Phát triển kinh tế - xã hội 2021- 2030 với tinh thần 5 quyết tâm, 5 bảo đảm, 5 đẩy mạnh

Phát triển kinh tế - xã hội 2021- 2030 với tinh thần 5 quyết tâm
aa

(VNHS) - Ngày 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương

Theo chương trình, phiên họp thảo luận, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và quý I/2024, tình hình giải ngân vốn đầu tư công và 3 chương trình mục tiêu quốc gia; tình hình triển khai Nghị quyết 01 năm 2024 của Chính phủ, công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong tháng 3 và quý I/2024; báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023; cùng một số nội dung quan trọng khác.

Các đại biểu tập trung đánh giá tình hình tháng 3 và quý I, công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và chính quyền địa phương; những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế; phân tích nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; nhận định tình hình tháng 4 và quý II; đề ra nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới.

Về công tác chỉ đạo, điều hành, các báo cáo, ý kiến tại phiên họp thống nhất đánh giá, trong tháng 3 và từ đầu năm đến nay, Chính phủ, các bộ, ban, ngành và địa phương đã tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo các nhiệm vụ, giải pháp theo các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.Theo đó, đã tập trung chỉ đạo tổ chức đón Tết Nguyên đán vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, nghĩa tình, không để ai không có Tết.

Thủ tướng chủ trì cuộc họp thường kỳ tại Văn phòng Chính phủ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chính phủ đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, với việc hoàn thiện, trình Quốc hội thông qua Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) tại kỳ họp bất thường thứ 5; chuẩn bị các dự án luật phục vụ kỳ họp thứ 7 của Quốc hội; tổ chức 3 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật, xem xét, cho ý kiến đối với 19 dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 36 văn bản quy phạm pháp luật (31 nghị định, 5 quyết định quy phạm). Thủ tướng Chính phủ ban hành 10 chỉ thị, 27 công điện, tập trung xử lý các vấn đề cấp bách, mới phát sinh.

Cùng với đó, phê duyệt, sửa đổi, bổ sung các chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án, quy hoạch; trong đó có Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII. Tổ chức nhiều hội nghị quan trọng với cộng đồng doanh nghiệp, chuyên gia, nhà khoa học, tổ chức quốc tế, trưởng các cơ quan đại diện ở nước ngoài…

Tổ chức phiên họp thứ hai Tiểu ban Kinh tế-xã hội Đại hội XIV của Đảng; trình Bộ Chính trị Tờ trình, Đề cương Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2026-2030.

Triển khai hiệu quả nhiều hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế quan trọng; đàm phán, ký kết các điều ước, thỏa thuận quốc tế, trong đó nâng cấp quan hệ Việt Nam-Australia lên Đối tác Chiến lược toàn diện và nhiều sự kiện đối ngoại quan trọng khác.

Các báo cáo, ý kiến tại phiên họp cũng thống nhất đánh giá, nhìn chung, tình hình kinh tế-xã hội tháng 3/2024 tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực; kết quả tháng 3 tốt hơn tháng 1 và tháng 2; tính chung quý I hầu hết các lĩnh vực đạt kết quả tốt hơn so với cùng kỳ năm 2023. Quý I/2024 nhìn chung tốt hơn năm 2023, với "10 mặt được" nổi bật.

Cơ bản đồng ý các bài học kinh nghiệm đã nêu trong báo cáo và các ý kiến, Thủ tướng nhấn mạnh 5 bài học: Phải nắm chắc tình hình thực tiễn, phản ứng chính sách chủ động, kịp thời, linh hoạt, đúng thời điểm, hiệu quả; Phải tăng cường đoàn kết, nhất trí trong nội bộ từng cơ quan, đơn vị, đoàn kết trong cả hệ thống chính trị, đoàn kết toàn dân; Tích cực, chủ động giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, không né tránh, đùn đẩy trách nhiệm; bảo đảm tính tổng thể, bao trùm, toàn diện, thực chất, hiệu quả; Điều hành quyết liệt, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó; phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương để xử lý kịp thời, triển khai nhanh chóng, hiệu quả các cơ chế, chính sách đã ban hành; Giữ vững kỷ luật, kỷ cương; thực hiện nghiêm các quy định pháp luật; đồng thời vận dụng sáng tạo các chủ trương, đường lối của Đảng, các Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của Quốc hội, Chính phủ.

