Vợ chồng trẻ đổi đời nhờ nuôi gà "nhân đạo", bán trứng cho resort 5 sao
Từng là quản lý văn phòng với thu nhập ổn định tại Đà Nẵng, Lâm Phụng Điệp (SN 1990, quê xã Bình Phục, huyện Thăng Bình) và vợ là chị Võ Thị Kim Oanh (SN 1990) đã quyết định rời bỏ công việc công sở để trở về quê hương lập nghiệp. Khi đó, hành trang của họ chỉ là vài chục triệu đồng tích cóp cùng ước mơ làm giàu từ nông nghiệp.
Năm 2014, đôi vợ chồng trẻ bắt đầu với mô hình nuôi dúi sau khi học qua mạng, nhưng đã thất bại chỉ sau chưa đầy một năm khi đàn dúi chết gần hết. Không bỏ cuộc, họ chuyển sang trồng rau thủy canh - mô hình đang “gây sốt” lúc bấy giờ. Nhưng với nguồn vốn hạn chế và đầu ra bấp bênh, họ lại một lần nữa tay trắng.
“Học trên mạng thấy dễ, nhưng bắt tay vào làm mới biết là vô cùng khó”, anh Điệp chia sẻ.
![]() |
Từ hai bàn tay trắng, vợ chồng trẻ ở Quảng Nam từng bước gây dựng trang trại trứng gà "nhân đạo" đầu tiên tại Quảng Nam - (Ảnh: Mỹ An) |
Nhận thấy việc kinh doanh thức ăn gia cầm có tiềm năng, năm 2016, vợ chồng anh mạnh dạn vay hơn 1 tỷ đồng để làm đại lý cung cấp cám cho hàng chục hộ nuôi vịt trong vùng. Mỗi chuyến hàng được giao kèm thỏa thuận: khách thanh toán sau khi xuất bán vịt.
Tuy nhiên, cuối năm 2017, dịch cúm gia cầm bùng phát khiến vịt chết hàng loạt. Người nuôi lỗ nặng, không trả được nợ. Vợ chồng anh Điệp mất trắng vốn, lại bị doanh nghiệp cung cấp cám liên tục thúc ép đòi khoản nợ lên đến một tỷ đồng. Không còn cách nào khác, họ phải vay mượn khắp nơi để trả nợ.
“Tài sản cuối cùng là đôi nhẫn cưới, chúng tôi cũng phải bán đi. Bố mẹ khuyên nên dừng lại, đi làm công nhân để nuôi con cho ổn định, vì càng khởi nghiệp càng lỗ,” chị Oanh kể.
![]() |
Trang trại nuôi gà theo mô hình không nhốt lồng – đảm bảo điều kiện sống tự nhiên và phúc lợi động vật - (Ảnh: Mỹ An) |
Với khoản vay 100 triệu đồng cuối cùng từ người thân và bạn bè, anh Điệp chuyển hướng sang nuôi gà ác - giống gà nhỏ thường dùng để hầm thuốc bắc, lấy trứng. Anh cùng vài thanh niên khác thành lập Hợp tác xã Thanh niên Bình Phục, nhập về 1.300 con gà. Nhưng do thiếu kinh nghiệm, chỉ sau một tháng, hơn 1.000 con chết, chỉ còn lại khoảng 300 con.
Không nản lòng, anh rút kinh nghiệm từ việc chọn giống đến kỹ thuật chăm sóc. Dần dần, đàn gà ổn định, bắt đầu cho thu nhập từ trứng và thịt gà ác. Những quả trứng đầu tiên được rao bán trên mạng xã hội, rồi dần tìm được đầu ra tại các khu nghỉ dưỡng ở Hội An, Đà Nẵng.
![]() |
Gà được chăm sóc đúng kỹ thuật, không kháng sinh, cho ra những quả trứng sạch và giàu dinh dưỡng - (Ảnh: Mỹ An) |
![]() |
Ổ đẻ được thiết kế đúng tiêu chuẩn, giúp gà thoải mái và đảm bảo chất lượng từng quả trứng - (Ảnh: Mỹ An) |
Cuối năm 2022, trong một lần đọc báo chuyên ngành, anh Điệp biết đến khái niệm “trứng gà nhân đạo” - tức là trứng được đẻ bởi những con gà không bị nuôi nhốt trong lồng, được tự do đi lại, ăn uống tự nhiên và sống trong môi trường có phúc lợi động vật cao.
“Tôi phát hiện ở miền Trung khi đó mới chỉ có một mô hình kiểu này tại Bình Thuận. Trong khi các khách sạn, resort quốc tế lại rất quan tâm đến nguồn gốc thực phẩm, đặc biệt là tiêu chuẩn nhân đạo – dù giá có thể cao hơn trứng thường 20 - 30%. Tôi biết đây là cơ hội vàng của mình,” anh Điệp nhớ lại.
Tìm hiểu sâu hơn thông qua tổ chức Certified Humane (đơn vị quốc tế chuyên cấp chứng nhận chăn nuôi nhân đạo), anh Điệp quyết định đầu tư gần 1 tỷ đồng vào cuối năm 2023 để thuê 2.000m² đất, xây dựng chuồng trại rộng 600m², triển khai mô hình thử nghiệm 4.000 con gà theo tiêu chuẩn cage-free.
![]() |
Chị Oanh thu hoạch trứng mỗi sáng để kịp giao cho các khách sạn, resort cao cấp - (Ảnh: Mỹ An) |
Anh Điệp cho biết, Certified Humane là một chứng nhận quốc tế do tổ chức phi lợi nhuận Humane Farm Animal Care (HFAC) cấp, nhằm đảm bảo rằng các động vật trong chuỗi sản xuất thực phẩm như gà, bò, heo… được nuôi theo phương pháp nhân đạo, với phúc lợi động vật đặt lên hàng đầu.
Theo quy định của tổ chức này, từ thiết kế ổ đẻ, máng ăn, sào đậu, hệ thống thông gió đến khu vực tắm bụi,... cho gà đều phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định. Gà được ăn thức ăn không kháng sinh, uống nước sạch đạt chuẩn, tiếp cận dinh dưỡng 24/24.
“Ngay cả chỗ để gà tắm bụi - một tập tính tự nhiên - cũng phải thiết kế đúng chuẩn. Vì chỉ khi được đối xử tử tế, gà mới khỏe mạnh và đẻ trứng chất lượng cao,” anh Điệp lý giải.
Tháng 7/2024, trang trại của anh Điệp chính thức được cấp chứng nhận Certified Humane - “tấm vé vàng” giúp trứng gà của anh dễ dàng tiếp cận các khách hàng cao cấp.
![]() |
Anh Điệp "khoe" giấy chứng nhận do Certified Humane cấp cho trang trại gà "nhân đạo" của mình - (Ảnh: Mỹ An) |
Hiện nay, trang trại thu hoạch khoảng 3.000 quả trứng mỗi ngày, chủ yếu cung cấp cho các khách sạn, resort tại Quảng Nam và Đà Nẵng. Doanh thu hàng tháng đạt khoảng 450 - 500 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, vợ chồng anh lãi ròng khoảng 50 triệu đồng.
Từ hai bàn tay trắng, nay vợ chồng anh Điệp đã có thể thuê nhân công, chỉ giữ vai trò giám sát chất lượng và trực tiếp giao trứng cho khách mỗi sáng. Năm 2023, sản phẩm trứng gà “nhân đạo” của họ còn đoạt giải Nhì cuộc thi Khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Quảng Nam.
![]() |
Sản phẩm trứng gà nhân đạo giành giải Nhì cuộc thi Khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Quảng Nam 2023 - (Ảnh: Mỹ An) |
“Thị trường hiện rất rộng mở. Nhiều resort đang dần chuyển sang dùng trứng đạt chuẩn nhân đạo để phục vụ khách quốc tế, đặc biệt là khách châu Âu và Nhật Bản. Chúng tôi đang lên kế hoạch mở rộng quy mô trang trại gấp đôi để đáp ứng nhu cầu”, anh Điệp chia sẻ.
Tin mới


Một số điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với cá nhân và tổ chức theo Luật Thú y

Hoa giấy - Từ giàn hoa cổng nhà đến biểu tượng văn hóa Việt
Tin bài khác

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Vẻ đẹp hoa Lan Hoàng thảo kèn – Tinh hoa của núi rừng Tây Bắc

Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành tạo điều kiện cho Hà Nội quy hoạch dọc sông Hồng
Đọc nhiều

Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Làng nghề hoa cúc Ninh Giang: Giữ nghề trong cơn sóng chợ

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Bắc Ninh bán vải thiều vượt 105% kế hoạch

Vải thiều Việt sai trĩu quả giữa sa mạc Israel, năng suất chạm mốc 25 tấn/ha

Trung Quốc: Nông dân biến thứ rơm rạ bỏ đi thành món hàng ai cũng mua

Hội Sinh vật cảnh tỉnh Thái Bình: Dấu ấn 32 năm xây dựng, phát triển và định hướng mới sau sáp nhập

Đại hội thành lập Câu lạc bộ Sinh vật cảnh Thường Tín: Hội nhập và phát triển trong kỷ nguyên mới

Doanh nghiệp kiến nghị bố trí quỹ đất xây nhà máy chế biến nước vải thiều tại Bắc Ninh

“Siêu thực phẩm” rẻ tiền ở chợ Việt, đứng đầu bảng dinh dưỡng toàn cầu

Loài cây dại một thời bị nhổ bỏ không thương tiếc, giờ bán giá "đắt như tôm tươi"

Loại rau được ví như "nhân sâm người nghèo", mọc đầy bờ rào, giàu dưỡng chất, hỗ trợ phòng bệnh

Một trong “tứ đại quốc khuyển" từng giúp vua Lê đánh giặc, nay là giống chó quý hiếm

UNESCO công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên của Việt Nam

4 loại cây cảnh vừa đẹp mắt, lại được lương y khuyên trồng vườn nhà suốt nghìn năm qua

Người xưa quan niệm nên trồng 5 loài cây này trong nhà, lộc vào như nước

Phát hiện nhiều dấu tích và cổ vật tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục
