Từ hạt đạm đầu tiên đến thương hiệu quốc gia: PVFCCo và sứ mệnh vượt tầm châu lục
Từ khi những hạt đạm Phú Mỹ đầu tiên được ra đời đến lúc trở thành một thương hiệu quốc gia, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP (PVFCCo, mã chứng khoán DPM) đã trải qua hành trình hơn hai thập kỷ phát triển không ngừng nghỉ, bền bỉ và kiên định với sứ mệnh đồng hành cùng nông nghiệp Việt Nam. Nay, với tầm nhìn xa rộng và khát vọng mới, PVFCCo đang từng bước hiện thực hóa chiến lược “vượt tầm châu lục”, hướng đến trở thành tập đoàn hóa chất – năng lượng xanh hàng đầu khu vực Đông Nam Á.
![]() |
Nhà máy Đạm Phú Mỹ/ Ảnh petrotimes.vn |
Ra đời trong bối cảnh đất nước đang gấp rút tái thiết nền nông nghiệp và công nghiệp hóa, PVFCCo chính thức được thành lập vào năm 2003, là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên, hành trình của PVFCCo thực chất đã bắt đầu từ năm 2001, khi dự án xây dựng Nhà máy Đạm Phú Mỹ được khởi động – một cột mốc mở ra kỷ nguyên mới cho ngành sản xuất phân bón trong nước. Chỉ sau ba năm, đến năm 2004, nhà máy đi vào vận hành, chính thức cung ứng ra thị trường sản phẩm urê đầu tiên mang thương hiệu Phú Mỹ – biểu tượng của chất lượng, sự bền vững và lòng tin của người nông dân.
Kể từ đó, PVFCCo không ngừng mở rộng quy mô, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh. Năm 2007, công ty cổ phần hóa và niêm yết cổ phiếu DPM trên sàn HOSE, đánh dấu bước đi chiến lược trong huy động nguồn lực xã hội để phát triển dài hạn. Đến năm 2008, doanh nghiệp chính thức trở thành Tổng công ty, mở rộng phạm vi hoạt động sang các lĩnh vực hóa chất, dịch vụ kỹ thuật. Việc nâng công suất nhà máy Đạm Phú Mỹ lên 800.000 tấn urê/năm vào năm 2010, chạm mốc 5 triệu tấn sản phẩm vào năm 2011 đã chứng minh hiệu quả của định hướng đầu tư bài bản và tầm nhìn xa trông rộng của doanh nghiệp.
PVFCCo cũng là một trong số ít các doanh nghiệp Việt Nam được công nhận Thương hiệu Quốc gia từ năm 2014. Đây không chỉ là sự khẳng định uy tín sản phẩm Phú Mỹ trên thị trường, mà còn là niềm tự hào của ngành hóa chất – phân bón nội địa. Với tinh thần tiên phong, năm 2015 đánh dấu bước ngoặt mới khi PVFCCo đầu tư tổ hợp dự án mở rộng NH3 và xây dựng nhà máy NPK công nghệ hóa học hiện đại. Đến năm 2018, tổ hợp này đi vào hoạt động, nâng công suất xưởng NH3 thêm 90.000 tấn/năm và cho ra đời 250.000 tấn NPK chất lượng cao/năm – góp phần đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khắt khe của thị trường.
![]() |
Sản phẩm của PVFCCo được người tiêu dùng bình chọn là "Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao" lần thứ 22 liên tiếp./Ảnh của dpm.vn |
Đặc biệt, năm 2022 là một năm bùng nổ với nhiều kỷ lục được xác lập: sản lượng sản xuất gần 920.000 tấn, xuất khẩu gần 200.000 tấn urê, doanh thu gần 20.000 tỷ đồng, lợi nhuận hơn 6.600 tỷ đồng – cao nhất trong lịch sử. Đó không chỉ là thành quả của chiến lược linh hoạt, mà còn là minh chứng cho sức mạnh nội tại của PVFCCo trong bối cảnh thị trường nhiều biến động.
Bước sang năm 2024, PVFCCo giới thiệu bộ nhận diện thương hiệu mới mang tên Phú Mỹ – một bước đi thể hiện sự trẻ hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế mạnh mẽ hơn. Với định hướng rõ ràng trở thành nhà sản xuất hóa chất và năng lượng xanh tiên phong, PVFCCo đang tích cực đầu tư vào các lĩnh vực hóa chất cơ bản, hóa dầu và các sản phẩm năng lượng sạch như NH3 “xanh”, góp phần hiện thực hóa cam kết phát triển bền vững, thân thiện với môi trường.
![]() |
Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, PVFCCo đã làm mới tên và biểu đạt thương hiệu - Phú Mỹ./Ảnh: PVFCCo |
Cùng với chiến lược phát triển sản phẩm, PVFCCo cũng chú trọng đến chiến lược tài chính và quản trị. Mới đây, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) đã thông qua chủ trương tăng vốn điều lệ từ 3.914 tỷ đồng lên 6.800 tỷ đồng từ Quỹ đầu tư phát triển. Đây là một quyết sách chiến lược nhằm tháo gỡ điểm nghẽn vốn, nâng cao năng lực cạnh tranh, gia tăng cơ hội đầu tư và mở rộng quy mô kinh doanh. Với vốn chủ sở hữu đạt gần 11.236 tỷ đồng vào cuối năm 2024, tổng tài sản gần 16.531 tỷ đồng, PVFCCo đang sở hữu nền tảng tài chính vững chắc để bứt phá trong giai đoạn tới.
Về kết quả kinh doanh, năm 2024, PVFCCo ghi nhận doanh thu 13.496 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 610,4 tỷ đồng – tăng 12% so với năm trước. Biên lợi nhuận gộp được cải thiện rõ rệt từ 12,1% lên 14,1%, nhờ sản lượng ure đạt 898.000 tấn, tăng 2%. Doanh nghiệp đặt kế hoạch cho năm 2025 với doanh thu hợp nhất 12.876 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 410 tỷ đồng. Dù mục tiêu lợi nhuận giảm 41% so với năm trước, nhưng đó là kết quả của chiến lược thận trọng trong bối cảnh nhà máy tiến hành bảo dưỡng tổng thể.
![]() |
Đại hội đồng cổ đông PVFCCo 2024 - Ông Nguyễn Xuân Hòa được bầu làm Chủ tịch HĐQT |
Đáng chú ý, PVFCCo dự kiến chia cổ tức bằng tiền mặt. Năm 2024 dự kiến 15% (1.500 đồng/cổ phiếu); năm 2025 dự kiến chia 12% tính trên vốn điều lệ. Đáng chú ý, HĐQT sẽ trình phương án phát hành 288,6 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu, tương đương 73,7% số cổ phiếu đang lưu hành. Điều này có nghĩa là cứ 1.000 cổ phiếu hiện tại, cổ đông sẽ nhận thêm 737 cổ phiếu mới.
Quý I/2025 đã ghi nhận những tín hiệu khả quan: sản lượng Đạm Phú Mỹ ước đạt 224.085 tấn, bằng 102% kế hoạch quý và 29% kế hoạch năm; NPK Phú Mỹ đạt 38.445 tấn, tăng 28% so với cùng kỳ; NH3 thương mại đạt 16.328 tấn – một khởi đầu tốt cho năm chiến lược.
Trên thị trường xuất khẩu, PVFCCo đang đóng góp vào tổng kim ngạch phân bón cả nước đạt gần 710 triệu USD giá trung bình 411,1 đô la Mỹ/tấn, tăng 11,7% về khối lượng, trong năm 2024, tăng 9,4% về kim ngạch nhưng giảm nhẹ 2% về giá so với cùng kỳ năm 2023. Campuchia là thị trường xuất khẩu lớn nhất, chiếm hơn 34% khối lượng; tiếp theo là Hàn Quốc và Philippines. Dự báo từ IFA cho thấy nhu cầu phân ure toàn cầu tăng 6% trong giai đoạn 2024–2028, giá phân bón sẽ tăng nhẹ khoảng 3–5% trong năm 2025 – mở ra nhiều cơ hội lớn cho PVFCCo gia tăng thị phần xuất khẩu.
Trong bức tranh dài hạn, PVFCCo đặt ra các mốc phát triển chiến lược đầy tham vọng: đóng vai trò dẫn dắt và kiến tạo trong lĩnh vực phân bón tại thị trường trong nước, phù hợp với chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn 2021-2025 của Chính phủ. Bước đầu mở rộng kinh doanh, sản xuất hóa chất, tập trung nghiên cứu các cơ hội để phát triển lĩnh vực hóa dầu, năng lượng sạch như NH3 “xanh”; giai đoạn 2026-2030: đầu tư mở rộng quy mô sản xuất cả lĩnh vực phân bón và hóa chất trên nguyên tắc sử dụng tối ưu cơ sở hạ tầng, nguồn lực của PVFCCo, tích hợp với nhà máy Đạm Phú Mỹ hiện hữu và các dự án lọc hóa dầu của PVN; giai đoạn 2031–2035 hướng đến trở thành doanh nghiệp hàng đầu về phân bón và hóa chất tại Việt Nam, có thương hiệu toàn cầu, hiện thực hóa khát vọng “vượt tầm châu lục”.
Hành trình hơn 20 năm từ một nhà máy sản xuất urê đơn thuần đến thương hiệu quốc gia mang tên Phú Mỹ là minh chứng sinh động cho sự trưởng thành vượt bậc của PVFCCo – không chỉ trong sản xuất kinh doanh mà còn trong tư duy chiến lược, trong cam kết bền vững và trách nhiệm xã hội. Những hạt đạm đầu tiên giờ đây đã nảy mầm thành một hệ sinh thái sản phẩm xanh – sạch – thông minh, góp phần nâng tầm nông nghiệp Việt Nam, thúc đẩy công nghiệp hóa quốc gia và kiến tạo tương lai phát triển xanh cho thế hệ mai sau.
Với nền tảng vững chắc, khát vọng lớn và hành trang là niềm tin từ cộng đồng, cổ đông và người lao động, PVFCCo đang tự tin bước vào chương mới với sứ mệnh không chỉ vì hạt đạm hôm nay, mà còn vì một tương lai xanh, vì vị thế quốc gia trên trường quốc tế – nơi thương hiệu Phú Mỹ sẽ là đại diện sáng giá của trí tuệ, bản lĩnh và khát vọng Việt Nam.
Tin mới


Từ Sơn Garden City: Không gian sống xanh đẳng cấp nơi phồn vinh Kinh Bắc

Không gian xanh – Sống chậm giữa thời đại nhanh
Tin bài khác

Tập đoàn Flamingo Holdings: Phát triển nhiều dự án không gian xanh

EcoBambu: Kiến tạo hệ sinh thái xanh từ cây tre Việt

Kim Đô Policity: Khu Đô thị sinh thái đáng sống tại Bắc Ninh
Đọc nhiều

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Ba nông dân đổi đời "trồng ra bạc tỷ" khi chuyển đổi cây trồng

Hành trình 10 năm phục hồi văn hóa chọi gà của doanh nhân Phạm Thanh Việt

Đá quý Lan Phạm - Kiến tạo phong thủy thượng hạng: Từ trang sức đến không gian sống

Người “gom ký ức” vào từng mái ngói và hành trình tái hiện những ngôi nhà ở miền thương nhớ

Nghệ nhân ưu tú Đức Tân và câu chuyện “hộ chiếu gốm” đưa bản sắc Việt ra thế giới

Nghệ thuật cây cảnh: Khi rễ lộ cốt, khi hồn thành văn

Hướng dẫn quy trình xuất khẩu hoa tươi đúng chuẩn

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Ngành hoa- cây cảnh trước cơ hội lớn: Cần gỡ nút thắt về chính sách và thủ tục xuất – nhập khẩu

Đồng Tháp: Biến phế phẩm thành tài nguyên, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Hướng dẫn hội viên Hội Sinh vật cảnh đăng ký tài khoản định danh điện tử khi làm thủ tục thuế

Nông nghiệp Bắc Ninh: Hướng tới tương lai xanh bền vững

Hội Nông dân TP. Hải Phòng: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp

Vĩnh Phúc: Nhiều đối tượng bị khởi tố về hành vi buôn lậu cây dó bầu

Ngành phân bón bước sang trang mới: Chính thức áp lại thuế VAT 5% từ 01/7/2025

Nhựa tan trong nước biển: Hướng đi tiềm năng cho đại dương sạch

Vai trò của cải cách hành chính trong nâng cao chất lượng hoạt động của UBND xã tại Hà Nội

Thủ phủ vải thế giới bội thu nhờ công nghệ cao: AI, robot, drone đồng loạt ra trận

Tạp chí Việt Nam hương sắc ra số đặc biệt: Sinh vật cảnh trong không gian sống đô thị

Hai nông dân biến đất khó thành đất vàng, thu trăm triệu từ rau ngót và củ cải

Ứng dụng công nghệ biến lá dứa thành sợi dệt may: Bước đột phá “xanh” từ phế phẩm nông nghiệp

Người nông dân mỗi năm có thể thu về tiền tỷ từ nghề nuôi cá cảnh công nghệ cao

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Chân dung những nông dân làm kinh tế giỏi: Biến đất cằn thành vườn cây tiền tỷ

Người xưa chọn trồng 5 loài cây này để nhà yên, của bền, con cháu hiển vinh

5 làng cây cảnh nổi tiếng Việt Nam mang giá trị kinh tế cao, giúp nông dân đổi đời

Làng hoa Tây Tựu: Di sản truyền thống và “thủ phủ hoa” của Hà Nội

Độc lạ tranh "xuyên sáng" giá chục triệu đồng làm từ... cành lá dừa ở Hội An

Trồng 3 cây cảnh này trong nhà, cả năm bình an - trường thọ - phát tài

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Ngắm dàn bonsai "mọc ngược" độc lạ của nghệ nhân xứ Quảng

Mãn nhãn ngôi nhà bằng gỗ mít rừng hơn 200 năm tuổi, mát rượi quanh năm
