Trồng quất cảnh bán quả xanh cho thu nhập khá

Trong khoảng gần chục năm trở lại đây, một số hộ nông dân ở các xã như: Xuân Quan, Phụng Công, Liên Nghĩa… (huyện Văn Giang, Hưng Yên) đã thực sự “đổi đời” nhờ cung cách làm kinh tế mới, đó là: Trồng cây quất cảnh nhưng để bán quả, không bán cây vào dịp Tết như truyền thống!
aa

Trong khoảng gần chục năm trở lại đây, một số hộ nông dân ở các xã như: Xuân Quan, Phụng Công, Liên Nghĩa… (huyện Văn Giang, Hưng Yên) đã thực sự “đổi đời” nhờ cung cách làm kinh tế mới, đó là: Trồng cây quất cảnh nhưng để bán quả, không bán cây vào dịp Tết như truyền thống! Thông thường bấy lâu người ta thường chỉ trồng cây quất phục vụ nhu cầu cho việc trưng bày, trang trí trong các gia đình vào ngày Tết, và người nông dân trồng loại cây cảnh này cũng chỉ có thu hoạch được vào vụ cuối năm mà thôi. Thế nhưng, cung cách làm ăn mới này đã không những cho người dân thu nhập cao, mà lại còn cho thu quanh năm khiến đời sống kinh tế của hầu hết gia đình đều trở nên thoát nghèo, thậm chí là khá giả.

Theo như tìm hiểu, và thông qua lời kể của một số người dân tại các làng hoa nêu trên, tôi được biết cung cách làm kinh tế mới này do vài hộ dân “tình cờ” phát hiện ra, đó là cây quất cảnh thì quanh năm lúc nào cũng ra hoa kết quả, mà cứ ra hoa, ra quả là lại phải vặt bỏ đi để đợi lứa hoa vào tháng 6, tháng 7 mới cho đậu quả để chờ bán Tết. Trong khi đó, bên nội thành Hà Nội thì nhu cầu về chanh tươi, quả quất xanh phục vụ nhu cầu của người dân tiêu dùng hàng ngày rất lớn. Nhất lại là trong những năm gần đây ngày càng có rất nhiều các hàng quán bún đậu khai trương, mà quất quả xanh dùng để pha chế mắm tôm được xem là “hợp gu”, đúng vị, nên quất quả xanh lại càng có giá. Đó còn chưa nói tới việc nhiều nhà hàng, quán cà phê cũng coi quất quả xanh là thứ nguyên liệu để pha chế đồ uống không thể thiếu, nên nhu cầu là khá lớn. Thực tế thì ở nhiều thời điểm chanh quả tươi có giá khá cao, nên không ít quán hàng, người dân chọn mua quả quất xanh cho rẻ, nên các hộ trồng quất cảnh đã hái quả mang bán thử, và họ đã chuyển hướng sang trồng để cung ứng cho thị trường. Sức tiêu thụ tốt đã khuyến khích người dân mạnh dạn mở rộng diện tích trồng quất để hái quả xanh bán hàng ngày.

Anh Nguyễn Văn Hải, một trong số các hộ đi đầu trong việc trồng quất cảnh bán quả ở xã Xuân Quan, kể: “Nhà tôi có khoảng 100 cây quất cảnh, nó cứ ra hoa đều đều, và quả thì lớn nhanh như thổi. Dăm ba ngày lại phải vặt bỏ đi để làm phân cũng mất thời gian, mà vặt được một tuần lại phải vặt quả tiếp, nên rất mệt, mất công. Thấy mấy bà hàng xóm bảo mang quả đi bán bên Hà Nội, vợ tôi mang thử khoảng chục kg lên chợ Long Biên bán, và không ngờ lại đắt hàng. Vì vậy, cứ vài ba ngày là vợ tôi lại vặt quất xanh đi bán, hôm thì được hơn trăm ngàn, hôm thì được vài trăm ngàn…”. Theo như anh Hải kể thì trung bình một cây quất trồng bán làm cảnh trong một năm chỉ cho thu nhập khoảng trên, dưới 500.000 đồng(sau khi đã trừ tất cả các chi phí), trong khi cũng cây quất ấy trồng chuyên dùng chỉ để bán quả xanh quanh năm thì giá trị kinh tế phải cao gấp 2 lần, thậm chí hơn nữa. Bình thường giá quả quất xanh khoảng 13-15.000 đồng/kg, những lúc “sốt” giá có thể lên tới gần 25.000 đồng/kg. Nếu cứ để cho một cây quất cảnh loại vừa, cao khoảng 2m ra quả bình thường, và dùng để bán quả xanh thì một năm nó có thể cho thu từ 50-60kg quả trong hàng chục lứa thu hái. Những cây to, tán rộng thì thu gần 1 tạ quả xanh/năm là bình thường. Như vậy, giá trị kinh tế của hướng trồng quất bán quả xanh mang lại giá trị kinh tế cao hơn hẳn trồng để bán làm cảnh, đã thế lại không tốn công uốn cành, tỉa ngọn, cũng như gò thế cây…

Ở các làng hoa tại huyện Văn Giang trong những năm gần đây có khá nhiều hộ dân vừa song hành trồng quất bán quả xanh, lẫn trồng quất bán cây vào dịp Tết. Có một số hộ thì tận dụng tất cả số cây quất để phục vụ mục đích bán quả xanh trong các tháng đầu năm, còn những tháng cuối năm họ tập trung dưỡng cây, cho cây ra hoa đậu quả để bán vào dịp Tết. Chị Lê Thị Lan, ở xã Phụng Công, một người chuyên trồng quất bán quả xanh từ nhiều năm nay, cho hay: “Thực ra trồng quất kết hợp cả bán quả lẫn bán cây trưng Tết cho thu nhập cao hơn, nhưng làm như vậy khá vất vả khi cuối năm lại phải chăm chút cho cây, cho quả, mà đã thu quả từ đầu năm thì cây quất bán Tết sẽ rất xấu, quả nhỏ, lá cằn… bán không đắt hàng khi mà người tiêu dùng ít ưa chuộng. Chính vì thế nên nhà tôi từ nhiều năm nay chỉ chuyên trồng quất để bán quả xanh quanh năm mà thôi. Tôi cũng tính hết rồi, với 200 gốc quất, ngày trước dùng bán cây ngày Tết lợi nhuận chỉ được khoảng 50- 70 triệu, nhưng từ khi chuyển qua trồng theo hình thức bán quả, số cây ấy cho thu gần gấp đôi, đã thế hàng năm không phải lo chiết cành, gây dựng lứa cây mới để trồng lại sau mỗi dịp Tết bán cây. Cái lợi của trồng quất bán quả là đầu tư cây giống chỉ một lần nhưng cho thu mãi, ít cũng được gần chục năm mới phải thay một lứa cây giống mới…”.

Học tập cung cách làm ăn của một số làng hoa cây cảnh ở huyện Văn Giang (Hưng Yên), những năm gần đây cũng có không ít bà con nông dân ở các huyện ngoại thành của Hà Nội cũng đã áp dụng cung cách trồng quất cảnh bán quả xanh. Anh Lê Văn Nam, ở xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, là một người khá “thức thời” với việc trồng cây quất cảnh dùng bán quả xanh, khi cách đây 6 năm anh đã làm kinh tế theo hướng này và mang tới những thành công nhất định. Mới đây, thăm vườn quất cảnh của gia đình anh tôi thấy gần 200 gốc quất đều sai trĩu hoa, quả. Anh Nam, khoe: “Với diện tích quất này, hàng tháng tôi có thu nhập đều đặn từ 3-4 triệu đồng. Cứ hái quả bán đến đâu thì hoa lại nở đến đó vì thế quất xanh cho thu liên tục, khi chỉ vài ba ngày là lại có quả quất bán. Thường là mỗi 3 ngày một lần vợ tôi lại phải hái quả mang đi bán và nguồn thu này có quanh năm…”. Bắt chước cách làm ăn này, vài hộ hàng xóm nhà anh Nam cũng đã, đang dần chuyển hướng sang trồng quất cảnh bán quả xanh. Một số hộ thì dành một nửa số cây quất để bán quả xanh, một nửa còn lại dùng bán cây vào dịp Tết.

Ở làng hoa Mê Linh (huyện Mê Linh), theo quan sát tôi thấy những năm gần đây cũng có một số bà con nông dân đưa cây quất cảnh vào trồng để bán quả xanh, bởi họ nhận ra giá trị kinh tế khá của việc canh tác theo hướng này. Bà Trần Thị Hồng, là một trong số những người dân đi đầu trong việc trồng quất bán quả xanh tại làng hoa này cho biết: “Những năm trước nhà tôi trồng quất bán cây cảnh vào dịp cuối năm trên khoảng diện tích 1sào (360m2), và mỗi năm chỉ cho thu nhập khoảng 30-40 triệu đồng. Đã thế lại vất vả chăm sóc quanh năm, khi mấy lao động trong gia đình phải làm cật lực… Vậy mà từ 3 năm nay khi chuyển hướng sang trồng quất bán quả xanh tới giờ, nguồn thu không chỉ khá hơn nhiều mà lại còn đỡ vất. Nếu giá quất xanh cứ luôn giữ ở mức trên 20.000 đồng/kg như vài năm gần đây thì người trồng quất bán quả sẽ có lời gấp đôi, thậm chí gấp 3 so với trồng quất bán cây vào dịp Tết…”.

Đúng là cung cách làm kinh tế từ việc trồng quất cảnh bán quả xanh đã, đang được không ít hộ nông dân tại nhiều làng hoa ở Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội, Hoà Bình, Bắc Ninh…, áp dụng, bởi hướng đi này giúp cho người nông dân ở các nhà vườn không chỉ có thu nhập cao, ổn định mà lại nhàn hạ hơn so với trồng quất cảnh bán cây. Tuy nhiên, mọi người dân, nhất là những người trồng quất cảnh nói chung cũng cần cân nhắc kỹ để có định hướng đúng, hài hoà trong việc trồng quất bán quả cũng như bán cây, để làm sao đó không mất cân đối phía đầu ra cho sản phẩm mình làm ra. Một khi “cung” vượt “cầu” thì ắt hẳn sẽ không có lợi cho người nông dân, mà bằng chứng là đã từng có rất nhiều loại cây, quả và các sản phẩm nông nghiệp khác bị rớt giá dẫn tới “rẻ như bèo”, khi mọi người dân đều ồ ạt, đua nhau trồng và sản xuất cùng một chủng loại cây trồng nào đó theo trào lưu…

Trịnh Viết Hiệp

Tin mới

Cam Lục Ngạn được bảo hộ chỉ dẫn địa lý – Khẳng định thương hiệu nông sản đặc sản Bắc Ninh

Cam Lục Ngạn được bảo hộ chỉ dẫn địa lý – Khẳng định thương hiệu nông sản đặc sản Bắc Ninh

Cam Lục Ngạn chính thức được cấp Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý theo Quyết Định số 252/QĐ-SHTT ngày 02/4/2025 của Cục Sở hữu trí tuệ. Đây là bước ngoặt quan trọng trong hành trình khẳng định giá trị, chất lượng và danh tiếng của loại trái cây đặc sản nổi tiếng Bắc Giang (Nay là Bắc Ninh)– nơi điều kiện địa lý, khí hậu và kỹ thuật sản xuất tạo nên vị ngọt đậm đặc trưng.
Đồng Tháp: Biến phế phẩm thành tài nguyên, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Đồng Tháp: Biến phế phẩm thành tài nguyên, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Trong bối cảnh vùng đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với thách thức ngày càng gay gắt về môi trường, biến đổi khí hậu và áp lực tái cơ cấu sản xuất, việc “biến rác thành vàng” không còn là khẩu hiệu, mà đã trở thành hướng đi thực tế, hiệu quả và giàu tính lan tỏa.
Xây dựng Đề án trồng trọt giảm phát thải: Hướng đi bài bản vì mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030

Xây dựng Đề án trồng trọt giảm phát thải: Hướng đi bài bản vì mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030

Việt Nam đang từng bước hiện thực hóa cam kết giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050 bằng các hành động cụ thể trong lĩnh vực trồng trọt. Trong đó, xây dựng Đề án tổng thể về sản xuất trồng trọt phát thải thấp giai đoạn 2025–2030 là bước đi quan trọng, giúp chuyển đổi tư duy, quy trình canh tác và tạo nền tảng pháp lý đồng bộ nhằm giảm phát thải, nâng cao giá trị nông sản và bảo vệ môi trường sống.

Tin bài khác

Nông nghiệp Bắc Ninh: Hướng tới tương lai xanh bền vững

Nông nghiệp Bắc Ninh: Hướng tới tương lai xanh bền vững

Bắc Ninh, vùng đất giàu truyền thống văn hóa giữa lòng đồng bằng Bắc Bộ, không chỉ được biết đến là “thủ phủ công nghiệp điện tử” của cả nước, mà còn đang âm thầm kiến tạo một hành trình phát triển nông nghiệp hiện đại, xanh và bền vững. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu tăng trưởng xanh đang trở thành xu hướng toàn cầu, nông nghiệp Bắc Ninh đang cho thấy những chuyển động tích cực, từng bước định hình tương lai mới cho ngành nông nghiệp địa phương: Một tương lai xanh, sạch và bền vững.
Hội Nông dân TP. Hải Phòng: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp

Hội Nông dân TP. Hải Phòng: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp

Mới đây, Hội Nông dân TP.Hải Phòng vừa tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và sơ kết công tác Hội, phong trào nông dân 6 tháng đầu năm 2025.
Hội nghị toàn quốc đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021–2025

Hội nghị toàn quốc đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021–2025

Xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững không chỉ là nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, mà còn là chiến lược dài hạn mang tính toàn diện. Tại Hội nghị toàn quốc ngày 22/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Phải huy động cả hệ thống chính trị cùng hành động vì mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông dân văn minh, nông thôn hiện đại.
Xem thêm
Cây chè tổ Suối Giàng: Di sản sống của người Mông

Cây chè tổ Suối Giàng: Di sản sống của người Mông

Cây chè tổ ở Suối Giàng không chỉ là cổ thụ hàng trăm năm tuổi giữa rừng Shan tuyết, mà còn là biểu tượng văn hóa của đồng bào Mông.
Vùng trồng chè đặc sản ở Việt Nam: Di sản từ đất, tinh túy từ bàn tay người làm trà

Vùng trồng chè đặc sản ở Việt Nam: Di sản từ đất, tinh túy từ bàn tay người làm trà

Dưới đây là những vùng trồng chè nổi tiếng nhất cả nước cùng các thương hiệu đặc trưng đã tạo dấu ấn trong nước và trên thị trường quốc tế.
Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Mang đậm giá trị kiến trúc truyền thống, nhà vườn An Thư còn là một điểm đến văn hóa độc đáo, góp phần gìn giữ và truyền cảm hứng về di sản cố đô.
Làng nghề hoa cúc Ninh Giang: Giữ nghề trong cơn sóng chợ

Làng nghề hoa cúc Ninh Giang: Giữ nghề trong cơn sóng chợ

Làng hoa cúc Ninh Giang (thuộc phường Hòa Thắng, Khánh Hòa) suốt hơn 20 năm qua đã bền bỉ giữ gìn và phát triển nghề trồng hoa Tết.
Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Trải qua bao thăng trầm của thời gian, cốm làng Vòng – thứ quà quê mộc mạc mà tinh tế – vẫn giữ trọn hương vị thanh tao và vị thế riêng trong lòng người Hà Nội.
Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Chủ nhà vườn Phạm Huế không chỉ tạo tác cây cảnh, mà còn nuôi dưỡng một tình yêu bền bỉ với thiên nhiên, với nghệ thuật và với cội nguồn gia đình.
Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Nằm yên ả bên bờ bắc sông Hương, nhà vườn An Hiên từ lâu được mệnh danh là “tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế.
Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Vũ Xuân Lành (biệt danh “Gã Đầu Bạc”) vừa hoàn thành việc di dời cây sanh cổ thụ gần 100 năm tuổi từ An Giang về Hà Nội.
Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Chọn cây hợp mệnh không chỉ giúp “phúc khí đầy nhà, tài lộc vào cửa” mà còn tạo nên thế vượng bền vững cho gia đạo.
Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Trong truyền thống Á Đông, mỗi loại cây, mỗi vị trí trồng trong sân vườn đều mang theo một triết lý phong thủy sâu sắc.
Một số điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với cá nhân và tổ chức theo Luật Thú y

Một số điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với cá nhân và tổ chức theo Luật Thú y

Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định rõ điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với từng chủ thể. Trong đó, cá nhân cần có chứng chỉ
Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Hội đồng nhân dân TP Hà Nội khóa XVI vừa chính thức thông qua Nghị quyết về việc cho phép xây dựng một số công trình tạm trên đất nông nghiệp tại các bãi sông,
Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT của Bộ Nông nghiệp và Môi trường chính thức có hiệu lực, thay đổi quy trình kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu
Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg.
Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Việc chuyển đổi từ đơn vị hành chính ba cấp sang hai cấp đang đặt ra những thử thách chưa từng có cho doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực. Không chỉ gây ra
Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Nhiều người yêu thích cây cảnh nhưng lại gặp phải tình trạng chung: trồng cây nào, cây đó héo úa hoặc chết sau một thời gian ngắn.
Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Việc điều chỉnh địa giới hành chính đang khiến nhiều người nộp thuế bối rối khi địa chỉ trên hóa đơn không trùng với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Livestream - nghề tay trái hái ra tiền của nông dân Trung Quốc

Livestream - nghề tay trái hái ra tiền của nông dân Trung Quốc

Livestream không chỉ là xu hướng, mà là động lực thúc đẩy nông thôn số hóa và hiện đại hóa sản xuất.
Bắc Ninh bán vải thiều vượt 105% kế hoạch

Bắc Ninh bán vải thiều vượt 105% kế hoạch

Vải thiều Lục Ngạn đạt sản lượng cao nhất nhiều năm, xuất hiện trên sàn TMĐT, siêu thị và chinh phục thị trường Mỹ, EU, Nhật, Canada.
Vải thiều Việt sai trĩu quả giữa sa mạc Israel, năng suất chạm mốc 25 tấn/ha

Vải thiều Việt sai trĩu quả giữa sa mạc Israel, năng suất chạm mốc 25 tấn/ha

Giữa vùng sa mạc khô cằn phía Bắc Israel, những chùm vải thiều Việt Nam đỏ rực đang vào vụ thu hoạch rộn ràng, đạt năng suất tới 25 tấn/ha.
Trung Quốc: Nông dân biến thứ rơm rạ bỏ đi thành món hàng ai cũng mua

Trung Quốc: Nông dân biến thứ rơm rạ bỏ đi thành món hàng ai cũng mua

Thay vì đốt bỏ như trước, các hợp tác xã nông dân nơi đây đã chủ động nghiên cứu, triển khai nhiều mô hình sử dụng rơm rạ theo hướng đa chức năng.
Hội Sinh vật cảnh tỉnh Thái Bình: Dấu ấn 32 năm xây dựng, phát triển và định hướng mới sau sáp nhập

Hội Sinh vật cảnh tỉnh Thái Bình: Dấu ấn 32 năm xây dựng, phát triển và định hướng mới sau sáp nhập

Sáng 12/7, Hội Sinh vật cảnh (SVC) tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 32 năm hoạt động, đồng thời đưa ra định hướng củng cố tổ chức hội.
Japfa vận hành nhà máy ấp trứng ở Đắk Lắk: Mỗi năm 40 triệu gà giống, công nghệ hiện đại hàng đầu Việt Nam

Japfa vận hành nhà máy ấp trứng ở Đắk Lắk: Mỗi năm 40 triệu gà giống, công nghệ hiện đại hàng đầu Việt Nam

Japfa đang đầu tư mạnh vào chuỗi chăn nuôi khép kín tại Tây Nguyên, nổi bật là nhà máy ấp trứng gia cầm tại Đắk Lắk, công suất thiết kế 40 triệu con mỗi năm.
Loại quả siêu giàu dinh dưỡng, giảm lão hóa và hỗ trợ giảm cân ngay cả khi còn xanh

Loại quả siêu giàu dinh dưỡng, giảm lão hóa và hỗ trợ giảm cân ngay cả khi còn xanh

Chuối là một loại quả quen thuộc trong đời sống người Việt, không chỉ tốt khi chín vàng mà còn chứa nhiều lợi ích cho sức khỏe khi còn xanh.
Doanh nghiệp kiến nghị bố trí quỹ đất xây nhà máy chế biến nước vải thiều tại Bắc Ninh

Doanh nghiệp kiến nghị bố trí quỹ đất xây nhà máy chế biến nước vải thiều tại Bắc Ninh

Doanh nghiệp đề xuất tỉnh Bắc Ninh hỗ trợ bố trí quỹ đất để xây dựng nhà máy chế biến nước vải thiều cô đặc ngay tại vùng nguyên liệu.
Cây một lá - loài thực vật quý hiếm bậc nhất tại Việt Nam và trên thế giới, có giá trị dược liệu cao

Cây một lá - loài thực vật quý hiếm bậc nhất tại Việt Nam và trên thế giới, có giá trị dược liệu cao

Cây một lá là một ví dụ tiêu biểu cho sự đa dạng sinh học kỳ thú tại Việt Nam, nơi hội tụ nhiều loài thực vật độc đáo có nguy cơ tuyệt chủng.
“Siêu thực phẩm” rẻ tiền ở chợ Việt, đứng đầu bảng dinh dưỡng toàn cầu

“Siêu thực phẩm” rẻ tiền ở chợ Việt, đứng đầu bảng dinh dưỡng toàn cầu

Cải xoong là loại rau quen thuộc trong bữa ăn người Việt, dễ tìm ở chợ và có giá rất rẻ, lại được CDC vinh danh là “thực phẩm lành mạnh nhất thế giới”.
Công viên thực vật năm châu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam

Công viên thực vật năm châu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam

Với diện tích hơn 35.000 mét vuông, Đồi Vạn Hoa là công viên thực vật 5 châu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại.
UNESCO công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên của Việt Nam

UNESCO công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên của Việt Nam

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng mở rộng sang Vườn quốc gia của Lào hình thành Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên giữa hai quốc gia.
4 loại cây cảnh vừa đẹp mắt, lại được lương y khuyên trồng vườn nhà suốt nghìn năm qua

4 loại cây cảnh vừa đẹp mắt, lại được lương y khuyên trồng vườn nhà suốt nghìn năm qua

Không chỉ là thú vui tao nhã, những chậu cây này còn gói ghém tri thức y học cổ truyền – vừa làm đẹp không gian, vừa mang theo công dụng chữa lành.
Người xưa quan niệm nên trồng 5 loài cây này trong nhà, lộc vào như nước

Người xưa quan niệm nên trồng 5 loài cây này trong nhà, lộc vào như nước

heo quan niệm dân gian, một số loài cây không chỉ mang lại không gian trong lành mà còn được xem là “lá bùa tự nhiên” giúp thu hút tài lộc, giữ vững bình an
Phát hiện nhiều dấu tích và cổ vật tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

Phát hiện nhiều dấu tích và cổ vật tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

Tại Tháp đôi Liễu Cốc (phường Kim Trà, Huế) đã phát hiện được các dấu tích quan trọng phục vụ công tác khai quật và bảo tồn.
Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín ghi dấu bằng chiều sâu nghệ thuật và sự chỉn chu trong từng tác phẩm trưng bày.
Xem thêm
Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Vũ Xuân Lành (biệt danh “Gã Đầu Bạc”) vừa hoàn thành việc di dời cây sanh cổ thụ gần 100 năm tuổi từ An Giang về Hà Nội.
Xem thêm
Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân đã có những chia sẻ với Tạp chí Việt Nam hương sắc về tác phẩm xanh quê cổ thụ “Nam Tào Bắc Đẩu” có tuổi đời hơn 100 năm.
Xem thêm
Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Việc nuôi động vật hoang dã, đặc biệt là các loài quý hiếm, đang được quy định chặt chẽ theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP và Nghị định 84/2021/NĐ-CP.
Xem thêm
Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Nghệ nhân Dũng Coca - người có hàng chục năm gắn bó với duối cảnh, đã chia sẻ cách khai thác, tuyển chọn và “thổi hồn” vào những gốc duối tự nhiên.
Xem thêm