Phê duyệt Đề án phát triển ngành hoa, cây cảnh đến năm 2030

Ngày 26 tháng 10 năm 2022, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông thôn Lê Quốc Doanh đã phê duyệt Đề án phát triển ngành hoa, cây cảnh đến năm 2030.
aa

Ngày 26 tháng 10 năm 2022, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông thôn Lê Quốc Doanh đã phê duyệt Đề án phát triển ngành hoa, cây cảnh đến năm 2030.

Đề án phát triển ngành hoa, cây cảnh đến năm 2030, với những nội dung chính như: Phát triển ngành hoa, cây cảnh trên cơ sở phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng vùng sinh thái; đặc biệt là truyền thống văn hóa, sản xuất hoa, cây cảnh của từng địa phương. Phát triển ngành hoa, cây cảnh phù hợp với Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững và định hướng phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương giai đoạn từ nay đến năm 2030. Phát triển ngành hoa, cây cảnh theo hướng thị trường; khuyến khích các hình thức liên kết, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; ứng dụng khoa học, công nghệ mới, công nghệ số trong công tác quản lý, sản xuất, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển ngành hoa, cây cảnh. Nhà nước tạo cơ chế, chính sách và hỗ trợ đầu tư theo quy định của pháp luật.

Mục tiêu tổng quát là: Xây dựng ngành hoa, cây cảnh từng bước phát triển bền vững; góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập cho người sản xuất và nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân. Mục tiêu cụ thể là: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành hoa, cây cảnh giai đoạn 2022 - 2030 đạt khoảng 6 - 8%/năm. Giá trị sản xuất hoa, cây cảnh năm 2025 đạt khoảng 50 - 55 nghìn tỷ đồng, đến năm 2030 đạt khoảng 70 - 75 nghìn tỷ đồng. Giá trị xuất khẩu sản phẩm hoa, cây cảnh năm 2025 đạt khoảng 130 - 150 triệu USD; đến năm 2030 đạt khoảng 180 - 200 triệu USD. Giá trị sản phẩm thu được trên 01 ha đất trồng hoa, cây cảnh đạt bình quân khoảng 700 - 750 triệu đồng/năm. Phấn đấu đến năm 2030, cả nước có khoảng 130 - 150 làng nghề hoa, cây cảnh được cấp có thẩm quyền công nhận.

Định hướng chung: Đến năm 2025 diện tích trồng hoa cả nước khoảng 38 - 40 nghìn ha, sản lượng khoảng 12 tỷ cành/bông; diện tích trồng cây cảnh khoảng 15 - 16 nghìn ha, sản lượng khoảng 45 - 47 triệu chậu/cây. Đến năm 2030, diện tích trồng hoa khoảng 43 - 44 nghìn ha, sản lượng khoảng 14 - 15 tỷ cành/bông; diện tích trồng cây cảnh khoảng 16,0 - 16,5 nghìn ha, sản lượng khoảng 55 - 56 triệu chậu/cây. Định hướng đến năm 2030, vùng sản xuất hoa trọng điểm tại các tỉnh: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Lào Cai, Bắc Giang, Sơn La, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Gia Lai, Lâm Đồng, TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp,.. Tại các tỉnh sản xuất hoa trọng điểm hình thành các vùng chuyên canh, các làng nghề gắn với phát triển du lịch nông thôn. Diện tích trồng hoa đến năm 2025 khoảng 31 - 34 nghìn ha, sản lượng khoảng 9 - 10 tỷ cành/bông; đến năm 2030, ổn định diện tích khoảng 36 - 37 nghìn ha, sản lượng khoảng 12 - 13 tỷ cành/bông. Trong đó, các tỉnh trọng điểm vùng Đồng bằng sông Hồng khoảng 15 - 16 nghìn ha, sản lượng khoảng 4 tỷ cành/bông; vùng Trung du miền núi phía Bắc khoảng 2,0 - 2,5 nghìn ha, sản lượng khoảng 500 - 600 triệu cành/bông; vùng Bắc Trung Bộ khoảng 1,0 - 1,5 nghìn ha, sản lượng khoảng 350 - 400 triệu cành/bông; vùng Tây Nguyên khoảng 11 - 12 nghìn ha, sản lượng khoảng 4,4 - 4,6 tỷ cành/bông; vùng Đông Nam Bộ khoảng 1,0 - 1,5 nghìn ha, sản lượng khoảng 300 - 350 triệu cành/bông; vùng Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 4 - 5 nghìn ha, sản lượng khoảng 1,3 - 1,5 tỷ cành/bông.

Đến năm 2030, diện tích trồng hoa có ứng dụng công nghệ cao chiếm 15 - 20%; diện tích trồng hoa có mái che đạt 20 - 25%, trong đó vùng Tây Nguyên và 3 vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt khoảng 35 - 40%, vùng Đông Nam Bộ 25 - 30%, vùng Đồng bằng sông Hồng 10 - 15%. - Loại hoa được trồng chủ yếu gồm: Nhóm hoa cắt cành (hồng, cúc, lay ơn, lily cao, đồng tiền cao, thược dược, hướng dương); nhóm các loại hoa trồng chậu (dạ yến thảo, đồng tiền lùn, lily lùn, sống đời, tiểu hồng môn,...); nhóm hoa lan (hồ điệp, vũ nữ, địa lan, lan bản địa,…); nhóm hoa sen, súng; nhóm các loại cắm kèm (lá dương xỉ, lá thiết mộc lan, lá kim thủy tùng, lá thủy trúc,...) và nhóm các cây hoa khác,... Các tỉnh trọng điểm trồng cây cảnh: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, TP. Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp,.... Định hướng quy mô phát triển cây cảnh đến năm 2030 khoảng 13 - 14 nghìn ha, sản lượng khoảng 50 - 51 triệu chậu/cây. Trong đó, các tỉnh trọng điểm vùng Đồng bằng sông Hồng 7 - 8 nghìn ha, sản lượng 25 - 26 triệu chậu/cây; vùng Trung du miền núi phía Bắc khoảng gần 1,0 nghìn ha, 50 - 60 nghìn chậu/cây; vùng Bắc Trung Bộ 0,6 - 1,0 nghìn ha, 1,5 - 1,7 triệu chậu/cây; vùng Duyên hải Nam Trung Bộ khoảng 500 ha, sản lượng khoảng 3 triệu chậu/cây; vùng Đông Nam Bộ khoảng 1,0 nghìn ha, 1,7 triệu chậu/cây; vùng Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 3 - 3,5 nghìn ha, 18 - 19 triệu chậu/cây. Diện tích cây cảnh có ứng dụng công nghệ cao đạt 10 - 15%. - Loại cây cảnh được trồng gồm: Nhóm cây cảnh truyền thống (đào, quất, mai, trà, đỗ quyên,…); nhóm cây làm cảnh có hoa (hoa giấy, mẫu đơn,…); nhóm cây làm cảnh có quả (cam đường canh, bưởi, đu đủ,...); nhóm cây cảnh lá (trầu bà, phú quý, thanh thiên, hồng môn, như ý, đuôi công, phát tài,…); nhóm bon sai, cây thế; nhóm các loại cỏ làm cảnh (cỏ sân gôn, cỏ lá tre, cỏ thảm,…); nhóm các loại cây cảnh khác.

Định hướng phát triển sản xuất hoa, cây cảnh tại các vùng khác Sản xuất hoa, cây cảnh tại các tỉnh ngoài vùng trọng điểm dự kiến diện tích trồng hoa khoảng 7,0 - 7,5 nghìn ha, sản lượng trên 2 tỷ cành/bông; diện tích trồng cây cảnh khoảng 2,5 - 3,0 nghìn ha, sản lượng khoảng 5,0 - 5,5 triệu chậu/cây. Các chủng loại hoa, cây cảnh được trồng cần được thường xuyên nghiên cứu, điều chỉnh cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng trong và ngoài tỉnh; đặc biệt là các loại hoa, cây cảnh phục vụ nhu cầu xây dựng nông thôn mới, các khu đô thị, khu công nghiệp.

Đề án nhấn mạnh nhiệm vụ khoa học công nghệ là tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân nghiên cứu chọn tạo, nhập nội những giống hoa, cây cảnh có tính trạng mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao giá trị về vẻ đẹp, về văn hóa và mục đích sử dụng của khách hàng trong và ngoài nước. Đối với những giống hoa, cây cảnh đủ điều kiện cần công bố lưu hành và bảo hộ bản quyền, đáp ứng điều kiện sản xuất, kinh doanh. Nghiên cứu, hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất hoa, cây cảnh từ khâu nhân giống, trồng, chăm sóc, tạo tán, thu hái, sơ chế, bảo quản sản phẩm; khuyến khích ứng dụng quy trình canh tác bền vững: hạn chế sử dụng hóa chất vô cơ; tăng cường sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ, vi sinh. Tiếp tục lưu giữ, bổ sung nguồn gen mới về hoa, cây cảnh góp phần làm phong phú nguồn sản phẩm hàng hóa và nguồn vật liệu di truyền phục vụ nghiên cứu chọn, tạo giống hoa, cây cảnh. Ưu tiên chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ mới, công nghệ số trong quản trị, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hoa, cây cảnh. Rà soát, bổ sung, điều chỉnh các tiêu chuẩn, quy chuẩn về hoa, cây cảnh.

Về thị trường tiêu thụ, cần tìm hiểu văn hóa sử dụng hoa, cây cảnh trong các gia đình người Việt Nam; thị trường tiêu thụ hoa, cây cảnh trong nước thường ngày và trong các dịp lễ hội, các sự kiện; nhu cầu sử dụng hoa, cây cảnh trong công sở, trên đường phố, khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp. Đa dạng hóa sản phẩm hoa, cây cảnh phục vụ các đối tượng; chú trọng đầu tư bao bì, nhãn mác, nguồn gốc sản phẩm. Tổ chức các lễ hội, triển lãm, chuyên đề về hoa, cây cảnh để giới thiệu, quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm hoa, cây cảnh Việt Nam. Đối với thị trường xuất khẩu: cần rà soát, bổ sung tự công bố lưu hành và bảo hộ bản quyền giống hoa, cây cảnh. Nghiên cứu văn hóa, thị hiếu sử dụng hoa, cây cảnh một số thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, khuyến khích doanh nghiệp liên kết với Hợp tác xã, Tổ hợp tác và hộ gia đình tổ chức sản xuất hoa, cây cảnh xuất khẩu; thực hiện các giải pháp tháo gỡ rào cản thương mại đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm hoa, cây cảnh.

Các địa phương cần định hướng phát triển hoa, cây cảnh trong phương án quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030; tạo điều kiện thuận lợi tối đa theo quy định của pháp luật để các doanh nghiệp thành lập và hoạt động sản xuất, kinh doanh hoa, cây cảnh. Doanh nghiệp, Hợp tác xã sẽ là động lực chính phát triển thị trường và liên kết với người sản xuất tiêu thụ sản phẩm hoa, cây cảnh. Thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ phát triển Hợp tác xã, Tổ hợp tác sản xuất hoa, cây cảnh cả về chiều rộng và chiều sâu; đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động và tăng cường năng lực cho Hợp tác xã sản xuất hoa, cây cảnh. Hộ gia đình tìm hiểu, nghiên cứu, tiếp thu khoa học công nghệ mới trong quá trình quản lý sản xuất, sử dụng giống, canh tác, sơ chế, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm hoa, cây cảnh. Đối với những cá nhân có năng khiếu về nhân giống, tỉa cành, tạo tán,… chủ động tham gia đào tạo kỹ năng, rèn luyện tay nghề; trường hợp cần thiết, đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận “Nghệ nhân”.

Xây dựng chuỗi sản xuất hoa, cây cảnh trong đó doanh nghiệp là trọng tâm liên kết với các hộ gia đình thông qua Hợp tác xã, Tổ hợp tác xây dựng vùng trồng, tổ chức sản xuất, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Qua đó, tạo bứt phá phát triển hoa, cây cảnh trong thời gian tới; hướng tới ngành hoa, cây cảnh phát triển toàn diện, bền vững, gắn với thực hiện xây dựng nông thôn mới.

Thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư phát triển ngành hoa, cây cảnh theo hướng xã hội hóa, chủ yếu là vốn của doanh nghiệp và người dân. Các hộ gia đình đầu tư phát triển sản xuất hoa, cây cảnh để hình thành vùng sản xuất. Hợp tác xã, Tổ hợp tác liên kết với các hộ gia đình và doanh nghiệp đầu tư nhà sơ chế, kho bảo quản sản phẩm hoa, cây cảnh. Doanh nghiệp đầu tư xây dựng thương hiệu; hệ thống bảo quản, tiêu thụ sản phẩm hoa, cây cảnh. Ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển hoa, cây cảnh thông qua lồng ghép các Chương trình, Đề án theo quy định của pháp luật để thực hiện các nhiệm vụ: Xây dựng cơ chế, chính sách; nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ; đào tạo nguồn nhân lực; đầu tư cơ sở hạ tầng về giao thông, thủy lợi, chợ đầu mối, sàn giao dịch; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường

Tổ chức thực hiện tốt các chính sách liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn: Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp; chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ; chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chính sách chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất; chính sách phát triển làng nghề; chính sách phát triển Hợp tác xã; Đồng thời, nghiên cứu báo cáo cấp có thẩm quyền ban hành chính sách mới hỗ trợ phát triển ngành hoa, cây cảnh như: Chính sách hỗ trợ sản xuất hoa, cây cảnh theo giá trị đầu tư; cho phép dùng cây cảnh, bon sai có giá trị để thế chấp vay vốn ngân hàng; địa điểm sản xuất hoa, cây cảnh là sản phẩm du lịch nông thôn.

Tăng cường hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế về khoa học kỹ thuật phục vụ phát triển hoa, cây cảnh như: Nghiên cứu chọn, tạo, nhập nội giống; quy trình canh tác hoa hạn chế tối đa sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; công nghệ bảo quản hoa; đầu tư sản xuất, kinh doanh; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hoa, cây cảnh.

Hội Sinh vật cảnh Việt Nam và các Hội liên quan phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh trồng hoa, cây cảnh thực hiện Đề án: Đề xuất xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách thực hiện Đề án; tuyên truyền, phổ biến các nội dung Đề án, chính sách thực hiện Đề án; chuyển giao khoa học công nghệ và hỗ trợ người sản xuất nhằm thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển ngành hoa, cây cảnh đến năm 2030.

Tiến Tùng

Tin mới

Cam Lục Ngạn được bảo hộ chỉ dẫn địa lý – Khẳng định thương hiệu nông sản đặc sản Bắc Ninh

Cam Lục Ngạn được bảo hộ chỉ dẫn địa lý – Khẳng định thương hiệu nông sản đặc sản Bắc Ninh

Cam Lục Ngạn chính thức được cấp Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý theo Quyết Định số 252/QĐ-SHTT ngày 02/4/2025 của Cục Sở hữu trí tuệ. Đây là bước ngoặt quan trọng trong hành trình khẳng định giá trị, chất lượng và danh tiếng của loại trái cây đặc sản nổi tiếng Bắc Giang (Nay là Bắc Ninh)– nơi điều kiện địa lý, khí hậu và kỹ thuật sản xuất tạo nên vị ngọt đậm đặc trưng.
Đồng Tháp: Biến phế phẩm thành tài nguyên, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Đồng Tháp: Biến phế phẩm thành tài nguyên, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Trong bối cảnh vùng đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với thách thức ngày càng gay gắt về môi trường, biến đổi khí hậu và áp lực tái cơ cấu sản xuất, việc “biến rác thành vàng” không còn là khẩu hiệu, mà đã trở thành hướng đi thực tế, hiệu quả và giàu tính lan tỏa.
Xây dựng Đề án trồng trọt giảm phát thải: Hướng đi bài bản vì mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030

Xây dựng Đề án trồng trọt giảm phát thải: Hướng đi bài bản vì mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030

Việt Nam đang từng bước hiện thực hóa cam kết giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050 bằng các hành động cụ thể trong lĩnh vực trồng trọt. Trong đó, xây dựng Đề án tổng thể về sản xuất trồng trọt phát thải thấp giai đoạn 2025–2030 là bước đi quan trọng, giúp chuyển đổi tư duy, quy trình canh tác và tạo nền tảng pháp lý đồng bộ nhằm giảm phát thải, nâng cao giá trị nông sản và bảo vệ môi trường sống.

