả. Trong đó, việc ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc và xác thực sản phẩm đang được chú trọng.
Thay cho tem giấy dễ bị làm nhái, nhiều doanh nghiệp chuyển sang sử dụng tem điện tử, gồm tem SMS và mã QR. Với tem SMS, người dùng có thể nhắn tin mã số đến tổng đài để kiểm tra sản phẩm. Với mã QR, chỉ cần dùng điện thoại thông minh quét mã, toàn bộ thông tin về nguồn gốc, thành phần, quy trình sản xuất sẽ được hiển thị. Hệ thống cũng có khả năng phát hiện và cảnh báo nếu có trường hợp quét trùng.
Không dừng lại ở xác thực sản phẩm riêng lẻ, một số doanh nghiệp đã xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc toàn diện, kết hợp mã QR và công nghệ RFID. Nhờ đó, toàn bộ quy trình từ nguyên liệu đầu vào, sản xuất, đóng gói đến phân phối đều được số hóa và lưu trữ, tạo ra một “hồ sơ điện tử” đầy đủ, giúp minh bạch hóa chuỗi cung ứng.
Bên cạnh đó, bao bì sản phẩm cũng được các nhà sản xuất đầu tư nhằm tăng khả năng chống hàng giả. Nhiều doanh nghiệp đã thay đổi thiết kế bao bì, sử dụng vật liệu đặc biệt và công nghệ in hiện đại để tích hợp các dấu hiệu nhận diện riêng.
Ví dụ, Công ty Đức Thành đã làm mới mẫu bao bì sản phẩm phân bón lá Vua Vào Gạo nhằm tăng khả năng nhận diện và hạn chế hàng nhái. Công ty TNHH Phân bón hữu cơ quốc tế GoldTech cũng áp dụng tương tự cho sản phẩm GOLDTECH G05.
Theo các doanh nghiệp, công nghệ hiện nay không chỉ đóng vai trò hỗ trợ mà đã trở thành công cụ then chốt trong việc kiểm soát chất lượng, bảo vệ thương hiệu và duy trì lòng tin của người tiêu dùng.
Việc phát hiện và xử lý các vụ việc liên quan đến phân bón giả cho thấy sự nỗ lực của lực lượng chức năng trong thời gian qua. Tuy nhiên, để xử lý tận gốc vấn nạn này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Các biện pháp giám sát thị trường cần được thực hiện thường xuyên, liên tục, đi kèm với chế tài xử lý nghiêm khắc nhằm răn đe. Đồng thời, việc nâng cao nhận thức của người nông dân trong việc lựa chọn và sử dụng phân bón cũng đóng vai trò quan trọng, góp phần làm sạch thị trường và bảo vệ hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Tin bài khác


Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam: Đoàn kết – Sáng tạo – Phát triển

Cây trồng “lên hương, xuống dốc” ở ĐBSCL: Bài học từ những cuộc chạy theo phong trào

Nhà vườn Phạm Vĩnh: Bảo tàng sống của cây cảnh đất Ninh Bình

Người phụ nữ Khmer “thổi hồn” dòng lan "quý tộc" thành cơ nghiệp tỷ đồng và tạo sinh kế cho địa phương

Trồng xen canh bắp và dưa leo, nữ nông dân Khánh Hòa mới thu tiền tỷ mỗi năm

Nghệ nhân Vũ Tấn Phúc: Người gửi hồn vào cây với hơn 18 năm tâm huyết tạo tác

Về Cao Thôn: Thăm "thủ phủ" hương trầm 300 năm tuổi ở Hưng Yên

Cây chè tổ Suối Giàng: Di sản sống của người Mông

Vùng trồng chè đặc sản ở Việt Nam: Di sản từ đất, tinh túy từ bàn tay người làm trà

Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Làng nghề hoa cúc Ninh Giang: Giữ nghề trong cơn sóng chợ

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Cách tưới cây dâm bụt đúng kỹ thuật: Đủ nước, hoa nở tưng bừng

Cách tưới nước cho cây kim ngân chuẩn kỹ thuật, tránh úng rễ, vàng lá

Lào Cai bứt phá với chiến lược chuyển đổi cây trồng chủ lực: Hướng tới nền nông nghiệp hàng hóa hiện đại

Cách tưới cây hoa mười giờ để cây nở hoa rực rỡ, không lo úng gốc

Quy trình canh tác sầu riêng bền vững: Chìa khóa giữ thị trường quốc tế

Nuôi tép cảnh - nghệ thuật thu nhỏ cho người yêu thiên nhiên hiện đại

Tưới nước cho hoa hồng leo sai cách, 90% người trồng đang làm hỏng cây mà không biết

Tưới nước cây trầu bà bao nhiêu là đủ? Đừng để cây chết vì sai lầm đơn giản

Vượt khó trên đất cằn, những người phụ nữ “gieo vàng” từ cây ổi

Lá đẹp như vẽ, sống khỏe như voi: Loại cây để trồng từ resort đến phòng khách đều hợp phong thủy

Trồng chanh dây trong nhà kính: Giải pháp nâng cao giá trị và ổn định đầu ra

Loài cá thơm như quế, bổ như nhân sâm, được săn lùng với giá 180.000 đồng/kg

Người phụ nữ Khmer “thổi hồn” dòng lan "quý tộc" thành cơ nghiệp tỷ đồng và tạo sinh kế cho địa phương

Cổ nhân dạy: 4 loại cây đừng trồng trước nhà kẻo tán lộc, hao khí

Trồng cây sung đúng hướng, đón sung túc vào nhà theo lời dạy của người xưa

Cây phong thủy ban công chung cư: Nên và không nên trồng

Người xưa dạy: Trồng cây hợp khí, sự nghiệp hanh thông, công danh tự tới

Hai biểu tượng Phật giáo khẳng định vị thế của Bắc Ninh trên bản đồ di sản thế giới

Những quy định quan trọng về bằng cấp và chứng chỉ trong nghề thú y

Những tác phẩm bonsai đẳng cấp thế giới của nghệ nhân Indonesia tại ASPAC 2025

Bế mạc Hội nghị Bonsai và Suiseki Châu Á – Thái Bình Dương 2025

Rực rỡ lễ diễu hành khai mạc Hội nghị Bonsai và Suiseki Châu Á - Thái Bình Dương 2025 tại Bali, Indonesia
