Chất lượng không khí xuống cấp: Đã đến lúc Hà Nội đầu tư mạnh cho không gian xanh
Sáng 21/3/2025, chỉ số chất lượng không khí AQI của Hà Nội đạt mức 180, đứng đầu danh sách các thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới theo hệ thống quan trắc IQAir. Tới 21h cùng ngày, Hà Nội tụt xuống vị trí thứ 4, với AQI vẫn ở mức cao là 160. Những con số này không chỉ là lời cảnh báo, mà còn phản ánh thực trạng đáng báo động mà thủ đô đang phải đối mặt. Không khí ở mức "đỏ" đồng nghĩa với việc bất kỳ ai tiếp xúc cũng đều có nguy cơ bị ảnh hưởng sức khỏe, đặc biệt là trẻ em, người cao tuổi và những người có bệnh lý nền về hô hấp, tim mạch.
Ô nhiễm không khí không còn là câu chuyện xa vời mà đã trở thành vấn đề nhức nhối trong cuộc sống hàng ngày. Bụi mịn, khí thải từ xe cộ, công trình xây dựng, khu công nghiệp len lỏi vào từng hơi thở, bào mòn sức khỏe người dân. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc tiếp xúc thường xuyên với không khí ô nhiễm có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp, hen suyễn, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh tim mạch và thậm chí là ung thư.
![]() |
Chỉ số chất lượng không khí AQI của Hà Nội đạt mức 180, đứng đầu danh sách các thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới theo hệ thống quan trắc IQAir./Ảnh Soha |
Chia sẻ với báo chí, BS Đoàn Dư Mạnh, Giám đốc Trung tâm Tim Mạch Quốc tế, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, cảnh báo: "Hít thở không khí ô nhiễm tại Hà Nội chẳng khác gì hút hai bao thuốc lá mỗi ngày". Đây không chỉ là vấn đề y tế mà còn là bài toán về phát triển đô thị bền vững.
Vậy giải pháp nào cho Hà Nội?
Không gian xanh là một trong những biện pháp quan trọng nhất để giảm thiểu ô nhiễm không khí. Cây xanh không chỉ hấp thụ CO₂, lọc bụi mịn mà còn giúp điều hòa nhiệt độ, cải thiện vi khí hậu đô thị. Những thành phố lớn trên thế giới như Singapore, Tokyo hay Paris đều đã đầu tư mạnh vào việc mở rộng diện tích cây xanh, tạo ra các công viên đô thị để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Hà Nội cũng cần có những bước đi quyết liệt hơn trong việc mở rộng và bảo vệ không gian xanh, thay vì chỉ trồng cây theo đợt mà thiếu quy hoạch dài hạn, việc này đã có ý kiến chuyên gia phản ánh trên báo chí về việc trồng cây xanh của Hà Nội thường làm theo đợt, theo chủng loại hoặc theo xu thế, trồng đồng loạt trên tất cả các tuyến chứ không có kịch bản và thực hiện bài bản.
![]() |
Người dân và du khách nước ngoài tập thể dục buổi sáng tại ven Hồ Hoàn Kiếm./Ảnh Xuân Tiến |
Việc quản lý hệ thống cây xanh được thành phố Hà Nội thực hiện theo Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị và Quyết định số 03/2023/QĐ-UBND ngày 28/2/2023 của UBND thành phố Hà Nội ban hành Quy định về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn.
Theo quyết định, Sở Xây dựng là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đối với toàn bộ hệ thống cây xanh đô thị; trồng mới cây xanh đô thị, quản lý, duy trì, chăm sóc, bảo tồn hệ thống cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa và cấp phép chặt hạ, dịch chuyển đối với các cây xanh đô thị theo danh mục thuộc cấp thành phố quản lý.
UBND các quận, huyện, thị xã trồng mới cây xanh đô thị, quản lý, duy trì, chăm sóc, bảo tồn hệ thống cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa và cấp phép chặt hạ, dịch chuyển đối với các cây xanh đô thị theo danh mục thuộc cấp huyện quản lý theo phân cấp. Nhìn chung, việc thay thế, trồng bổ sung triển khai còn mang tính chất nhỏ lẻ, chưa thực hiện tổng thể.
Chia sẻ với báo chí, TS.KTS Phạm Anh Tuấn - Chủ tịch Chi hội Kiến trúc sư cảnh quan Việt Nam cho biết, mặc dù gặt hái được nhiều thành tựu trong phát triển cây xanh đô thị nhưng chỉ số về tiêu chuẩn đất cây xanh của thành phố Hà Nội còn thấp, chưa đạt 50 cây/km. Với chỉ số này, khoảng cách cây xanh trung bình đang là hơn 20 m là khoảng cách quá xa cho tiêu chuẩn trồng cây đường phố. Khoảng cách trồng cây tiểu mộc, trung mộc và đại mộc lần lượt là: 4 - 8m, 8 - 12m và 12 - 15m.
Đặc biệt, thành phố Hà Nội vẫn chưa có danh sách chính thức quy định về các loại cây bóng mát trồng, hạn chế trồng và cấm trồng trong khu đô thị. Điều này đã khiến công tác quản lý gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát hoạt động trồng, thiếu cơ sở cho việc xử lý các trường hợp vi phạm trong công tác trồng cây đô thị.
Theo Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025, Sở Xây dựng chỉ đạo các đơn vị rà soát các cây bóng mát cong, xấu, nguy hiểm, già cỗi, kém phát triển, cây không thuộc danh mục cây đô thị trên một số tuyến phố.
Trên cơ sở đó, Sở Xây dựng sẽ lấy ý kiến phản biện của các tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học, người dân đối với các cây dự kiến chặt hạ, trồng thay thế; tổng hợp báo cáo UBND thành phố cho phép lập phương án tổng thể trồng thay thế cây bị chết, cây không phù hợp với cảnh quan, cây bị sâu bệnh không có khả năng điều trị, cây già cỗi, cây cong, nghiêng không bảo đảm yêu cầu thẩm mỹ, cây có nguy cơ gãy đổ không bảo đảm an toàn, cây thuộc danh mục cây cấm trồng trong đô thị.
![]() |
Khung cảnh buổi sáng thanh bình tại vườn hoa Lý Thái Tổ./Ảnh Xuân Tiến |
Bên cạnh đó, thời gian gần đây, câu chuyện về dịch chuyển cây xanh tại vườn hoa Lý Thái Tổ đã gây ra nhiều tranh cãi. Quận Hoàn Kiếm đề xuất cải tạo không gian này, trong đó có kế hoạch chặt hạ và dịch chuyển một số cây xanh để để phục vụ việc cải tạo, nâng cấp vườn hoa Lý Thái Tổ. Ngay lập tức, đề xuất này vấp phải ý kiến phản đối từ các chuyên gia quy hoạch và kiến trúc sư.
Theo thông tin báo Công an nhân dân(1), Kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng, Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam, nhận định rằng các cây cổ thụ quanh hồ Hoàn Kiếm không chỉ có giá trị sinh học mà còn mang ý nghĩa văn hóa, lịch sử sâu sắc. "Không phải cứ bỏ cây xanh để lấy khoảng đất trống là phương án tối ưu. Những hàng cây lâu năm ở đây không chỉ là lá phổi xanh mà còn là một phần của ký ức đô thị," ông nói.
Tương tự, TS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam, cũng cho rằng việc cải tạo không gian hồ Gươm cần một cách tiếp cận thận trọng, tránh tình trạng bê tông hóa và làm thay đổi cấu trúc sinh thái vốn có. Theo ông, các giải pháp tôn tạo mềm, giữ lại càng nhiều cây xanh càng tốt, mới là cách tiếp cận bền vững trong quy hoạch đô thị hiện đại.
Trước phản ứng từ dư luận, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo Sở Xây dựng phối hợp với các đơn vị liên quan để đánh giá lại phương án cải tạo vườn hoa Lý Thái Tổ. Đây là động thái cần thiết nhằm đảm bảo các quyết sách về đô thị không chỉ phục vụ phát triển hạ tầng mà còn phải tôn trọng thiên nhiên, giữ gìn bản sắc đô thị.
Nhìn rộng hơn, không gian xanh của Hà Nội đang triển khai thiếu quyết liệt. Nhiều dự án công viên chưa biết ngày nào về đích như Dự án xây dựng công viên - hồ điều hòa thuộc khu đô thị Tây Nam Hà Nội (ở phường Trung Hòa và phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy) dự kiến được đưa vào hoạt động năm 2016 với tổng mức đầu tư ban đầu khoảng 1.600 tỷ đồng, Tuy nhiên đến nay, bên trong dự án, nhiều hố đất được đào xới nham nhở, lâu ngày nước đọng thành những ao tù gây ô nhiễm. Theo cam kết của Công ty TNHH VNT, quý I/2023 sẽ hoàn thành hạng mục hồ điều hòa và hoàn thành, đưa vào sử dụng tất cả hạng mục dự án Công viên - hồ điều hòa KĐT Tây Nam Hà Nội vào quý IV năm nay. Tuy nhiên, hiện dự án mới đang đào hồ, các hạng mục khác vẫn chưa có động thái triển khai. Hay như Dự án Khu công viên văn hóa - vui chơi, giải trí - thể thao quận Hà Đông được tỉnh Hà Tây cũ phê duyệt quy hoạch trên địa bàn phường Hà Cầu và Kiến Hưng từ năm 2008. Đến tháng 11/2023, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết 1/500, dự kiến thực hiện trong năm 2024. Đến nay dự án Khu công viên văn hóa - vui chơi, giải trí, thể thao quận Hà Đông vẫn là bãi đất trống. Xung quanh khu vực dự án được quây tôn, có bảo vệ canh gác, hạn chế người ra vào.