Tin bài khác

Nông nghiệp Bắc Ninh: Hướng tới tương lai xanh bền vững

Nông nghiệp Bắc Ninh: Hướng tới tương lai xanh bền vững

Bắc Ninh, vùng đất giàu truyền thống văn hóa giữa lòng đồng bằng Bắc Bộ, không chỉ được biết đến là “thủ phủ công nghiệp điện tử” của cả nước, mà còn đang âm thầm kiến tạo một hành trình phát triển nông nghiệp hiện đại, xanh và bền vững. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu tăng trưởng xanh đang trở thành xu hướng toàn cầu, nông nghiệp Bắc Ninh đang cho thấy những chuyển động tích cực, từng bước định hình tương lai mới cho ngành nông nghiệp địa phương: Một tương lai xanh, sạch và bền vững.
Hội Nông dân TP. Hải Phòng: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp

Hội Nông dân TP. Hải Phòng: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp

Mới đây, Hội Nông dân TP.Hải Phòng vừa tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và sơ kết công tác Hội, phong trào nông dân 6 tháng đầu năm 2025.
Hội nghị toàn quốc đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021–2025

Hội nghị toàn quốc đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021–2025

Xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững không chỉ là nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, mà còn là chiến lược dài hạn mang tính toàn diện. Tại Hội nghị toàn quốc ngày 22/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Phải huy động cả hệ thống chính trị cùng hành động vì mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông dân văn minh, nông thôn hiện đại.
Xem thêm
Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Trải qua bao thăng trầm của thời gian, cốm làng Vòng – thứ quà quê mộc mạc mà tinh tế – vẫn giữ trọn hương vị thanh tao và vị thế riêng trong lòng người Hà Nội.
Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Chủ nhà vườn Phạm Huế không chỉ tạo tác cây cảnh, mà còn nuôi dưỡng một tình yêu bền bỉ với thiên nhiên, với nghệ thuật và với cội nguồn gia đình.
Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Nằm yên ả bên bờ bắc sông Hương, nhà vườn An Hiên từ lâu được mệnh danh là “tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế.
Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Vũ Xuân Lành (biệt danh “Gã Đầu Bạc”) vừa hoàn thành việc di dời cây sanh cổ thụ gần 100 năm tuổi từ An Giang về Hà Nội.
Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Chọn cây hợp mệnh không chỉ giúp “phúc khí đầy nhà, tài lộc vào cửa” mà còn tạo nên thế vượng bền vững cho gia đạo.
Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Trong truyền thống Á Đông, mỗi loại cây, mỗi vị trí trồng trong sân vườn đều mang theo một triết lý phong thủy sâu sắc.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân đã có những chia sẻ với Tạp chí Việt Nam hương sắc về tác phẩm xanh quê cổ thụ “Nam Tào Bắc Đẩu” có tuổi đời hơn 100 năm.
Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Chị Âu Chúc Mai (Kiên Giang) quyết định khởi nghiệp với sản phẩm nước rửa chén sinh học lên men từ... lá ổi, loại lá vốn bị xem là phế phẩm trong vườn nhà.
Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

