Tết trồng cây góp phần phát triển bền vững đất nước

Hơn 6 thập niên đã trôi qua, “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” đã trở thành truyền thống, tập quán, một nét đẹp văn hóa, một phong trào quần chúng sâu rộng mang lại lợi ích to lớn cho đất nước. Đúng như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
aa

Hơn 6 thập niên đã trôi qua, “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” đã trở thành truyền thống, tập quán, một nét đẹp văn hóa, một phong trào quần chúng sâu rộng mang lại lợi ích to lớn cho đất nước. Đúng như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.

Các đại biểu trồng cây tại vườn hoa Tao Đàn, Hoàn Kiếm, Hà Nội. (Ảnh: TTXVN)

Các đại biểu trồng cây tại vườn hoa Tao Đàn, Hoàn Kiếm, Hà Nội. (Ảnh: TTXVN)

Phát biểu tại Lễ trồng cây Xuân Giáp Thìn 2024, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, trồng rừng luôn phải đi đôi với bảo vệ rừng, vì vậy cần không ngừng nâng cao ý thức, có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ rừng, ngăn chặn, đẩy lùi mọi hành động chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép; tăng cường đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào trồng rừng, chế biến lâm sản, có nhiều cơ chế chính sách tốt để hỗ trợ, thúc đẩy, khuyến khích phát triển kinh tế lâm nghiệp nhanh, bền vững.

TÍCH CỰC HƯỞNG ỨNG TẾT TRỒNG CÂY

Nhận thức được vị trí, vai trò ngày càng quan trọng của việc trồng cây, trồng rừng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và đảm bảo quốc phòng an ninh, năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án "Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025".

Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, chương trình, đề án trồng rừng, phục hồi rừng và trồng cây phân tán. Những nỗ lực này đã góp phần nâng tỷ lệ che phủ rừng từ 40,84% năm 2015 lên 42,02% vào năm 2022; duy trì, phát triển hơn 14,7 triệu ha rừng, trong đó có 4,6 triệu ha rừng trồng; nhờ đó đã tạo ra nguồn nguyên liệu ổn định cho ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho những người làm nghề rừng, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau 3 năm triển khai Đề án trồng một tỷ cây xanh, giai đoạn 2021 - 2025, cả nước đã trồng được 770 triệu cây, đạt 121%, gồm: 335 triệu cây xanh phân tán; trồng rừng tập trung đạt trên 212 nghìn ha với 435 triệu cây xanh. Riêng năm 2023, cả nước đã trồng được 260 nghìn ha rừng trồng tập trung và 127 triệu cây xanh phân tán, góp phần đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến. Giá trị xuất khẩu lâm sản năm 2023 đạt 14,4 tỷ USD. Sản lượng gỗ rừng trồng khai thác đạt trên 32 triệu m3 gỗ. Tỷ lệ che phủ rừng được duy trì trên 42%. Lần đầu tiên nước ta bán tín chỉ carbon rừng, thu được gần 1.200 tỷ đồng.

Là một trong những địa phương dẫn đầu về tiến độ thực hiện đề án, các thành tích về tỷ lệ trồng rừng mới hằng nằm của Tuyên Quang đạt kết quả tốt: trồng trên 11 nghìn ha rừng/năm; tỷ lệ che phủ rừng luôn được giữ vững, ổn định trên 65%, đứng nhóm đầu cả nước, đứng thứ 2 cả nước về quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế. Kinh tế lâm nghiệp phát triển mạnh mẽ, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước. Ngày 15/2, tại Tuyên Quang, ngay sau tiếng trống phát động Tết trồng cây của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, khí thế thi đua trồng cây đã được lan tỏa khắp các địa phương, đã có trên 3.000 cây chò chỉ, keo lai mô được trồng xuống, mở đầu cho mùa trồng cây gây rừng năm 2024.

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tỉnh Thái Bình xác định, trồng cây xanh là việc làm quan trọng, gắn liền quá trình phát triển toàn diện của thành phố, không chỉ cho hôm nay mà cả thế hệ mai sau. UBND tỉnh Thái Bình chỉ đạo ngày 15/2/2024 (tức mùng 6 tháng Giêng) là ngày toàn tỉnh tổ chức phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ, dự kiến năm 2024 trồng khoảng 80.000 cây lâm nghiệp và trên 1,4 triệu cây phân tán nội đồng...

