Tín dụng xanh - Hướng đi tất yếu của ngành ngân hàng trong chiến lược tăng trưởng xanh bền vững
Thế kỷ 21 đánh dấu một sự chuyển mình mạnh mẽ của ngành tài chính toàn cầu với việc tích hợp các yếu tố môi trường – xã hội – quản trị (ESG) vào hoạt động đầu tư và tín dụng. Trong dòng chảy đó, tín dụng xanh đã và đang khẳng định vai trò như một trụ cột mới trong chiến lược phát triển bền vững của các ngân hàng. Tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp – ngành chịu tác động trực tiếp từ biến đổi khí hậu – tín dụng xanh không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro môi trường mà còn mở ra dư địa lớn để nâng cao giá trị gia tăng, đặc biệt với các lĩnh vực tiềm năng như sinh vật cảnh.
Thay đổi nhận thức trong ngành ngân hàng
Nếu như một thập kỷ trước, khái niệm “tín dụng xanh” còn khá xa lạ với thị trường tài chính Việt Nam, thì nay, hầu hết các ngân hàng cổ phần thương mại lớn như Vietcombank, BIDV, Agribank, Vietinbank, Techcombank, VPBank, HDBank… đều đã và đang triển khai các gói tín dụng hướng đến tiêu chí xanh, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, từ 5 tổ chức tín dụng tham gia tín dụng xanh năm 2017, hiện đã có 50 đơn vị phát sinh dư nợ tín dụng xanh.
Tính tới cuối năm 2024, dư nợ tín dụng xanh của cả nước khoảng 680.000 tỷ đồng, chiếm hơn 4,3% tổng dư nợ toàn nền kinh tế.
Vietcombank là một trong những ngân hàng tiên phong khi đưa yếu tố môi trường vào tiêu chí xét duyệt tín dụng, năm 2024.
![]() |
Vietcombank cho vay tín dụng xanh đạt gần 48.000 tỷ đồng, tăng 3,6% so với cuối năm trước đó. |
Còn tại ACB, lãnh đạo ngân hàng này cho biết: Trong năm ngoái, ban đầu dự kiến quy mô tín dụng xanh chỉ khoảng 2.000 tỷ đồng, nhưng sau một thời gian ngắn đã giải ngân hết hạn mức tín dụng này, nên đã nâng thêm 4.000 tỷ đồng.
![]() |
ACB là một trong những ngân hàng tiên phong áp dụng tín dụng xanh. |
BIDV phối hợp với JICA triển khai chương trình tài trợ tín dụng xanh dành riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), với lãi suất ưu đãi chỉ từ 5,5%/năm.
![]() |
Tính đến cuối năm 2024, dư nợ tín dụng xanh của BIDV đạt trên 75.500 tỉ đồng, chiếm khoảng 4,1% tổng dư nợ của BIDV và chiếm 12% tổng dư nợ tín dụng xanh của toàn ngành ngân hàng. |
Tại Agribank, từ tháng 7/2023, Agribank là ngân hàng đầu tiên triển khai chương trình tín dụng ưu đãi đối với lĩnh vực lâm, thủy sản với quy mô đăng ký ban đầu là 3.000 tỷ đồng, lãi suất ưu đãi thấp hơn tối thiểu 1,0%-2,0%/năm so với mức lãi suất cho vay bình quân cùng kỳ hạn.
![]() |
Nhận thấy nhu cầu vốn lớn từ thị trường và tín hiệu tích cực từ chương trình tín dụng xanh, trong năm 2024, Agribank đã hai lần đăng ký bổ sung với Ngân hàng Nhà nước, nâng quy mô tham gia chương trình lên 13.000 tỷ đồng. |
Sau hơn 18 tháng triển khai, tổng số vốn Agribank đã giải ngân đạt gần 10.000 tỷ đồng, hỗ trợ hơn 6.500 lượt khách hàng trên cả nước. Trong đó, riêng khu vực Tây Nam Bộ – vùng trọng điểm nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản – chiếm hơn 50% tổng nguồn vốn được giải ngân của chương trình.
Năm 2025, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về mở rộng và điều chỉnh quy mô Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông, lâm, thủy sản lên tối đa 100.000 tỷ đồng, Agribank tiếp tục đăng ký nâng quy mô tham gia chương trình lên đến 20.000 tỷ đồng, hỗ trợ nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực nông, lâm, thủy sản phát triển.
Tín dụng xanh vẫn được nhiều ngân hàng khác cũng đã triển khai các khoản vay lớn để tài trợ cho các dự án xanh. Điển hình là VPBank hợp tác với Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) để cung cấp khoản vay 150 triệu USD cho các dự án năng lượng tái tạo và phát triển lưới điện, góp phần tích cực vào giảm phát thải. Khoản vay này thuộc khuôn khổ cộng đồng AZEC, do Nhật Bản khởi xướng nhằm trung hòa carbon cho khu vực châu Á.
![]() |
VPBanh có những gói tín dụng xanh quy mô lớn. |
Bên cạnh VPBank, các ngân hàng khác cũng tung ra những gói tín dụng xanh quy mô lớn. VietinBank, với chương trình Green UP, cung cấp 5.000 tỷ đồng cho các dự án mang lại lợi ích cộng đồng và môi trường, trong khi TPBank dành riêng 5.000 tỷ đồng cho các doanh nghiệp với dự án xanh.
Ngân hàng Bắc Á - BAC A BANK đưa ra nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích khách hàng vay vốn “xanh hóa” các dự án triển khai. Gần đây nhất, trong khuôn khổ chương trình “Tiếp vốn nhanh – Kinh doanh bứt phá” có quy mô lên đến 3000 tỉ đồng, bên cạnh trợ lực là mức lãi suất cho vay cạnh tranh, hấp dẫn – chỉ từ 6% /năm, ngân hàng này tiếp tục giảm thêm lãi suất tối đa 0,2% /năm cho các doanh nghiệp triển khai dự án xanh và một số ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên khác.
![]() |
BAC A BANK vinh dự nhận giải thưởng Ngân hàng tiêu biểu về Tín dụng xanh 2019 trong khuôn khổ Giải thưởng Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu. |
Liên tiếp trong 2 năm 2023 và 2024, BAC A BANK được vinh danh là “Ngân hàng tiêu biểu về Tín dụng xanh” trong khuôn khổ “Giải thưởng Ngân hàng tiêu biểu Việt Nam - Vietnam Outstanding Banking Awards”. BAC A BANK nhận thức sâu sắc rằng, ngân hàng không chỉ đóng vai trò trung gian tài chính, mà còn là mắt xích quan trọng trong quá trình chuyển đổi xanh, dẫn dắt dòng vốn vào những mục tiêu phát triển bền vững.
Tín dụng xanh cho nông nghiệp: Từ chủ trương đến hành động
Nông nghiệp là ngành có tiềm năng lớn để ứng dụng tín dụng xanh nhưng cũng là lĩnh vực gặp nhiều rào cản nhất do đặc thù nhỏ lẻ, manh mún, thiếu tài sản thế chấp và thiếu minh bạch về dữ liệu môi trường. Tuy vậy, trong thời gian gần đây, nhiều ngân hàng cổ phần đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức khuyến nông và doanh nghiệp lớn để xây dựng chuỗi giá trị xanh.
Agribank – ngân hàng có thị phần nông nghiệp lớn nhất cả nước – hiện đang triển khai chương trình tín dụng nông nghiệp sạch trên toàn quốc, đặc biệt tập trung vào các mô hình như sản xuất nông nghiệp hữu cơ, chăn nuôi tuần hoàn, nuôi trồng thủy sản không hóa chất. Tính đến hết Quý III/2024, dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực xanh của Agribank đạt hơn 28.000 tỷ đồng, tài trợ vốn xanh cho hơn 42.000 khách hàng hiện hữu. Trong đó, các lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất là năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; lâm nghiệp bền vững và nông nghiệp xanh.
![]() |
MB Bank là một trong những ngân hàng quan tâm đến ngành sinh vật cảnh như một phân khúc tiềm năng trong chiến lược xanh hóa tín dụng nông nghiệp. |
Dư nợ lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng sạch đạt hơn 15.000 tỷ đồng, chiếm 54% tổng dư nợ tín dụng xanh, tiếp đến là lĩnh vực lâm nghiệp bền vững với dư nợ hơn 6.800 tỷ đồng, chiếm 24,3% tổng dư nợ tín dụng xanh và lĩnh vực chủ lực thứ ba là nông nghiệp xanh với dư nợ hơn 5.800 tỷ đồng, chiếm 20,8% tổng dư nợ tín dụng xanh.
Nhiều năm liền, Agribank dành nguồn vốn ưu đãi tài trợ các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực xanh đồng hành cùng doanh nghiệp thực hiện thành công các dự án xanh mang lại nguồn lợi cho đất nước, hướng đến phát triển bền vững. Agribank ưu tiên cấp tín dụng tài trợ các dự án năng lượng mới, năng lượng tái tạo như dự án điện gió, điện mặt trời và thủy điện nhỏ. Những dự án này không chỉ góp phần giảm phát thải khí nhà kính, tiến tới mục tiêu Net Zero của Chính phủ mà còn tạo động lực phát triển kinh tế xanh tại địa phương.
Xác định cho vay nông nghiệp, nông dân, nông thôn là trọng tâm với dư nợ cho vay chiếm gần 65% tổng dư nợ nền kinh tế, Agribank nhận định thúc đẩy tăng trưởng xanh hiệu quả chính là thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững. Agribank đã chủ động đồng hành tư vấn sản phẩm dịch vụ tài chính phù hợp và cấp tín dụng linh hoạt đối với hộ nông dân và doanh nghiệp áp dụng mô hình nông nghiệp xanh, sạch, chất lượng cao tại các địa phương. Hơn 40,000 mô hình xanh trên cả nước đang được tài trợ bởi nguồn vốn từ Agribank.
Ngoài ra, nhiều ngân hàng thương mại khác như SHB, MB hay HDBank cũng đã bắt đầu quan tâm đến ngành sinh vật cảnh như một phân khúc tiềm năng trong chiến lược xanh hóa tín dụng nông nghiệp. Các gói tín dụng có tính linh hoạt cao, thời hạn trả nợ dài hơn, hỗ trợ thêm tư vấn kỹ thuật và định giá tài sản sinh vật cảnh đã giúp giảm bớt áp lực tài chính cho các nhà vườn.
Sinh vật cảnh – Điểm sáng mới của tín dụng xanh
Sinh vật cảnh không chỉ là một ngành kinh tế sinh thái giàu bản sắc mà còn là lĩnh vực góp phần cải tạo môi trường sống, nâng cao chất lượng không khí và thúc đẩy du lịch nông nghiệp. Từ góc độ tín dụng xanh, ngành này hội tụ đủ các yếu tố để được ưu tiên tiếp cận vốn: quy trình sản xuất thân thiện môi trường, khả năng tạo sinh kế ổn định và kết nối cộng đồng.
Tuy nhiên, thực tế triển khai vẫn còn gặp không ít thách thức. Phần lớn các nhà vườn, nghệ nhân sinh vật cảnh vẫn hoạt động nhỏ lẻ, thiếu kế hoạch sản xuất – kinh doanh bài bản, khó khăn trong chứng minh dòng tiền và hồ sơ môi trường. Một số sản phẩm có giá trị cao như đá cảnh, gỗ lũa, bonsai cổ thụ cũng gặp rào cản trong việc định giá và thế chấp do thiếu khung pháp lý rõ ràng.
![]() |
Tạp chí Việt Nam hương sắc đang xúc tiến việc phối hợp với các ngân hàng như Agribank, BIDV, VPBank, HDBank để xây dựng bộ tiêu chí “vườn cảnh xanh” và đánh giá tín nhiệm tín dụng xanh. |
Trước bối cảnh đó, cần sự phối hợp giữa ngân hàng – hội ngành – chính quyền địa phương để cùng xây dựng hệ sinh thái tín dụng xanh cho sinh vật cảnh. Một số kiến nghị được đưa ra gồm:
Xây dựng cơ sở dữ liệu tài sản sinh vật cảnh, phục vụ định giá và thế chấp.
Tạo hành lang pháp lý cho sinh vật cảnh trở thành ngành kinh tế chính thức.
Thiết kế các sản phẩm tín dụng linh hoạt, tích hợp yếu tố môi trường trong tiêu chí thẩm định.
Triển vọng và khuyến nghị chính sách
Tín dụng xanh sẽ tiếp tục là xu hướng tất yếu của ngành ngân hàng trong giai đoạn 2025–2030, đặc biệt khi Việt Nam cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Tuy nhiên, để dòng vốn xanh thực sự phát huy hiệu quả, cần có sự điều chỉnh chính sách đồng bộ từ nhiều phía.
Ngân hàng Nhà nước cần ban hành chuẩn hóa bộ tiêu chí tín dụng xanh, đồng thời ưu đãi tỷ lệ dự trữ bắt buộc với các khoản vay xanh để khuyến khích ngân hàng mở rộng danh mục.
Các địa phương cần đẩy mạnh quy hoạch nông nghiệp xanh, tích hợp quy trình sản xuất sinh vật cảnh vào chương trình OCOP và nông thôn mới nâng cao.
Khuyến khích các cá nhân, tổ chức, nhà vườn, nghệ nhân, doanh nghiệp sinh vật cảnh công bố thông tin môi trường, hướng đến thị trường xuất khẩu có yêu cầu ESG cao như EU, Nhật Bản.
Tăng cường đào tạo cán bộ ngân hàng về thẩm định dự án xanh, đặc biệt với các lĩnh vực phi truyền thống như cảnh quan, du lịch sinh thái, vườn đô thị.
Tạp chí Việt Nam hương sắc đang xúc tiến việc phối hợp với các ngân hàng như Agribank, BIDV, VPBank, HDBank, BAC A Bank... để xây dựng bộ tiêu chí “vườn cảnh xanh” và đánh giá tín nhiệm tín dụng xanh cho nhà vườn, nghệ nhân, doanh nghiệp… hoạt động trong lĩnh vực sinh vật cảnh nhằm tạo tiền đề cho vay vốn thuận lợi hơn. |
Xem thêm nội dung về Sinh vật cảnh qua các kênh của Tạp chí Việt Nam Hương Sắc
Tiktok: https://tiktok.com/@tapchivietnamhuongsac |
Tin bài khác


STP Group: Nguyễn Thị Hải Bình - Người phụ nữ tiên phong đưa biển cả vào kinh tế tuần hoàn và hành trình “kết nối giá trị – gắn kết cộng đồng”

Bộ Nông nghiệp và Môi trường khuyến khích mô hình hợp tác công - tư trong việc phát triển hạ tầng số và KHCN
Đọc nhiều

HP Việt Nam với chiến dịch trồng cây xanh vì một tương lai bền vững

Chọn mua bonsai sim tím: 5 điều cần biết để không “tiền mất, cây hỏng”

Hoa nở, lá xanh không nhờ nước mà nhờ bạn hiểu điều cây cảnh muốn

Hội thảo “Cây cảnh - Thuốc nam chăm sóc sức khỏe cộng đồng” tại Hải Phòng

Nước vo gạo được thêm thứ này, cây kiểng nào cũng phát triển mạnh

Vườn thẳng đứng bioponic: Khi sắc xanh nảy mầm giữa lòng phố thị

Phúc Yên, Vĩnh Phúc: Cần chú trọng gìn giữ lá phổi xanh trong hoạt động chỉnh trang đô thị

Biến cỏ dại và gỗ thải thành nhựa sinh học: Bước đột phá của Hàn Quốc trong cuộc chiến chống ô nhiễm nhựa

Robot cá: Giải pháp công nghệ mở ra kỷ nguyên nuôi thủy sản thông minh

Mai vàng Huế - Nét vàng di sản, bước tiến khoa học

Tín dụng xanh - Hướng đi tất yếu của ngành ngân hàng trong chiến lược tăng trưởng xanh bền vững

Dự án Phú Thị Riverside: Phát triển một đô thị xanh bền vững trong lòng Thủ đô Hà Nội

Flamingo Golden Hill Hà Nam: Nơi kiến tạo không gian sống xanh lý tưởng

Green Little Town: Không gian sống xanh ở phía Đông thủ đô Hà Nội

Eco Retreat Long An: Từ giấc mơ nghỉ dưỡng đến thử thách hiện thực đô thị xanh

Hoa hồi Việt: Từ rẻo cao Lạng Sơn đến chuỗi cung ứng toàn cầu

Chàng kỹ sư đưa mo cau xuất khẩu, phục vụ khách VIP trên máy bay

Hà Nội: Ghé thăm khu chợ chim cảnh tại thị xã Sơn Tây, cứ thích là mua được

Chiêm ngưỡng ngôi chùa được làm từ vỏ ốc và san hô độc nhất vô nhị ở Việt Nam

Về Bắc Ninh ăn dưa gang muối đắm đuối hương vị quê nhà

Khi cây vạn tuế nở hoa: Dấu hiệu cát lành trong phong thuỷ gia trạch

Việt Nam lọt top điểm đến ngắm động vật hoang dã đẹp nhất châu Á

Cây ngọc bích nở hoa: Điềm lành sinh lộc trong nhà

Biến hóa sân thượng 33m² thành khu vườn đẹp như tranh vẽ giữa lòng thành phố

Bí ẩn đàn dê sống sót hơn 250 năm không nước ngọt trên đảo hoang Brazil

Khám phá 4 loài chim cảnh khiến người Trung Hoa mê đắm qua bao thế kỷ

Người phụ nữ Việt và những mùa mộc lan nở rộ ở châu Âu

Trồng cây bản địa: Xu hướng làm đẹp không gian sống và gọi chim về tổ gây sốt toàn cầu

5 loại cây thơm tự nhiên, đủ sức thay thế cả kệ tinh dầu

Thác hoa vàng rực rỡ: Đừng trồng hoa hồng, hãy thử hồng mân côi

Dự án Phú Thị Riverside: Phát triển một đô thị xanh bền vững trong lòng Thủ đô Hà Nội

7 loài cây cảnh hoa thơm giúp nhà bạn "ướp hương" suốt mùa hè

Hoa hồi Việt: Từ rẻo cao Lạng Sơn đến chuỗi cung ứng toàn cầu

Bình Định và Gia Lai hợp nhất: “Siêu tỉnh” rừng vàng biển bạc, cà phê đưa xuống, cá ngừ đưa lên

Chỉ thị số 42-CT/TW góp phần thúc đẩy sự phát triển của Liên hiệp Hội Việt Nam

Ngắm những tác phẩm lục bình độc đáo từ cây cảnh của chàng trai 9X

Hơn 1.000 tác phẩm tham gia Triển lãm sinh vật cảnh huyện Văn Giang mở rộng 2025

Hội thảo “Cây cảnh - Thuốc nam chăm sóc sức khỏe cộng đồng” tại Hải Phòng

Bánh xu xê hình lá cờ Tổ quốc của nữ giáo viên Hà Nội: Lan tỏa tinh thần yêu nước qua những điều giản dị

Nghề đá ở Dũng Tân: Nghệ thuật, tầm vóc và tâm huyết

Tuyệt phẩm điêu khắc trên gốc dầu nguyên khối đạt kỷ lục Châu Á

Mẹ 3 con TPHCM làm "nông dân sân thượng", thu hoạch cả trăm kg dưa mỗi mùa

Choáng ngợp trước căn nhà vườn vài trăm mét vuông MC Quyền Linh dành tặng các con gái

Danko Group: Từ cam kết đến hành động vì chất lượng công trình không gian xanh đáng sống như lời quảng cáo

Hợp tác xã Trường Sơn: Số hóa bảo tồn, phát triển thương hiệu trà hoa vàng

Từ phân bón giả đến chuyển đổi xanh: Cơ hội trong thách thức

Bỏ phố về quê: Cặp vợ chồng trẻ biến đất cằn thành cơ nghiệp đáng giá, thu nhập trăm triệu/tháng

Thạch thảo kép: Loài hoa "độc bản" của người phụ nữ Hải Phòng và hành trình tìm bình yên cho tâm hồn

Chiêm ngưỡng ngôi chùa được làm từ vỏ ốc và san hô độc nhất vô nhị ở Việt Nam

“Đại lão” bồ đề hơn 900 năm tuổi, xòe tay giữa làng cổ Dịch Diệp

Ngắm ngôi nhà cổ bằng gỗ mít triệu đô không bán của lão nông xứ Quảng

Cây dành dành: Vị thuốc trong chậu cảnh ai cũng nên biết
