Tạp chí điện tử Việt Nam Hương sắc

Saturday, November 16, 2024 3:32:17 PM

Các tỉnh miền Trung chủ động phương án ứng phó với đợt mưa, lũ mới

04/11/2024

Mục lục

VNHS – Vừa qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 6, và hoàn lưu sau bão gay mưa lớn trên diện rộng khiến nhiều tỉnh miền Trung bị ngập lụt sâu, sau khi lũ rút, nhiều địa phương vẫn còn bị ngập úng và có nguy cơ ngập lụt trở lại do đợt mưa mới.

Mưa lũ ngập trên diện rộng sau đợt mưa lớn của bão số 6, nhiều địa có nguy cơ ngập lụt trở lại

Theo dự báo của các cơ quan chức năng hiện nay, trên địa bàn các tỉnh miền Trung có quy cơ ngập lụt trở lại do đợt mưa lớn trên diện rộng từ ngày 3/11. Hiện tại lũ trên các sông lên nhanh trên mức báo động 3.  

Trước tình hình mưa lũ phức tạp, UBND các tỉnh ra công điện yêu cầu các sở, ngành địa phương chủ động phương án ứng phó.

Hà Tĩnh: Từ đêm 3 đến ngày 8/11, khu vực Hà Tĩnh khả năng sẽ xảy ra một đợt mưa lớn diện rộng. Nhiều nơi lượng mưa đợt phổ biến 200-400mm, có nơi trên 500mm. Trước tình hình phức tạp của thời tiết, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh vừa ban hành công điện về việc chủ động ứng phó với mưa lớn trên địa bàn. Đề nghị các địa phương tổ chức rà soát, chủ động sơ tán người dân tại các khu vực có nguy cơ cao về ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn.

Thực hiện Công điện số 8248/CĐ-BNN-ĐĐ ngày 1/11/2024 của Bộ NN&PTNT về việc ứng phó với mưa lớn khu vực miền Trung, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đề nghị các địa phương, đơn vị thực hiện nghiêm túc các nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 6612/UBND-NLi ngày 1/11/2024 về việc chủ động ứng phó với mưa lớn, lũ trong 10 ngày tới.

UBND các huyện, thành phố, thị xã theo dõi chặt chẽ bản tin dự báo, cảnh báo về mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền đầy đủ thông tin mưa lũ đến người dân được biết, đồng thời phổ biến, hướng dẫn kỹ năng ứng phó mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất và ngập úng để chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại.

Rà soát, chủ động sơ tán người dân tại các khu vực có nguy cơ cao về ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm thiết yếu theo phương châm “4 tại chỗ” để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.

Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước và hạ du; chủ động vận hành hồ chứa đảm bảo an toàn và phục vụ sản xuất; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.

Sẵn sàng lực lượng canh gác, kiểm soát, hướng dẫn bảo đảm giao thông an toàn cho người và phương tiện, nhất là tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, khu vực đã xảy ra sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở.

Các đơn vị được giao quản lý các công trình thủy lợi, thủy điện, đê điều trên địa bàn tỉnh tổ chức kiểm tra, rà soát và triển khai các phương án đảm bảo an toàn công trình đê điều, hồ đập; đặc biệt là các hồ chứa vừa và nhỏ đã xuống cấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro, các hồ chứa đang thi công, sửa chữa và các tuyến đê xung yếu, đê, cống qua đê đang thi công. Tổ chức lực lượng tuần tra, canh gác để kịp thời phát hiện, xử lý các sự cố (nếu có) ngay từ giờ đầu; chuẩn bị đầy đủ, vật tư, phương tiện, nhân lực để xử lý khi có tình huống xấu xảy ra, đặc biệt tại các vị trí xung yếu.

Đối với các hồ chứa có cửa van, đơn vị quản lý theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, đặc biệt là tình hình mưa từ các cơ quan khí tượng thủy văn, để chủ động vận hành điều tiết, nhằm đảm bảo an toàn công trình, an toàn hạ du và tích đủ nước phục vụ sản xuất. Đối với các cống tiêu, thoát lũ phải cử người thường trực thường xuyên để vận hành tiêu thoát lũ kịp thời.

Quảng Bình: UBND tỉnh đã yêu cầu các sở, ngành, địa phương, đơn vị tiếp tục thực hiện nghiêm Công điện số 21/CĐ-UBND ngày 29/10/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tiếp tục ứng phó và tập trung khắc phục hậu quả bão số 6 và mưa lũ.

Rà soát kỹ, sẵn sàng triển khai sơ tán người dân tại khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất, chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị; dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu, pin dự phòng..., chưa cần thiết đưa đồ đạc, tài sản xuống thấp, cần tiếp tục để nơi cao hoặc di dời đồ đạc, tài sản đến nơi an toàn để sẵn sàng ứng phó với đợt mưa lũ sắp tới theo phương châm “bốn tại chỗ”.

Chỉ đạo, giám sát, thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước và hạ du theo quy trình vận hành đã được phê duyệt và chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 2012/UBND-KT ngày 01/11/2024. Chủ động xử lý và báo cáo kịp thời các tình huống phát sinh trong quá trình vận hành.

Bên cạnh đó, rà soát phương án đảm bảo an toàn giao thông nhất là khu vực dễ bị chia cắt, chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.

UBND tỉnh Quảng Bình cũng yêu cầu Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó thiên tai, cứu hộ, cứu nạn và xử lý kịp thời các tình huống khi có yêu cầu. Và Đài Khí tượng Thủy văn Quảng Bình dự báo, cảnh báo kịp thời diễn biến các hình thái thời tiết, thiên tai để phục vụ công tác chỉ huy phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh.

Quảng Trị: Ngày 3/11, UBND tỉnh Quảng Trị đã có công điện yêu cầu cơ quan và đơn vị chủ động ứng phó với mưa lớn kéo dài. Theo đó, các đơn vị, địa phương theo dõi chặt chẽ bản tin, cảnh báo diễn biến mưa lũ; kịp thời chỉ đạo, triển khai ứng phó với phương châm “4 tại chỗ”; tuyệt đối không chủ quan, lơ là; sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện tham gia cứu nạn, cứu hộ và xử lý kịp thời các tình huống có thể xảy ra.

Rà soát phương án ứng phó các cấp độ rủi ro thiên tai; đặc biệt chú trọng phương án di dời người dân sát với thực tế từng địa bàn trọng yếu; chủ động triển khai di dời dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, nhất là nơi có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét, ngập sâu; phòng, chống ngập úng vùng thấp trũng và khu vực đô thị.

Cơ quan chức năng kiểm tra các phương tiện, trang thiết bị phục vụ ứng cứu, đảm bảo sử dụng có hiệu quả; rà soát dự trữ lương thực, mặt hàng thiết yếu ở cơ sở, nhất là ở những địa phương dễ bị cô lập chia cắt do mưa lũ; hướng dẫn người dân dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm đảm bảo sinh hoạt từ 7 - 10 ngày để chủ động ứng phó với mưa lũ kéo dài. Thực hiện tốt các biện pháp ứng phó trong mưa lũ, đặc biệt quan tâm đến người già, trẻ nhỏ.

Lực lượng giúp người dân cũng như các trường học một số địa phương dọn bùn ổn định sau khi nước lũ rút

Thừa Thiên – Huế: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành công điện về việc chủ động phòng ngừa, ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh. Căn cứ theo dự báo từ ngày 3 - 9/11, tại Thừa Thiên Huế có mưa to đến rất to, tổng lượng mưa cả đợt phổ biến từ 500 - 850 mm, có nơi trên 1.000 mm; Tỉnh yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, TP Huế theo dõi sát thông tin dự báo, diễn biến của mưa lũ; kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó theo phương châm “bốn tại chỗ”, không để bị động, bất ngờ nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản cho người dân. Tăng cường tuyên truyền, vận động người dân có phương án dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu chủ động ứng phó với mưa lũ, chia cắt có thể diễn ra dài ngày.

Rà soát các kế hoạch, phương án sơ tán dân, phương án ứng phó thiên tai lũ lụt, khu vực sườn dốc có nguy cơ xảy ra sạt lở khi mưa lớn, lũ quét, ngập lụt; chỉ đạo lực lượng cảnh giới tại các điểm có nguy cơ xảy ra lũ, lũ quét, sạt lở, ngập lụt, cảnh giới, hướng dẫn phương tiện giao thông tại các ngầm, tràn khi xảy ra lũ lụt, nghiêm cấm người dân đi vào rừng khi có mưa lũ. Sở Giáo dục và Đào tạo, Đại học Huế chỉ đạo các trường, cơ sở giáo dục đào tạo căn cứ vào tình hình thực tế mưa lũ tại địa phương để chủ động cho học sinh, sinh viên nghỉ học…

Xuân Bắc – Quang Toản

0 Bình luận

Tin tức khác

Thông báo
Đóng