Khu vườn của nghệ nhân Chử Minh Nghiệp ở Văn Giang (Hưng Yên) là không gian hoài cổ độc đáo, nơi hội tụ bonsai nghệ thuật và hàng trăm hiện vật đá cổ quý hiếm.
"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Không phải ngẫu nhiên mà tổ tiên ta đúc kết câu “đất lành chim đậu” – một câu thành ngữ ngắn gọn nhưng hàm chứa triết lý sống, triết lý ứng xử với thiên nhiên.
Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Hội đồng nhân dân TP Hà Nội khóa XVI vừa chính thức thông qua Nghị quyết về việc cho phép xây dựng một số công trình tạm trên đất nông nghiệp tại các bãi sông,
Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT của Bộ Nông nghiệp và Môi trường chính thức có hiệu lực, thay đổi quy trình kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu
Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg.
Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Việc chuyển đổi từ đơn vị hành chính ba cấp sang hai cấp đang đặt ra những thử thách chưa từng có cho doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực. Không chỉ gây ra
Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Nhiều người yêu thích cây cảnh nhưng lại gặp phải tình trạng chung: trồng cây nào, cây đó héo úa hoặc chết sau một thời gian ngắn.
Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Việc điều chỉnh địa giới hành chính đang khiến nhiều người nộp thuế bối rối khi địa chỉ trên hóa đơn không trùng với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Trung Quốc: Nông dân biến thứ rơm rạ bỏ đi thành món hàng ai cũng mua

Trung Quốc: Nông dân biến thứ rơm rạ bỏ đi thành món hàng ai cũng mua

Thay vì đốt bỏ như trước, các hợp tác xã nông dân nơi đây đã chủ động nghiên cứu, triển khai nhiều mô hình sử dụng rơm rạ theo hướng đa chức năng.
Hội Sinh vật cảnh tỉnh Thái Bình: Dấu ấn 32 năm xây dựng, phát triển và định hướng mới sau sáp nhập

Hội Sinh vật cảnh tỉnh Thái Bình: Dấu ấn 32 năm xây dựng, phát triển và định hướng mới sau sáp nhập

Sáng 12/7, Hội Sinh vật cảnh (SVC) tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 32 năm hoạt động, đồng thời đưa ra định hướng củng cố tổ chức hội.
Đại hội thành lập Câu lạc bộ Sinh vật cảnh Thường Tín: Hội nhập và phát triển trong kỷ nguyên mới

Đại hội thành lập Câu lạc bộ Sinh vật cảnh Thường Tín: Hội nhập và phát triển trong kỷ nguyên mới

Ngày 12/7/2025, tại Nhà văn hóa xã Hồng Vân, TP. Hà Nội. Đại hội thành lập Câu lạc bộ Sinh vật cảnh Thường Tín đã diễn trong không khí trang trọng, đầm ấm.
Hà Nội sẽ dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần từ năm 2031

Hà Nội sẽ dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần từ năm 2031

Từ năm 2026 đến 2031, Hà Nội sẽ hạn chế hoặc cấm hoàn toàn nhiều loại sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy và hàng hóa chứa vi nhựa.
Ngôi nhà cổ bằng gỗ quý trị giá 3.000 tỷ đồng: Trăm năm không mục, vẫn tỏa hương như mới

Ngôi nhà cổ bằng gỗ quý trị giá 3.000 tỷ đồng: Trăm năm không mục, vẫn tỏa hương như mới

Căn nhà cổ hơn 400 năm tuổi ở Trung Quốc được xây hoàn toàn từ gỗ kim tơ nam mộc - loại gỗ quý hiếm từng chỉ dùng trong cung điện xưa.
Loài cây dại một thời bị nhổ bỏ không thương tiếc, giờ bán giá "đắt như tôm tươi

Loài cây dại một thời bị nhổ bỏ không thương tiếc, giờ bán giá "đắt như tôm tươi'

Từng bị xem là “kẻ phá hoại” trong nông nghiệp, ké hoa đào – loài cây mọc hoang ở các vùng núi phía Bắc Việt Nam nay đang dần trở thành cái tên được săn đón
Loại rau được ví như "nhân sâm người nghèo", mọc đầy bờ rào, giàu dưỡng chất, hỗ trợ phòng bệnh

Loại rau được ví như "nhân sâm người nghèo", mọc đầy bờ rào, giàu dưỡng chất, hỗ trợ phòng bệnh

Loại rau dân dã này có thể hỗ trợ hạ đường huyết, giảm cholesterol, tăng đề kháng và cải thiện giấc ngủ, nhờ đó được ví như “nhân sâm của người nghèo”.
Một trong “tứ đại quốc khuyển" từng giúp vua Lê đánh giặc, nay là giống chó quý hiếm

Một trong “tứ đại quốc khuyển" từng giúp vua Lê đánh giặc, nay là giống chó quý hiếm

Từng giúp vua Lê đánh đuổi giặc Minh, giống chó Lài - một trong "tứ đại quốc khuyển" của Việt Nam giờ chỉ còn sót lại ở vài bản làng ven sông Mã, Thanh Hóa.
Doanh nghiệp phân bón nào hưởng lợi nhất khi giá dầu giảm và chính sách thuế GTGT mới có hiệu lực?

Doanh nghiệp phân bón nào hưởng lợi nhất khi giá dầu giảm và chính sách thuế GTGT mới có hiệu lực?

SSI dự báo doanh nghiệp phân bón sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2025, khi cùng lúc hưởng lợi từ giá dầu thế giới giảm sâu và chính sách thuế GTGT.
Nông dân đất Tổ đổi đời nhờ giống quả quen thuộc, xuất khẩu cả sang Anh - Mỹ

Nông dân đất Tổ đổi đời nhờ giống quả quen thuộc, xuất khẩu cả sang Anh - Mỹ

Bà Khuất Thị Thanh, một hội viên nông dân ở thôn Đại Đồng, xã Yên Trị, đã làm nên kỳ tích với cây bưởi Diễn, đưa trái cây quê nhà "xuất ngoại" sang Anh, Mỹ.
4 loại cây cảnh vừa đẹp mắt, lại được lương y khuyên trồng vườn nhà suốt nghìn năm qua

4 loại cây cảnh vừa đẹp mắt, lại được lương y khuyên trồng vườn nhà suốt nghìn năm qua

không chỉ là thú vui tao nhã, những chậu cây này còn gói ghém tri thức y học cổ truyền – vừa làm đẹp không gian, vừa mang theo công dụng chữa lành.
Người xưa quan niệm nên trồng 5 loài cây này trong nhà, lộc vào như nước

Người xưa quan niệm nên trồng 5 loài cây này trong nhà, lộc vào như nước

heo quan niệm dân gian, một số loài cây không chỉ mang lại không gian trong lành mà còn được xem là “lá bùa tự nhiên” giúp thu hút tài lộc, giữ vững bình an
Phát hiện nhiều dấu tích và cổ vật tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

Phát hiện nhiều dấu tích và cổ vật tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

Tại Tháp đôi Liễu Cốc (phường Kim Trà, Huế) đã phát hiện được các dấu tích quan trọng phục vụ công tác khai quật và bảo tồn.
Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ ngày 27/6/2025.
Những loại cây trồng quanh nhà “gắn liền phúc khí”, dân gian cho rằng không nên chặt bỏ

Những loại cây trồng quanh nhà “gắn liền phúc khí”, dân gian cho rằng không nên chặt bỏ

Theo quan niệm dân gian, những loại cây sau đây nếu đã bén rễ lâu năm trong vườn nhà thì nên giữ lại, bởi chặt bỏ đôi khi dễ dẫn tới xáo trộn về phong thủy.
Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín ghi dấu bằng chiều sâu nghệ thuật và sự chỉn chu trong từng tác phẩm trưng bày.
Xem thêm
Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Vũ Xuân Lành (biệt danh “Gã Đầu Bạc”) vừa hoàn thành việc di dời cây sanh cổ thụ gần 100 năm tuổi từ An Giang về Hà Nội.
Xem thêm
Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân đã có những chia sẻ với Tạp chí Việt Nam hương sắc về tác phẩm xanh quê cổ thụ “Nam Tào Bắc Đẩu” có tuổi đời hơn 100 năm.
Xem thêm
Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Việc nuôi động vật hoang dã, đặc biệt là các loài quý hiếm, đang được quy định chặt chẽ theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP và Nghị định 84/2021/NĐ-CP.
Xem thêm
Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Nghệ nhân Dũng Coca - người có hàng chục năm gắn bó với duối cảnh, đã chia sẻ cách khai thác, tuyển chọn và “thổi hồn” vào những gốc duối tự nhiên.
Xem thêm