Bí quyết nuôi chim cảnh
Việc khó nhất là thuần dưỡng chim mộc (chim bổi) xin xem phần sau phần này xin giới thiệu những bí quyết cơ bản trong việc nuôi các loại chim thuộc không những không bao giờ để chim bị chết một cách đáng tiếc mà còn luôn luôn đạt những yêu cầu về thưởng ngoạn:
Hình thức đẹp toàn diện: Hai cánh luôn ôm gọn thân mình. Màu sắc ở từng bộ phận thân thể của từng loài chim như các vùng lông, chân, móng, mỏ, mào đều bóng mượt, nổi bật đúng sắc tố mỗi bộ phận của chúng. Tác phong vô cùng lanh lợi: Đôi mắt sáng long lanh, đứng vươn cao, luôn xoay chuyển, nghiêng ngó, nhảy nhót, múa cánh rất nhiều, nhất là khi có người đến gần. Rất mau mồm mau miệng: gù, gáy, hót, nói tiếng người, kể chuyện nhiều, đúng quy luật hoạt động của từng loài chim. Giọng cao, trong trẻo, giàu làn điệu, dài hơi. Được như vậy là do chim không bị ốm yếu bệnh tật mà ngược lại rất béo khoẻ, đầy sức sống từ trong cơ thể của chúng. Bí quyết chăm sóc không khó, chỉ cần chịu khó là được.
Trước hết phải đảm bảo thật vệ sinh. Đáy lồng và cầu đậu luôn sạch sẽ nếu không chim sẽ bị hà chân và phát sinh các bệnh tật. Mỗi ngày phải rửa cóng và thay nước uống một lần. Đặc biệt giống yến hót rất sạch sẽ, nước nó đã tắm rồi là có khát cũng không uống. Nhiều nhất là ba ngày phải đưa cóng đựng thức ăn ra bỏ thức ăn thừa đi và lau rửa cóng sạch sẽ, khô ráo. Các thức ăn như sâu, cào cào, nhộng, thịt... phải tươi, trứng luộc cho vừa đủ ăn hết trong nửa ngày. Cuối ngày các thức ăn như trên còn thừa phải vứt đi.
Các thức ăn hạt như thóc, kê, đỗ xanh, phải vo đãi kỹ rồi phơi sấy thật khô. Cám, gạo rang tẩm trứng, bột tầm lòng đỏ trứng sau khi phơi khô đều phải sấy trên than lửa như thóc đến độ nóng bỏng mới đạt, để nguội rồi bỏ ngay vào dụng cụ đựng thật kín, không khí không vào được. Tuy vậy hạn sử dụng cũng chỉ khoảng 3 tháng. Các thức ăn khô dự trữ mà sờ thấy ẩm, ngửi không còn thơm là đã hỏng một thời gian rồi, nếu cho chim ăn là có hại, cần rút kinh nghiệm. Các loại quả cho chim ăn phải chín ngon, chỗ ủng chỗ vấp cần gọt bỏ đi. Rau cho yến ăn cũng phải chọn rau sạch và ngâm rửa cẩn thận. Tóm lại các thức ăn đều phải sạch sẽ, không ôi thiu, không bị nấm mốc, nhiễm trùng, không có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.
Điều quan trọng thứ hai là phải cho chim ăn thật đầy đủ các chất dinh dưỡng. Ngoài loại thức ăn thường xuyên cần tăng cường các thức ăn bổ dưỡng cho chim. Loài chim chuyên ăn hạt như chim gáy cần cho ăn thêm vừng đen, đỗ xanh hạt. Yến hót hay đã có bột tẩm lòng đỏ trứng vẫn phải cho ăn thêm trứng luộc hàng ngày hoặc ít ra là cách nhật. Các loài chim ăn sâu bọ, hoa quả nay ta nuôi hàng ngày bằng cám chim, cám gà cũng nên rang vừng hay rang lạc chín giã nhỏ hoặc nhộng tầm sấy khô giã nhỏ trộn lẫn vào cám cho tăng chất. Ngoài ra còn phải cho các loại chim có màu sắc ăn các thức ăn có tác dụng lên mầu chim như hồng yến cần cho ăn cà rốt, yểng cần cho ăn bột ngô vàng tẩm lòng đỏ trứng và ăn ớt đỏ thì chân, mỏ, mào mới nổi màu vàng đẹp đẽ. Bỏ chim đói hoặc thiếu chất, chim bị suy dinh dưỡng, sẽ gầy yếu, xấu mã, vực rất lâu lên và dễ mắc bệnh. Bỏ chim khát chỉ một ngày chim đã ốm. Nếu thay đổi thức ăn phải tập dần. Ngoài ra còn phải duy trì chế độ tắm nắng hợp lý và tắm nước thường xuyên cho chim. Nơi treo chim phải thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông và bốn mùa đều không có gió lùa. Chim rừng thì không lo muỗi đốt vì chúng vốn biết cách tự bảo bệ, khi ngủ đầu, chân đều được dấu kín. Chim nhà nuôi sinh sản như yến hót bắt buộc phải có áo lồng may bằng vải màu để ban đêm trùm chống muỗi.
Lê Quang Khang- Chuyên gia Sinh vật cảnh
Tin mới