Tại Đông Anh, được mệnh danh là “Disneyland” tại Việt Nam, công viên Kim Quy ở xã Vĩnh Ngọc, Đông Anh, Hà Nội được khởi công từ tháng 9/2016. Với quy mô khoảng 100.000 m2 cùng số vốn khoảng 4.600 tỷ đồng, Công viên Kim Quy hứa hẹn sẽ là một tổ hợp vui chơi giải trí và sự kiện đẳng cấp quốc tế. Tuy nhiên, đến nay vẫn chỉ là một khu đất trống, trở thành nơi chăn thả gia súc của người dân địa phương.
![]() |
Hồ Gươm không chỉ mang ý nghĩa về văn hóa, lịch sử mà đối với người dân Hà Nội, còn mang ý nghĩa tâm linh vô cùng to lớn và được xem là trung tâm của Hà Nội, là nơi tề tựu đầy đủ linh khí của trời đất./Ảnh Xuân Tiến |
Trong khi đó, công viên và hồ nước vốn được xem là "lá phổi xanh" của thành phố lại chưa được đầu tư đúng mức. Các công viên lớn như Thống Nhất, Bách Thảo hay Yên Sở vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, thiếu không gian sinh hoạt công cộng, nhiều công viên gần đây được cải tạo lại. Một số hồ nước trong thành phố đang bị lấn chiếm, ô nhiễm nghiêm trọng, làm giảm khả năng điều hòa không khí.
Hà Nội có thể học hỏi kinh nghiệm từ nhiều thành phố lớn trên thế giới. Singapore đã áp dụng chiến lược "Thành phố trong vườn" (City in a Garden) bằng cách tích hợp không gian xanh vào mọi dự án đô thị, từ các tuyến đường, khu dân cư đến các tòa nhà cao tầng. Paris đã khôi phục nhiều công viên bị lãng quên, tăng cường mảng xanh trên mái nhà và ban công. Trong khi đó, Tokyo đầu tư mạnh vào hệ thống giao thông công cộng, giảm thiểu ô nhiễm từ xe cá nhân, góp phần cải thiện chất lượng không khí.
Để hiệu quả hơn nữa, Hà Nội cần một chiến lược rõ ràng và dài hạn để phát triển không gian xanh, cần mở rộng diện tích cây xanh trên đầu người, đảm bảo mỗi quận huyện đều có đủ công viên và khu vui chơi công cộng. Các dự án hạ tầng mới phải tính toán đến yếu tố thiên nhiên, nhiều dự án chung cư cần giám sát việc thực hiện phát triển không gian xanh, tránh để tình trạng bê tông hóa lấn át cây xanh. Đồng thời, cần có cơ chế khuyến khích các tòa nhà xanh, vườn trên mái và mặt đứng cây xanh để tận dụng tối đa không gian trong đô thị.
Ngoài ra, việc giảm thiểu khí thải từ giao thông cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng không khí. Hà Nội cần đẩy mạnh phát triển hệ thống giao thông công cộng, khuyến khích người dân sử dụng xe buýt điện, xe đạp thay vì xe máy cá nhân. Các tuyến phố đi bộ, không gian công cộng cũng cần được mở rộng để tạo môi trường trong lành hơn cho người dân.
Chất lượng không khí xuống cấp là vấn đề không thể phớt lờ. Nếu không có những biện pháp quyết liệt ngay từ bây giờ, Hà Nội có nguy cơ trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới, với những hệ lụy nghiêm trọng về sức khỏe và môi trường sống. Đầu tư vào không gian xanh không chỉ giúp cải thiện chất lượng không khí mà còn nâng cao chất lượng sống, tạo nên một Hà Nội hiện đại nhưng vẫn hài hòa với thiên nhiên. Đã đến lúc thủ đô cần một cuộc cách mạng xanh thực sự, biến cây xanh, công viên và hồ nước thành ưu tiên hàng đầu trong quy hoạch đô thị.
Ghi chú:
(1).https://cand.com.vn/su-kien-binh-luan-thoi-su/cay-xanh-ven-ho-guom-co-y-nghia-van-hoa-lich-su-can-co-phuong-an-giu-gin-tot-nhat--i762772/
Tin mới


Đẩy mạnh tín dụng và cơ chế đầu tư cho ngành hoa, cây cảnh để khai thác hết tiềm năng sẵn có

Hội thảo “Cây cảnh - Thuốc nam chăm sóc sức khỏe cộng đồng” tại Hải Phòng
Tin bài khác

Ngành phân bón Việt Nam năm 2025: Bước chuyển mạnh từ thị trường và chính sách thuế

Vườn thẳng đứng bioponic: Khi sắc xanh nảy mầm giữa lòng phố thị

Phúc Yên, Vĩnh Phúc: Cần chú trọng gìn giữ lá phổi xanh trong hoạt động chỉnh trang đô thị

Xác định tuổi cây – Giải mã vòng đời của những chứng nhân thời gian

Khơi sắc mai vàng Long An bằng công nghệ cao và kỹ thuật nhân giống mới

Bí kíp vườn nhà: 9 mẹo đơn giản giúp cây cảnh khỏe mạnh, lá xanh rực rỡ

Bã cà phê – “thuốc tiên” giá 0 đồng giúp cây phát triển vượt trội

HP Việt Nam với chiến dịch trồng cây xanh vì một tương lai bền vững

Chọn mua bonsai sim tím: 5 điều cần biết để không “tiền mất, cây hỏng”

Hoa nở, lá xanh không nhờ nước mà nhờ bạn hiểu điều cây cảnh muốn

Hội thảo “Cây cảnh - Thuốc nam chăm sóc sức khỏe cộng đồng” tại Hải Phòng

Nước vo gạo được thêm thứ này, cây kiểng nào cũng phát triển mạnh

Vườn thẳng đứng bioponic: Khi sắc xanh nảy mầm giữa lòng phố thị

The Centric – Tổ hợp xanh hiện đại giữa lòng TP Hải Phòng

Sông Hồng Diamond City: Kiến tạo cuộc sống hiện đại hòa quyện cùng thiên nhiên

Kỹ thuật trồng và chăm sóc mai chiếu thủy toàn diện

Bỏ việc ở Nhật, 9X về quê nuôi hươu sao thu hơn nửa tỷ mỗi năm

"Biệt đội phá bẫy" giải cứu động vật hoang dã ở rừng nguyên sinh lớn nhất Quảng Nam

Eurowindow Twin Parks: Khơi nguồn cảm hứng sống xanh tinh khiết

Nhà máy gạch Viên Châu: Tiên phong ứng dụng kinh tế xanh tuần hoàn

Phát triển "thủ phủ sâm Ngọc Linh" thành trung tâm công nghiệp dược liệu cả nước

Mùa hè miền Tây trong ký ức: Trái chôm chôm đỏ và một khu vườn trĩu nỗi nhớ thương

5 dáng thế tùng la hán đẹp – đỉnh cao của nghệ thuật bonsai cổ

Họa sĩ 7X tái hiện hình ảnh tuổi thơ khiến nhiều người xa quê rưng rưng

Nơi ngắm hoa đỗ quyên đẹp nhất Việt Nam: Tây Bắc mùa rực rỡ

Chủ nhân bức tranh "Mùa sen" gây sốt mạng xã hội: Hình ảnh hoa sen chiếm trọn tâm trí tôi

Sự thật và huyền thoại về loài cây “biết đi” trong rừng nhiệt đới

Từ củi đốt thành “vàng trắng”: Hoàng hoa lê và cuộc lột xác triệu đô

Góc vườn nhỏ của cô gái trẻ đẹp ngỡ "biển hoa" khiến ai cũng trầm trồ

Phát hiện lại loài cá đầu rắn Chel sau 85 năm: Một kỳ tích trong thế giới động vật

Biến hóa sân thượng 33m² thành khu vườn đẹp như tranh vẽ giữa lòng thành phố

Quả la hán - Quả dại làm hàng rào ngày xưa, nay được săn lùng với giá cao, giúp thanh nhiệt, nhuận tràng

Biến ban công thành khu vườn mơ ước với những 5 loại cây leo chịu nắng, dễ trồng

"Biệt đội phá bẫy" giải cứu động vật hoang dã ở rừng nguyên sinh lớn nhất Quảng Nam

Lan hồ điệp – Kiêu sa như một bản tình ca giữa thiên nhiên làm say đắm lòng người

Huế: Khách mang chim cảnh đi cà phê phải có giấy tờ hợp pháp

Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Hội Sinh vật cảnh Việt Nam khóa VII: Hội tụ truyền thống, đổi mới và phát triển bền vững

Huế: Khách mang chim cảnh đi cà phê phải có giấy tờ hợp pháp

Hợp nhất 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình: Tỉnh mới nhiều đặc sản, du khách chen chân đến khám phá

Cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật: "Định hướng giá trị sản xuất toàn ngành hoa, cây cảnh năm 2025 đạt 70- 75 nghìn tỷ đồng"

Vườn Quốc gia Vũ Quang: Phát hiện nhiều loài động vật quý hiếm qua bẫy ảnh

Tín dụng xanh tại Agribank: Trao cơ hội cho cá nhân thực hiện hóa giấc mơ về dự án xanh

Doanh nghiệp Việt và hành trình thực thi ESG: Chìa khóa mở cánh cửa phát triển bền vững

Tín dụng xanh: Cơ hội vay vốn dễ dàng, lãi suất ưu đãi cho mô hình vườn sinh thái và sinh vật cảnh

Giải mã tín dụng xanh: Chìa khóa thúc đẩy phát triển bền vững trong xã hội hiện đại

Công ty Châu Giang tiên phong chuyển đổi số trong sản xuất lan hồ điệp

Loại ớt mang tên 1 loài chim thành đặc sản, giúp người Cơ Tu thoát nghèo

Nghệ nhân cụt tay "hô biến" gốc tre thành đồ nội thất giá chục triệu

Chàng trai Đà Nẵng "thổi hồn" củ quả thành những tác phẩm nghệ thuật sống động

HTX hoa Sen Vân Đài: Theo dấu chân công chúa Diệu Dung, trải nghiệm ngắm sen nở khoe sắc

Chiếc bánh “Giọt nước mắt của Mẹ”: Lời tri ân người Mẹ Việt Nam anh hùng trong ngày non sông sum họp

Trailer giới thiệu đặc san số 19/5 của Tạp chí Việt Nam hương sắc

Đa dạng các loại cây hoa quả bonsai đẹp mắt trong mùa hè

Chiêm ngưỡng cây xoài cổ thụ ở Khánh Hòa, quả hồng đỏ óng ánh như trong phim cổ trang

Chiêm ngưỡng ngôi chùa được làm từ vỏ ốc và san hô độc nhất vô nhị ở Việt Nam
