Những lưu ý khi trồng và chăm sóc bonsai mini
Cây bonsai được phân loại theo kích thước thành nhóm cây đại, cây trung bình và cây nhỏ (bonsai mini). Không chỉ bonsai cỡ đại, những cây bonsai nhỏ cũng mang sức hấp dẫn lớn đối với người xem. Để có được một tác phẩm bonsai mini, cần chú ý đến những đặc điểm của cây và những lưu ý trong cách trồng, chăm sóc.
Chuẩn bị cho một cây bonsai mini
Bonsai cỡ nhỏ thuộc nhóm “Shohin bonsai”, thường có chiều cao dưới 20cm. Thường phải mất gần 20 năm để cây trưởng thành. Bonsai nhỏ lại được chia thành 2 loại, bonsai mini và bonsai siêu mini. Bonsai mini có chiều cao dưới 10cm, có thể được nâng bằng một tay. Chúng còn được gọi là “Mame bonsai”, có nghĩa là bonsai cỡ hạt đậu. Bonsai siêu mini có chiều cao khoảng 3cm. Đây là những cây bonsai nhỏ nhất có thể chỉ bằng đầu ngón tay và được trồng trong các chậu cảnh có kích thước chỉ bằng nắp chai.
Để tạo ra một tác phẩm bonsai siêu mini, trước tiên phải trồng một cây con (thường gieo từ hạt hoặc dùng phương pháp giâm cành). Các loại cây phù hợp, dễ trồng và lý tưởng cho người mới bắt đầu bao gồm các cây rụng lá như: Cây phong Nhật Bản, Hoàng dương Nhật Bản, cây Trục chính, Liên kiều, Cử Nhật Bản, Dẻ gai châu Âu, Trăn châu Âu…
Thời điểm lý tưởng để thu lấy cành giâm là khi các cành đủ cứng để chuyển thành một cây con mới và trước khi chồi mọc. Các loại cây phổ biến có thể được trồng từ hạt bao gồm: Thông đỏ, Thông đen Nhật Bản, Tuyết tùng, Bách Nhật Bản, Bách xù Trung Quốc. Một số loại cây thích hợp trồng làm “mame bonsai” gồm: Sơ-ri, Bìm bịp, Vân sam, Bách xù, Liễu, Liễu Sam…
Ưu điểm của việc trồng và chăm sóc cây bonsai mini là người chơi mất ít thời gian hơn, không tốn nhiều diện tích, cây sớm hình thành các dáng, thế... Trong quá trình giâm cành và gieo hạt để có một cây con, trước hết cần chú ý lựa chọn nguồn gốc cây giống. Những người mới bắt đầu có thể sử dụng các loại cây leo như cây Thường xuân. Khi giâm cành cần tránh chọn những cành có chồi mới mọc vì chúng sẽ bị thối do còn non. Nên đặt cành mới trồng vào nơi râm mát trong ít nhất 1 tuần, có thể kiểm tra xem cây có mọc chồi mới không.
Nếu chọn cách gieo hạt để có cây non, cần chú ý phủ lớp đất lên hạt dày tối thiểu bằng 2 đến 3 lần kích thước của hạt để chúng không bị rửa trôi khi tưới nước. Đảm bảo tưới đủ nước cho đến khi hạt bắt đầu nảy mầm và đặt chậu ra ngoài trời. Một số nghệ nhân chọn cách ươm hạt trong rêu ẩm. Hạt có thể mọc rễ trong vòng 3 tuần. Sau khi ra rễ, có thể chuyển chúng ra chậu.
Bước tiếp theo là loại bỏ những lá bị úa vàng hoặc lá giá, héo trên cành giâm hoặc cây con. Kiểm tra xem chậu có cân đối với cây không. Cho đất vào chậu. Sau đó, đặt cây con vào giữa và giữ cây cân bằng, tránh làm hỏng phần ngọn cây và cho thêm đầy đất. Nên rải một lớp rêu cắt nhỏ lên rồi cuối cùng rắc một lớp đất lên trên cùng và đặt chậu bonsai ở nơi có bóng râm trong 10 ngày, theo dõi tình trạng của cây và tưới nước thường xuyên. Nếu muốn uốn cây bonsai mini ngay từ sớm, cần sử dụng dây rất mỏng (như dây nhôm dày 1mm). Không di chuyển nhiều vì cây hơi yếu sau khi được thay chậu và uốn.
Những lưu ý khi chăm sóc cây
Bonsai siêu mini có những yêu cầu chăm sóc đặc biệt để có thể sống khỏe mạnh trong thời gian dài hơn. Chúng có thể dễ bị héo nếu không được chăm sóc thường xuyên.
Chọn nơi phù hợp: Giữ cây bonsai ở ngoài trời nơi có ánh nắng và không khí tối ưu. Cây cần 2 đến 3 giờ được tắm dưới ánh nắng trực tiếp mỗi ngày để phát triển khỏe mạnh. Có thể đặt chúng ở ban công, nhưng tránh đặt trực tiếp xuống đất vì côn trùng và nhiệt bức xạ của bê tông có thể làm hỏng cây. Có thể đặt những chậu cây nhỏ bé lên một chiếc bàn gỗ, một vài viên gạch hoặc một chiếc kệ.
Chăm sóc theo mùa: Các loại bonsai mini có yêu cầu chăm sóc khác nhau. Một số cây thích nhiều nắng, một số cây khác thích những nơi khô ráo và râm mát hơn. Do đó, cần xem xét đặc tính, nhu cầu của từng loại cây khi chăm sóc chúng. Việc chăm sóc cây cũng khác nhau theo mùa. Mùa hè nóng nực, chúng cần được tránh nắng gắt, có thể che cây bằng lưới. Ngoài ra, cần che cây khi thời tiết thay đổi. Trong mùa đông lạnh giá, những cây nhỏ bé này dễ bị tê cóng, nên chuyển chúng đến nơi có mái che. Vào mùa xuân và mùa thu, cần đảm bảo rằng cây nhận được đầy đủ ánh sáng mặt trời, nên đặt cây gần tường để chúng được chắn gió.
Tưới nước cho bonsai mini: Nhu cầu tưới nước của cây thay đổi theo mùa. Do chậu nhỏ nên đất trong chậu mau khô. Trong trường hợp tưới quá nhiều, chậu và đất giữ nước có thể gây thối rễ. Trong mùa hè, tưới nước cho cây 2 lần một ngày. Vào mùa xuân và mùa thu, tưới nước mỗi ngày một lần, trong mùa đông, tưới nước khoảng 3 ngày một lần.
Bón phân cho cây bonsai mini: Cả phân rắn và lỏng đều được sử dụng cho cây bonsai. Phân bón lỏng tồn tại trong thời gian ngắn, trong khi phân bón rắn có hiệu quả lâu dài đối với cây. Trong mùa sinh trưởng, nên bón phân lỏng pha loãng 2 lần/tháng, phân rắn nên được bổ sung vào bầu đất hai lần một năm.
Phòng trừ sâu bệnh: Để đảm bảo cây phát triển khỏe mạnh, hãy đặt cây ở nơi có ánh nắng và thông gió. Tưới nước đúng cách và bón phân cho cây. Cây cũng dễ bị côn trùng, sâu bệnh và nấm gây hại. Vì vậy, áp dụng thuốc khử trùng và thuốc trừ sâu mỗi tháng một lần để phòng ngừa.
Thay chậu: Việc thay chậu là rất quan trọng để duy trì một cây bonsai khỏe mạnh. Khi cây phát triển, rễ bao phủ toàn bộ không gian trong chậu. Kết quả là cây không thể nhận đủ oxy để phát triển. Mùa xuân là mùa lý tưởng để thay chậu cho hầu hết các loại cây. Khi thay chậu, lấy cây ra khỏi chậu, dùng kéo sạch cắt bỏ những rễ thừa và hư hỏng rồi thay đất và thay chậu cho cây. Đặt cây đã được thay chậu ở một vị trí có bóng râm cho đến khi rễ phục hồi giúp cây không bị sốc.
Một điều tuyệt vời là cây bonsai mini không cần nhiều năm để phát triển toàn diện. Nếu giâm cành, sau 1 tháng bạn có thể sở hữu một cây bonsai mini. Nếu trồng từ hạt, có thể mất 6-12 tháng. Trong những năm sau, cây con sẽ tiếp tục sinh trưởng và phát triển nếu được chăm sóc tốt./.
YẾN NHI
(Theo plantinterrarium.com và tổng hợp)
Tin mới


Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Xưởng sản xuất dụng cụ cây cảnh Anh Ngọc: Nơi tiếp lửa truyền thống đến đam mê nghề nghiệp
Tin bài khác

Nhật ký điện tử – Cầu nối giữa người sản xuất, người tiêu dùng và thị trường xuất khẩu

Bản đồ hành chính mới nhất của 34 tỉnh, thành Việt Nam năm 2025

Quản lý phân bón minh bạch: Chìa khóa bảo vệ đất, nước và nông sản Việt vào chuỗi cung ứng xanh
Đọc nhiều

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Ba nông dân đổi đời "trồng ra bạc tỷ" khi chuyển đổi cây trồng

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Văn Phú – Đèo Cả đề xuất Đại lộ cảnh quan ven sông Hồng

Lạng Sơn siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp, đảm bảo vụ mùa thắng lợi

Cây cũng biết hù dọa: 16 loài thực vật kỳ quái nhất thế giới

Báo quốc tế: Cá cơm ít dần, nước mắm truyền thống Việt Nam đối mặt tương lai bất định

Tìm lời giải cho bài toán khai thác đất bãi ven sông Hồng

Bắp cải tí hon: Giống rau "ngoại" đắt đỏ luôn bán chạy tại siêu thị Việt

Loại quả khổng lồ này đang là điểm nhấn thú vị của du lịch sáng tạo tại Đà Lạt

Chanh ngón tay: loại chanh đắt nhất thế giới, giới nhà giàu Việt vẫn tranh nhau đặt mua

Công ty Môi Trường Xanh trúng hàng loạt gói thầu chăm sóc cây xanh tại nhiều địa phương

Sầu riêng vươn đất đồi, hai nông dân đổi đời

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Những loại cây trồng quanh nhà “gắn liền phúc khí”, dân gian cho rằng không nên chặt bỏ

Thiên đường sen và thung lũng hoa giữa lòng Thủ đô

Không gian xanh đô thị: Cây - hoa cảnh có thể làm nên một thành phố đẹp đến mức nào?

Lá phổi sinh thái mang tên Công viên Thực vật cảnh Việt Nam

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh
