Kỷ niệm 30 năm Tạp chí Việt Nam Hương sắc ra số đầu tiên
Nhân dịp kỷ niệm 30 năm (1993-2023), Tạp chí Việt Nam Hương sắc ra số đầu tiên ngày 10-10-1993, Ban Biên tập trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bài Xã luận “Việt Nam Hương sắc” là cương lĩnh, ngọn cờ hoạt động của Tạp chí trong suốt quá trình trưởng thành và phát triển. Đồng thời Tạp chí cũng giới thiệu một số hình ảnh hoạt động đặc sắc trong suốt thời gian xây dựng và phát triển.
Đánh giá về thành tựu hoạt động của Tạp chí trong 30 năm qua, TS Nguyễn Hữu Vạn, Chủ tịch Hội SVC Việt Nam nhấn mạnh: Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của báo chí cách mạng Việt Nam, Hội SVC Việt Nam ngoài tờ tạp chí in ra đời tháng 10/1993, nay đã có thêm tờ Tạp chí Điện tử Việt Nam Hương sắc ra đời tháng 7/2022 (gọi chung là Tạp chí VNHS).
Đây là diễn đàn hết sức quan trọng để thông tin chuyên sâu, chuyên ngành, giới thiệu, đăng tải kết quả nghiên cứu, trao đổi về các lĩnh vực liên quan tới SVC; đồng thời cũng là công cụ nhạy bén phản ánh những nét đẹp về cảnh quan, môi trường sinh thái, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử; tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại về đất nước và con người Việt Nam; tuyên truyền vận động nhân dân xây dựng đời sống xanh-sạch-đẹp, phát triển SVC, kinh tế sinh thái, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Tạp chí là người bạn đồng hành, là diễn đàn của những người yêu thích SVC, hướng tới chân, thiện, mỹ, có tâm huyết xây dựng và bảo vệ môi trường sinh thái, di tích lịch sử, cảnh quan thiên nhiên gấm vóc của đất nước.
phóng viên kỷ niệm 30 năm ra số đầu tiên
Chủ tịch yêu cầu: Trong thời gian tới, Tạp chí phải tập trung tuyên truyền, vận động Hội viên SVC trong cả nước sôi nổi thi đua thực hiện thắng lợi Chương trình hành động khóa VII, nhiệm kỳ 2022 – 2026 của Hội SVC Việt Nam, với mục tiêu đưa SVC trở thành một ngành kinh tế trong nông nghiệp, coi phát triển nhanh, bền vững phong trào SVC là yêu cầu xuyên suốt. Phát triển mạnh và đầy đủ các lĩnh vực: Cây cảnh, hoa cảnh, chim cảnh, cá cảnh, thú cảnh, đá cảnh, gỗ cảnh, tiểu cảnh-non bộ, cảnh quan, sân vườn, nhà vườn... Tạp chí chủ trì, đề xuất các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, chương trình, đề án về phát triển kinh tế SVC. Bám sát chính sách phát triển ngành nghề nông thôn, bảo tồn, phát triển nghề và làng nghề truyền thống, chương trình phát triển nông nghiệp bền vững đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.
nhiệm kỳ 2022 – 2026 của Hội.
Tạp chí VNHS đã thật sự đã trở thành diễn đàn của nghệ nhân, doanh nhân, chủ nhà vườn, người sản xuất, kinh doanh và làm dịch vụ SVC. Hiện nay, Tạp chí đã có hàng ngàn người đọc và truy cập.
Tạp chí VNHS có được bước phát triển đáng kể đó, trước hết phải kể đến sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sâu sát, tận tình của Chủ tịch Hội, Thường vụ Hội và sự ủng hộ, giúp đỡ, động viên của đông đảo hội viên trong cả nước trong nhiệm vụ tuyên truyền về SVC. Trong điều kiện mới của nền kinh tế thị trường, sự phát triển phong phú, đa dạng của ngành kinh tế SVC, công tác tuyên truyền SVC trên Tạp chí càng quan trọng và hết sức cần thiết. Nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, thuyết phục của Lãnh đạo Hội mà tổ chức bộ máy Tạp chí hiện nay tuy còn ít người, nhưng vận hành có hiệu quả. Thời gian gần đây, Tạp chí bước đầu đạt được nhiều thành tựu quan trọng, được hàng ngàn người xem, truy cập và bạn đọc đánh giá cao.
Tạp chí VNHS đã huy động được đông đảo đội ngũ cộng tác viên là hội viên SVC trong cả nước và các tổ chức đoàn thể xã hội tích cực tham gia cung cấp thông tin, viết bài cho Tạp chí. Nhờ đó, nội dung bài vở trên Tạp chí phong phú, tuyên truyền rộng khắp, có chiều sâu, giải quyết được nhiều vấn đề khoa học công nghệ về SVC, chủ nhà vườn, chăm sóc cây cảnh, giữ gìn môi trường thành phố, thôn xóm, làng bản, công sở xanh, sạch, đẹp, làm tiền đề cho du lịch sinh thái theo chủ trương của Đảng và nhà nước.
Tạp chí VNHS luôn đi đúng tôn chỉ mục đích, nắm vững nguyên tắc, sự lãnh đạo chỉ đạo của Trung ương Hội và không ngừng phát huy tính năng động sáng tạo trong nhiệm vụ tuyên truyền, xây dụng và phát triển Tạp chí ngày càng có chỗ đứng và được bạn đọc yêu thích trong Làng báo chí Việt nam. Tạp chí cũng đã bước đầu tranh thủ được sự hỗ trợ, tài trợ (qua hình thức quảng cáo, truyền thông ở mức khiêm tốn) của các nghệ nhân, doanh nhân, chủ nhà vườn, người sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ SVC trong cả nước và sự hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho Chương trình khuyến nông trên Tạp chí.
Ảnh Phạm Hạnh
Nhân dịp này, Ban Biên tập Tạp chí xin gửi lời tri ân đến các bậc làm báo lão thành, các Tổng Biên tập, Phó Tổng Biên tập, các nhà báo, biên tập viên, cộng tác viên qua các thời kỳ đã say mê, nhiệt huyết đóng góp cho Tạp chí VNHS có bước trưởng thành và những kết quả tốt đẹp như ngày hôm nay... 30 tuổi còn căng đầy nhựa sống, nhất định lớp trẻ sẽ kế thừa và noi gương những thế hệ đàn anh đi trước, đưa Tạp chí VNHS vươn tới đỉnh cao mới trong nền báo chí cách mạng Việt Nam.
TS Chu Thái Thành
Phó Tổng Biên tập Phụ trách
Tin mới


Hạt sen Việt Nam bay vào không gian: Ươm mầm ước mơ giữa dải ngân hà

Hội Sinh vật cảnh tỉnh Thái Bình: Dấu ấn 32 năm xây dựng, phát triển và định hướng mới sau sáp nhập
Tin bài khác

Khi AI "cày ruộng": Nông thôn Trung Quốc đang thay đổi thế nào?

Làm nông online: Trào lưu sống xanh hút cư dân thành thị Trung Quốc

Ngôi nhà cổ bằng gỗ quý trị giá 3.000 tỷ đồng: Trăm năm không mục, vẫn tỏa hương như mới
Đọc nhiều

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Một trong “tứ đại quốc khuyển" từng giúp vua Lê đánh giặc, nay là giống chó quý hiếm

Nông dân đất Tổ đổi đời nhờ giống quả quen thuộc, xuất khẩu cả sang Anh - Mỹ

Một công ty phân bón muốn phát hành gần 9 triệu cổ phiếu lấy tiền trả nợ và mở văn phòng, thị giá giảm 54% trong 7 tháng

Bắp cải tí hon: Giống rau "ngoại" đắt đỏ luôn bán chạy tại siêu thị Việt

"Cá nổi trắng ao" và câu chuyện tìm giải pháp để trở thành "vua cá Koi" Hải Phòng

Người xưa quan niệm nên trồng 5 loài cây này trong nhà, lộc vào như nước

Phát hiện nhiều dấu tích và cổ vật tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Những loại cây trồng quanh nhà “gắn liền phúc khí”, dân gian cho rằng không nên chặt bỏ

Thiên đường sen và thung lũng hoa giữa lòng Thủ đô

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh
