Triễn lãm Bonsai và Suiseki Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 16 tại Manila, Philipine 70 Năm chiến thắng Điện Biên Phủ Xuất nhập khẩu các sản phẩm nông thủy hải sản từ các thị trường Australia, Trung Quốc, Việt Nam, EU, USA Hội Sinh vật cảnh Việt Nam Vinhomes - Nơi hạnh phúc ngập tràn Toyota Việt Nam Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tổng Công ty Viễn thông Viettel - Viettel Telecom Vinfast - Oto Việt - Mãnh liệt tinh thần Việt Nam Tổng công ty Viễn Thông MobiFone

Đài hoa bụt giấm chữa ho, viêm họng

23/08/2022

Cây bụt giấm, còn gọi là bụp giấm, atiso đỏ…, có tên khoa học: Hibiscus subdariffla L., họ Bông (Malvaceae) cao 1,2 - 2m, phân nhánh gần gốc, mầu tím nhạt. Lá hình trứng, nguyên, mép lá có răng. Hoa đơn độc, mọc ở nách, gần như không có cuống. Tràng hoa màu vàng hồng hay tía, có khi trắng. Quả nang hình trứng, có lông thô mang đài mầu đỏ sáng bao quanh quả. Cây ra hoa từ tháng 7 đến tháng 10. Bộ phận dùng: Đài quả, lá. Đài hoa của cây bụt giấm còn gọi là “Atiso đỏ”.

Theo các nhà dinh dưỡng, cả lá, đài hoa bụt giấm có nhiều acid và protein và các loại vitamin A, B1, C, D, E, F cao. Quả khô của bụt giấm có chứa canxi oxalat, Gossypetin, Anthocyanin (có tác dụng kháng sinh) và Vitamin C. Hạt chứa 7,6% nước, 22,3% dầu, 24% protein, 13,5% chất xơ, 7% chất khoáng. Dầu hột bụt giấm có tác dụng chống nấm và bệnh ngoài da. Lá có vị chua chua, dùng làm rau ăn. Người ta thường dùng đài hoa có vị chua làm gia vị thay giấm, chế nước giải khát, làm mứt. Có nơi dùng chế xiro. 

Cây Bụp giấm

Theo Đông y, đài hoa bụt giấm có vị chua, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu, lợi mật. Còn theo tài liệu nước ngoài, hoạt chất từ bụt giấm có tính kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm, chống ôxy hóa, giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, tăng cường chức năng tiêu hóa, nhuận tràng, hạ huyết áp, làm giảm cholesterol trong máu, chống xơ vữa động mạch, giảm sự đọng lipid ở gan và bảo vệ tế bào gan. Đài hoa bụt giấm có tác dụng chống co thắt cơ trơn, làm thư giãn cơ trơn tử cung, làm hạ huyết áp và có tính kháng sinh, trị ho, viêm họng, lợi tiểu, lợi mật, mát gan, lọc máu, giảm áp suất mạch và kích thích nhu động ruột, kháng khuẩn và nhuận tràng. Lá cũng có tác dụng lợi tiểu, an thần và làm mát gan, quả để trị bệnh scorbut (bệnh thiếu vitamin C). Liều dùng từ 10 - 15 gr đài hoa, sắc hoặc hãm nước uống. Sau đây là một số công dụng của đài hoa bụt giấm:

Đài hoa bụt giấm dùng làm siro, mứt...
​​​​​​

- Chữa cao huyết áp: Dùng cao của đài hoa bụp giấm trộn cùng hydroxyd nhôm làm viên hoàn tương đương khoảng 0,60g dược liệu. Mỗi lần uống từ 3 đến 5 viên.

- Chữa bệnh gan mật, viêm họng và ho: Lấy đài hoa bụp giấm 10 – 15g, sắc hoặc hãm nước uống.

- Hỗ trợ trị xơ cứng động mạch: Dùng đài hoa 10 – 15g hãm lấy nước uống hằng ngày thay nước trà.

Đài hoa bụt giấm ngâm đường chữa rôm sảy, mụn nhọt, chữa ho

Đài hoa bụt giấm ngâm với đường hay mật ong có tác dụng mát gan, giải nhiệt, mát gan trong những ngày hè nóng bức. Có thể phòng rôm sảy, mụn nhọt, táo bón... cho trẻ trong những ngày hè bằng cách cho trẻ uống hoa bụt giấm ngâm đường hàng ngày. Đài hoa bụp giấm sau khi ngâm có vị ngọt ngọt, chua chua và đặc biệt rất giòn, ăn rất ngon. Sắc đài hoa mọng nước lấy nước uống hay hãm uống giúp cho tiêu hoá và trị các bệnh về mắt, viêm họng, bệnh tim và thần kinh, huyết áp cao, xơ cứng động mạch, ho (lúc giao mùa). Sau đây là cách là siro từ đài hoa bụp giấm: Dùng 1kg hoa atiso tươi, 800g đường cát trắng. Rửa sạch đài hoa, tách riêng phần cánh hoa và nhụy hoa. Phần nhụy có thể đem phơi khô sau đó hãm nước uống như hãm chè có tính thanh nhiệt, rất mát cơ thể. Phần cánh hoa cho vào lọ, cứ một lớp hoa một lớp đường cho đến hết. Để 3-5 ngày cho đường tan ra hết. Sau đó gắp riêng phần cánh hoa ra chảo, xào lửa nhỏ ăn rất giòn. Nước cốt Atiso sau khi ngâm đường được đun sôi để dùng lâu dài và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Tiên Sa

0 Bình luận

Tin tức khác

TextFooter
Thông báo
Đóng