Tại nhiều vùng, miền trên cả nước, biến đổi khí hậu, diễn biến thời tiết cực đoan đã và đang tác động tiêu cực đến cuộc sống của người dân, trong đó có tỉnh Quảng Bình. Để giảm thiểu nguy cơ, người dân trong tỉnh nâng cao ý thức, hăng hái tham gia phong trào trồng cây gây rừng. Tỉnh hiện đứng thứ 2 trên toàn quốc về độ che phủ rừng. Năm 2023, Quảng Bình trồng được hơn 10.000 ha rừng các loại, cùng gần 759.000 cây phân tán. Cuộc sống của số đông người dân trong tỉnh ngày càng được cải thiện nhờ kết quả mang lại từ rừng, trong đó đáng kể nhất là việc bán tín chỉ carbon thu được hàng trăm tỷ đồng.

Thực hiện chương trình “Xanh hóa Trường Sa”, ngày 14/2, cán bộ, chiến sỹ và nhân dân các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa đã ra quân trồng cây xanh trên các đảo, với tổng số hơn 3.000 cây, trong đó trồng mới hơn 1.000 cây các loại như: dừa, mù u, bàng vuông, tra và một số loại cây ăn quả; tiến hành chăm sóc, cắt tỉa cho hơn 2.000 cây xanh các loại trong khuôn viên các đảo. Phong trào trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh luôn được cán bộ, chiến sỹ trên các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa tham gia tích cực, sôi nổi.

GÓP PHẦN BẢO VỆ BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG SINH THÁI

Phát biểu tại Lễ phát động trồng cây mới đây, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nêu rõ: Trồng cây là hành động đẹp và ý nghĩa, mỗi cây được trồng là món quà vô giá gửi đến tương lai cho thế hệ mai sau. Cây cối đã giúp nhiều cho sự sống của con người, vì vậy cần bảo vệ và trồng nhiều cây hơn nữa bằng tình yêu, lòng biết ơn và sự khiêm nhường đối với thiên nhiên tươi đẹp.

Các ngành, các cấp cần tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền, giáo dục để mọi người nhận thức đầy đủ ý nghĩa to lớn, lợi ích thiết thực của việc trồng cây, bảo vệ, phát triển rừng; thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, góp phần bảo vệ bền vững môi trường sinh thái.

Việc tổ chức trồng cây phải bảo đảm chất lượng, thiết thực, hiệu quả, không phô trương hình thức, tạo điều kiện để huy động được sự vào cuộc của đông đảo các tổ chức quần chúng; chú trọng chọn lựa cây trồng bản địa, cây rừng đa tác dụng, phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng, mùa vụ trên từng địa bản để bảo đảm cây sau khi trồng đạt tỷ lệ sống cao, sinh trưởng, phát triển tốt, hiệu quả.

Mục tiêu của Đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến hết năm 2025, cả nước phấn đấu trồng được một tỷ cây xanh, trong đó 690 triệu cây trồng phân tán ở các khu đô thị và vùng nông thôn, 310 triệu cây trồng tập trung trong rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và trồng mới rừng sản xuất, nhằm góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và sự phát triển bền vững của đất nước.

Chú thích ảnh

Học sinh Trường THCS Trưng Vương trồng cây tại vườn hoa Tao Đàn, Hoàn Kiếm, Hà Nội. (Ảnh: TTXVN)

Để chủ động triển khai thực hiện công tác quản lý, bảo vệ, trồng cây, trồng rừng, cả nước đã và đang chung sức, đồng lòng góp sức trồng mới 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị để tổ chức phong trào "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" thiết thực, hiệu quả, đồng thời tăng cường công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng.

Theo đó, để tổ chức phong trào "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" thiết thực, hiệu quả, đồng thời tăng cường công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai; chủ động thực hiện các cam kết quốc tế, đặc biệt là cam kết đưa mức phát thải ròng về "0" vào năm 2050 và thực hiện Tuyên bố Glasgow của các nhà lãnh đạo thế giới về rừng và sử dụng đất tại Hội nghị Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26), Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao phổ biến, tuyên truyền và tổ chức thực hiện tốt pháp luật về lâm nghiệp nhằm nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về vai trò, tác dụng, giá trị của rừng, ý nghĩa của việc trồng cây, trồng rừng, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần giảm nhẹ thiên tai; tổ chức chỉ đạo thực hiện tốt phong trào "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ".

Các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện nghiêm, có hiệu quả Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 và Kết luận số 61-KL/TW ngày 17 tháng 8 năm 2023 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, nhất là rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các cấp theo đúng quy định của pháp luật; xác định rõ vai trò của người đứng đầu trong việc để xảy ra vi phạm…

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng gay gắt, đa dạng sinh học bị suy giảm, chủ trương nhất quán và xuyên suốt của Việt Nam là hướng đến phát triển bền vững, quyết tâm ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường, Việt Nam đang từng bước thực hiện mạnh mẽ các cam kết cùng với sự hỗ trợ của các nước phát triển về công nghệ và tài chính để đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 (Net Zero). Do đó, nhiệm vụ bảo vệ môi trường sinh thái, trồng cây, bảo vệ rừng ngày càng trở nên quan trọng.

TTXVN

Tin mới

Bắc Ninh bán vải thiều vượt 105% kế hoạch

Bắc Ninh bán vải thiều vượt 105% kế hoạch

Vụ vải thiều năm 2025 tại Lục Ngạn, Bắc Ninh ghi nhận sản lượng cao nhất nhiều năm qua, không chỉ xuất hiện khắp các hệ thống siêu thị, sàn thương mại điện tử, mà còn chinh phục thành công các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản và Canada.
Vải thiều Việt sai trĩu quả giữa sa mạc Israel, năng suất chạm mốc 25 tấn/ha

Vải thiều Việt sai trĩu quả giữa sa mạc Israel, năng suất chạm mốc 25 tấn/ha

Giữa vùng sa mạc khô cằn phía Bắc Israel, những chùm vải thiều Việt Nam đỏ rực đang vào vụ thu hoạch rộn ràng, đạt năng suất tới 25 tấn/ha.
Trung Quốc: Nông dân biến thứ rơm rạ bỏ đi thành món hàng ai cũng mua

Trung Quốc: Nông dân biến thứ rơm rạ bỏ đi thành món hàng ai cũng mua

Tại huyện Đồng Hà, thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang (Trung Quốc), phong trào tận dụng rơm rạ đang tạo ra một cuộc cách mạng thầm lặng.

Tin bài khác

Đại hội thành lập Câu lạc bộ Sinh vật cảnh Thường Tín: Hội nhập và phát triển trong kỷ nguyên mới

Đại hội thành lập Câu lạc bộ Sinh vật cảnh Thường Tín: Hội nhập và phát triển trong kỷ nguyên mới

Ngày 12/7/2025, tại Nhà văn hóa xã Hồng Vân, TP. Hà Nội (xã Hồng Vân, huyện Thường Tín cũ). Đại hội thành lập Câu lạc bộ Sinh vật cảnh (SVC) Thường Tín đã diễn ra trong không khí trang trọng, đầm ấm và tràn đầy kỳ vọng. Đây là dấu mốc quan trọng, khẳng định sự trưởng thành và phát triển mạnh mẽ của phong trào sinh vật cảnh địa phương, đồng thời là bước tiến mới trên hành trình hội nhập sâu rộng với phong trào SVC cả nước.
Hạt sen Việt Nam bay vào không gian: Ươm mầm ước mơ giữa dải ngân hà

Hạt sen Việt Nam bay vào không gian: Ươm mầm ước mơ giữa dải ngân hà

Lần đầu tiên trong lịch sử, hạt sen – loài cây biểu tượng của Việt Nam – được đưa vào không gian vũ trụ, mở ra cơ hội nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường vi trọng lực đối với khả năng sinh trưởng của thực vật. Sứ mệnh đặc biệt này do phi hành gia gốc Việt Amanda Nguyễn thực hiện, mang theo thông điệp về khoa học, hòa bình và bản sắc văn hóa dân tộc.
Hội Sinh vật cảnh tỉnh Thái Bình: Dấu ấn 32 năm xây dựng, phát triển và định hướng mới sau sáp nhập

Hội Sinh vật cảnh tỉnh Thái Bình: Dấu ấn 32 năm xây dựng, phát triển và định hướng mới sau sáp nhập

Sáng 12/7, tại phường Trần Lãm, tỉnh Hưng Yên (Thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình cũ), Hội Sinh vật cảnh (SVC) tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 32 năm hoạt động, đồng thời đưa ra định hướng củng cố tổ chức hội cấp xã, phường và hợp nhất với Hội SVC tỉnh Hưng Yên nhằm phù hợp với địa giới hành chính mới.
Xem thêm
Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Mang đậm giá trị kiến trúc truyền thống, nhà vườn An Thư còn là một điểm đến văn hóa độc đáo, góp phần gìn giữ và truyền cảm hứng về di sản cố đô.
Làng nghề hoa cúc Ninh Giang: Giữ nghề trong cơn sóng chợ

Làng nghề hoa cúc Ninh Giang: Giữ nghề trong cơn sóng chợ

Làng hoa cúc Ninh Giang (thuộc phường Hòa Thắng, Khánh Hòa) suốt hơn 20 năm qua đã bền bỉ giữ gìn và phát triển nghề trồng hoa Tết.
Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Trải qua bao thăng trầm của thời gian, cốm làng Vòng – thứ quà quê mộc mạc mà tinh tế – vẫn giữ trọn hương vị thanh tao và vị thế riêng trong lòng người Hà Nội.
Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Chủ nhà vườn Phạm Huế không chỉ tạo tác cây cảnh, mà còn nuôi dưỡng một tình yêu bền bỉ với thiên nhiên, với nghệ thuật và với cội nguồn gia đình.
Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Nằm yên ả bên bờ bắc sông Hương, nhà vườn An Hiên từ lâu được mệnh danh là “tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế.
Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Vũ Xuân Lành (biệt danh “Gã Đầu Bạc”) vừa hoàn thành việc di dời cây sanh cổ thụ gần 100 năm tuổi từ An Giang về Hà Nội.
Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Chọn cây hợp mệnh không chỉ giúp “phúc khí đầy nhà, tài lộc vào cửa” mà còn tạo nên thế vượng bền vững cho gia đạo.
Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Trong truyền thống Á Đông, mỗi loại cây, mỗi vị trí trồng trong sân vườn đều mang theo một triết lý phong thủy sâu sắc.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân đã có những chia sẻ với Tạp chí Việt Nam hương sắc về tác phẩm xanh quê cổ thụ “Nam Tào Bắc Đẩu” có tuổi đời hơn 100 năm.
Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Chị Âu Chúc Mai (Kiên Giang) quyết định khởi nghiệp với sản phẩm nước rửa chén sinh học lên men từ... lá ổi, loại lá vốn bị xem là phế phẩm trong vườn nhà.
Một số điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với cá nhân và tổ chức theo Luật Thú y

Một số điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với cá nhân và tổ chức theo Luật Thú y

Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định rõ điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với từng chủ thể. Trong đó, cá nhân cần có chứng chỉ
Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Hội đồng nhân dân TP Hà Nội khóa XVI vừa chính thức thông qua Nghị quyết về việc cho phép xây dựng một số công trình tạm trên đất nông nghiệp tại các bãi sông,
Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT của Bộ Nông nghiệp và Môi trường chính thức có hiệu lực, thay đổi quy trình kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu
Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg.
Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Việc chuyển đổi từ đơn vị hành chính ba cấp sang hai cấp đang đặt ra những thử thách chưa từng có cho doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực. Không chỉ gây ra
Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Nhiều người yêu thích cây cảnh nhưng lại gặp phải tình trạng chung: trồng cây nào, cây đó héo úa hoặc chết sau một thời gian ngắn.
Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Việc điều chỉnh địa giới hành chính đang khiến nhiều người nộp thuế bối rối khi địa chỉ trên hóa đơn không trùng với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Doanh nghiệp kiến nghị bố trí quỹ đất xây nhà máy chế biến nước vải thiều tại Bắc Ninh

Doanh nghiệp kiến nghị bố trí quỹ đất xây nhà máy chế biến nước vải thiều tại Bắc Ninh

Doanh nghiệp đề xuất tỉnh Bắc Ninh hỗ trợ bố trí quỹ đất để xây dựng nhà máy chế biến nước vải thiều cô đặc ngay tại vùng nguyên liệu.
“Siêu thực phẩm” rẻ tiền ở chợ Việt, đứng đầu bảng dinh dưỡng toàn cầu

“Siêu thực phẩm” rẻ tiền ở chợ Việt, đứng đầu bảng dinh dưỡng toàn cầu

Cải xoong là loại rau quen thuộc trong bữa ăn người Việt, dễ tìm ở chợ và có giá rất rẻ, lại được CDC vinh danh là “thực phẩm lành mạnh nhất thế giới”.
Loài cây dại một thời bị nhổ bỏ không thương tiếc, giờ bán giá "đắt như tôm tươi"

Loài cây dại một thời bị nhổ bỏ không thương tiếc, giờ bán giá "đắt như tôm tươi"

Từng bị xem là “kẻ phá hoại” trong nông nghiệp, ké hoa đào – loài cây mọc hoang ở các vùng núi phía Bắc Việt Nam nay đang dần trở thành cái tên được săn đón
Loại rau được ví như "nhân sâm người nghèo", mọc đầy bờ rào, giàu dưỡng chất, hỗ trợ phòng bệnh

Loại rau được ví như "nhân sâm người nghèo", mọc đầy bờ rào, giàu dưỡng chất, hỗ trợ phòng bệnh

Loại rau dân dã này có thể hỗ trợ hạ đường huyết, giảm cholesterol, tăng đề kháng và cải thiện giấc ngủ, nhờ đó được ví như “nhân sâm của người nghèo”.
Một trong “tứ đại quốc khuyển" từng giúp vua Lê đánh giặc, nay là giống chó quý hiếm

Một trong “tứ đại quốc khuyển" từng giúp vua Lê đánh giặc, nay là giống chó quý hiếm

Từng giúp vua Lê đánh đuổi giặc Minh, giống chó Lài - một trong "tứ đại quốc khuyển" của Việt Nam giờ chỉ còn sót lại ở vài bản làng ven sông Mã, Thanh Hóa.
UNESCO công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên của Việt Nam

UNESCO công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên của Việt Nam

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng mở rộng sang Vườn quốc gia của Lào hình thành Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên giữa hai quốc gia.
4 loại cây cảnh vừa đẹp mắt, lại được lương y khuyên trồng vườn nhà suốt nghìn năm qua

4 loại cây cảnh vừa đẹp mắt, lại được lương y khuyên trồng vườn nhà suốt nghìn năm qua

Không chỉ là thú vui tao nhã, những chậu cây này còn gói ghém tri thức y học cổ truyền – vừa làm đẹp không gian, vừa mang theo công dụng chữa lành.
Người xưa quan niệm nên trồng 5 loài cây này trong nhà, lộc vào như nước

Người xưa quan niệm nên trồng 5 loài cây này trong nhà, lộc vào như nước

heo quan niệm dân gian, một số loài cây không chỉ mang lại không gian trong lành mà còn được xem là “lá bùa tự nhiên” giúp thu hút tài lộc, giữ vững bình an
Phát hiện nhiều dấu tích và cổ vật tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

Phát hiện nhiều dấu tích và cổ vật tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

Tại Tháp đôi Liễu Cốc (phường Kim Trà, Huế) đã phát hiện được các dấu tích quan trọng phục vụ công tác khai quật và bảo tồn.
Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ ngày 27/6/2025.
Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín ghi dấu bằng chiều sâu nghệ thuật và sự chỉn chu trong từng tác phẩm trưng bày.
Xem thêm
Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Vũ Xuân Lành (biệt danh “Gã Đầu Bạc”) vừa hoàn thành việc di dời cây sanh cổ thụ gần 100 năm tuổi từ An Giang về Hà Nội.
Xem thêm
Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân đã có những chia sẻ với Tạp chí Việt Nam hương sắc về tác phẩm xanh quê cổ thụ “Nam Tào Bắc Đẩu” có tuổi đời hơn 100 năm.
Xem thêm
Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Việc nuôi động vật hoang dã, đặc biệt là các loài quý hiếm, đang được quy định chặt chẽ theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP và Nghị định 84/2021/NĐ-CP.
Xem thêm
Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Nghệ nhân Dũng Coca - người có hàng chục năm gắn bó với duối cảnh, đã chia sẻ cách khai thác, tuyển chọn và “thổi hồn” vào những gốc duối tự nhiên.
Xem thêm