Hoa giấy - Từ giàn hoa cổng nhà đến biểu tượng văn hóa Việt

Vẻ đẹp hoa Lan Hoàng thảo kèn – Tinh hoa của núi rừng Tây Bắc
Tin bài khác

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Xưởng sản xuất dụng cụ cây cảnh Anh Ngọc: Nơi tiếp lửa truyền thống đến đam mê nghề nghiệp

Nhật ký điện tử – Cầu nối giữa người sản xuất, người tiêu dùng và thị trường xuất khẩu
Đọc nhiều

Cây chè tổ Suối Giàng: Di sản sống của người Mông

Vùng trồng chè đặc sản ở Việt Nam: Di sản từ đất, tinh túy từ bàn tay người làm trà

Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Làng nghề hoa cúc Ninh Giang: Giữ nghề trong cơn sóng chợ

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Một số điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với cá nhân và tổ chức theo Luật Thú y

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Livestream - nghề tay trái hái ra tiền của nông dân Trung Quốc

Bắc Ninh bán vải thiều vượt 105% kế hoạch

Vải thiều Việt sai trĩu quả giữa sa mạc Israel, năng suất chạm mốc 25 tấn/ha

Trung Quốc: Nông dân biến thứ rơm rạ bỏ đi thành món hàng ai cũng mua

Hội Sinh vật cảnh tỉnh Thái Bình: Dấu ấn 32 năm xây dựng, phát triển và định hướng mới sau sáp nhập

Japfa vận hành nhà máy ấp trứng ở Đắk Lắk: Mỗi năm 40 triệu gà giống, công nghệ hiện đại hàng đầu Việt Nam

Loại quả siêu giàu dinh dưỡng, giảm lão hóa và hỗ trợ giảm cân ngay cả khi còn xanh

Doanh nghiệp kiến nghị bố trí quỹ đất xây nhà máy chế biến nước vải thiều tại Bắc Ninh

Cây một lá - loài thực vật quý hiếm bậc nhất tại Việt Nam và trên thế giới, có giá trị dược liệu cao

“Siêu thực phẩm” rẻ tiền ở chợ Việt, đứng đầu bảng dinh dưỡng toàn cầu

Công viên thực vật năm châu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam

UNESCO công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên của Việt Nam

4 loại cây cảnh vừa đẹp mắt, lại được lương y khuyên trồng vườn nhà suốt nghìn năm qua

Người xưa quan niệm nên trồng 5 loài cây này trong nhà, lộc vào như nước

Phát hiện nhiều dấu tích và cổ vật tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục