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục bám sát Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, sự lãnh đạo của Trung ương, Bộ Chính trị và lãnh đạo chủ chốt, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2021- 2030, các Kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025, các nghị quyết, chỉ thị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu thực hiện cao nhất, tốt nhất, phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng khoảng 6,5%, với tinh thần "Năm quyết tâm", "Năm bảo đảm" và "Năm đẩy mạnh".

Quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, vượt qua mọi thách thức; Quyết tâm thực hiện, không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm; không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác với phương châm "thắng không kiêu, bại không nản"; Quyết tâm bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung; đồng thời thúc đẩy phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm; Quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, tăng cường phân cấp, phân quyền, cắt giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp; Quyết tâm nỗ lực phấn đấu cao nhất để thúc đẩy các động lực tăng trưởng, phòng chống thiên tai, dịch bênh, ứng phó biến đổi khí hậu.

Thủ tướng cũng yêu cầu cần quyết tâm hoàn thành đường dây 500 kV mạch 3 vào 30/6 và hai dự án cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo và Diễn Châu-Bãi Vọt vào 30/4 tới đây.

Thủ tướng yêu cầu thực hiện tốt "Năm bảo đảm" gồm:

Bảo đảm thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, lãnh đạo chủ chốt, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ.

Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế và kiểm soát lạm phát, tạo nền tảng và điều kiện thuận lợi thúc đẩy tăng trưởng, phát triển nhanh và bền vững.

Bảo đảm phát triển lành mạnh, công khai, minh bạch các loại thị trường, gồm thị trường hàng hóa, dịch vụ; thị trường lao động; thị trường bất động sản, thị trường vốn (ngân hàng, chứng khoán, trái phiếu); thị trường khoa học công nghệ...; thúc đẩy phát triển các loại thị trường mới như thị trường tín chỉ carbon, dữ liệu…

Bảo đảm đầy đủ điều kiện để triển khai chế độ tiền lương mới từ ngày 1/7/2024.

Bảo đảm ổn định chính trị, an sinh xã hội, an ninh, an toàn, an dân; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.

Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện "Năm đẩy mạnh", gồm:

Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế trên tất cả các lĩnh vực, trong đó tiếp tục làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu) và bổ sung, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới (chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ và các ngành, lĩnh vực mới nổi như chíp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, hydrogen…).

Đẩy mạnh huy động mọi nguồn lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững. Đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia; triển khai có hiệu quả Đề án 06 và Trung tâm Dữ liệu quốc gia. Đẩy mạnh giải quyết khó khăn, vướng mắc, tuyệt đối không tạo thêm rào cản cho người dân, doanh nghiệp; xử lý, giải quyết các vấn đề, dự án tồn đọng kéo dài.

Đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược về hoàn thiện thể chế; xây dựng hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại; đào tạo nhân lực chất lượng cao. Trong đó, phấn đấu hoàn thành trong tháng 4 việc xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở…; chuẩn bị tốt các dự án luật trình tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV.

Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế, củng cố và nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Khẩn trương cụ thể hóa, khai thác có hiệu quả các điều ước quốc tế, thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao thành chương trình, dự án cụ thể.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp ở tất cả các cấp, các ngành.

Hoàng Anh

Tin mới

“Nuôi” thú cưng không cần cho ăn, không rụng lông, không lo bị cắn, kiếm tiền triệu mỗi ngày

“Nuôi” thú cưng không cần cho ăn, không rụng lông, không lo bị cắn, kiếm tiền triệu mỗi ngày

Tại đây, một làn sóng khởi nghiệp công nghệ mới đang nổi lên: kinh doanh chó robot – loài thú cưng không biết đói, không rụng lông và không bao giờ... ốm.
Hội Sinh vật cảnh tỉnh Quảng Ngãi đề nghị giữ tên gọi cũ sau khi sáp nhập Kon Tum

Hội Sinh vật cảnh tỉnh Quảng Ngãi đề nghị giữ tên gọi cũ sau khi sáp nhập Kon Tum

Sau khi hai tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum sáp nhập thành tỉnh Quảng Ngãi (mới), Hội Sinh vật cảnh tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản gửi Sở Nội vụ và UBND tỉnh, đề xuất tiếp tục sử dụng tên gọi “Hội Sinh vật cảnh tỉnh Quảng Ngãi” nhằm đảm bảo tính kế thừa, ổn định và thuận lợi trong quá trình tổ chức lại hệ thống hội theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
Ra mắt Tạp chí An ninh mạng Việt Nam

Ra mắt Tạp chí An ninh mạng Việt Nam

Ngày 15/7/2025, Tạp chí điện tử An ninh mạng Việt Nam - cơ quan ngôn luận của Hiệp hội An ninh mạng quốc gia (NCA) chính thức ra mắt và đi vào hoạt động, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc truyền tải tri thức và thông tin chuyên sâu về lĩnh vực an ninh mạng tại Việt Nam.

Tin bài khác

Chán bon chen phố thị, người trẻ Trung Quốc về quê nuôi gà kiếm vài trăm triệu mỗi lứa

Chán bon chen phố thị, người trẻ Trung Quốc về quê nuôi gà kiếm vài trăm triệu mỗi lứa

Lu Da Wei, chàng trai 31 tuổi đến từ thị trấn De Lu, tỉnh Vân Nam, là một trong số đó. Từ một “tay ngang” chưa từng biết đến kỹ thuật chăn nuôi, hiện anh đã trở thành chuyên gia trong lĩnh vực nuôi gà thịt, với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi lứa.
Hội Sinh vật cảnh Bình Dương: Đổi mới, sáng tạo và phát triển giữa khó khăn

Hội Sinh vật cảnh Bình Dương: Đổi mới, sáng tạo và phát triển giữa khó khăn

Giữa những khó khăn về tổ chức và điều kiện hoạt động, Hội Sinh vật cảnh Bình Dương vẫn giữ vững tinh thần đoàn kết, không ngừng sáng tạo để gắn kết hội viên và lan tỏa giá trị nhân văn đến cộng đồng. Những tác phẩm sinh vật cảnh đặc sắc, các hội thi chào mào, thủy sinh, hoa sứ, cùng hàng chục phần quà cho người nghèo... là minh chứng cho một tập thể Hội năng động, nghĩa tình và đầy bản lĩnh vượt khó, không chỉ duy trì đam mê nghệ thuật mà còn đóng góp tích cực cho đời sống xã hội địa phương.
Livestream - nghề tay trái hái ra tiền của nông dân Trung Quốc

Livestream - nghề tay trái hái ra tiền của nông dân Trung Quốc

Nông thôn Trung Quốc thu về 2.500 tỷ NDT từ bán hàng online. Livestream không chỉ là xu hướng, mà là động lực thúc đẩy nông thôn số hóa và hiện đại hóa sản xuất.
Xem thêm
Về Cao Thôn: Thăm "thủ phủ" hương trầm 300 năm tuổi ở Hưng Yên

Về Cao Thôn: Thăm "thủ phủ" hương trầm 300 năm tuổi ở Hưng Yên

Nép mình bên dòng sông Hồng hiền hòa, làng Cao Thôn (Hưng Yên) từ lâu đã trở thành biểu tượng của nghề làm hương trầm truyền thống.
Cây chè tổ Suối Giàng: Di sản sống của người Mông

Cây chè tổ Suối Giàng: Di sản sống của người Mông

Cây chè tổ ở Suối Giàng không chỉ là cổ thụ hàng trăm năm tuổi giữa rừng Shan tuyết, mà còn là biểu tượng văn hóa của đồng bào Mông.
Vùng trồng chè đặc sản ở Việt Nam: Di sản từ đất, tinh túy từ bàn tay người làm trà

Vùng trồng chè đặc sản ở Việt Nam: Di sản từ đất, tinh túy từ bàn tay người làm trà

Dưới đây là những vùng trồng chè nổi tiếng nhất cả nước cùng các thương hiệu đặc trưng đã tạo dấu ấn trong nước và trên thị trường quốc tế.
Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Mang đậm giá trị kiến trúc truyền thống, nhà vườn An Thư còn là một điểm đến văn hóa độc đáo, góp phần gìn giữ và truyền cảm hứng về di sản cố đô.
Làng nghề hoa cúc Ninh Giang: Giữ nghề trong cơn sóng chợ

Làng nghề hoa cúc Ninh Giang: Giữ nghề trong cơn sóng chợ

Làng hoa cúc Ninh Giang (thuộc phường Hòa Thắng, Khánh Hòa) suốt hơn 20 năm qua đã bền bỉ giữ gìn và phát triển nghề trồng hoa Tết.
Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Trải qua bao thăng trầm của thời gian, cốm làng Vòng – thứ quà quê mộc mạc mà tinh tế – vẫn giữ trọn hương vị thanh tao và vị thế riêng trong lòng người Hà Nội.
Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Chủ nhà vườn Phạm Huế không chỉ tạo tác cây cảnh, mà còn nuôi dưỡng một tình yêu bền bỉ với thiên nhiên, với nghệ thuật và với cội nguồn gia đình.
Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Nằm yên ả bên bờ bắc sông Hương, nhà vườn An Hiên từ lâu được mệnh danh là “tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế.
Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Vũ Xuân Lành (biệt danh “Gã Đầu Bạc”) vừa hoàn thành việc di dời cây sanh cổ thụ gần 100 năm tuổi từ An Giang về Hà Nội.
Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Chọn cây hợp mệnh không chỉ giúp “phúc khí đầy nhà, tài lộc vào cửa” mà còn tạo nên thế vượng bền vững cho gia đạo.
Tưới nước cây trầu bà bao nhiêu là đủ? Đừng để cây chết vì sai lầm đơn giản

Tưới nước cây trầu bà bao nhiêu là đủ? Đừng để cây chết vì sai lầm đơn giản

Tưới nước cây trầu bà tưởng đơn giản nhưng nếu làm sai, cây rất dễ bị úng rễ, vàng lá và chết dần. Đây là lỗi thường gặp ở những người mới trồng cây.
Một số điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với cá nhân và tổ chức theo Luật Thú y

Một số điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với cá nhân và tổ chức theo Luật Thú y

Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định rõ điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với từng chủ thể. Trong đó, cá nhân cần có chứng chỉ
Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Hội đồng nhân dân TP Hà Nội khóa XVI vừa chính thức thông qua Nghị quyết về việc cho phép xây dựng một số công trình tạm trên đất nông nghiệp tại các bãi sông,
Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT của Bộ Nông nghiệp và Môi trường chính thức có hiệu lực, thay đổi quy trình kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu
Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg.
Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Việc chuyển đổi từ đơn vị hành chính ba cấp sang hai cấp đang đặt ra những thử thách chưa từng có cho doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực. Không chỉ gây ra
Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Nhiều người yêu thích cây cảnh nhưng lại gặp phải tình trạng chung: trồng cây nào, cây đó héo úa hoặc chết sau một thời gian ngắn.
Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Việc điều chỉnh địa giới hành chính đang khiến nhiều người nộp thuế bối rối khi địa chỉ trên hóa đơn không trùng với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Hai loại gia vị đắt đỏ mang về hơn 15 triệu USD cho Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025

Hai loại gia vị đắt đỏ mang về hơn 15 triệu USD cho Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025

Trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam xuất khẩu 1.684 tấn bạch đậu khấu và nhục đậu khấu, thu về hơn 15 triệu USD.
Ông lão Đắk Lắk trồng thứ cây “cũ rích” mà kiếm hơn 1 tỷ đồng/năm

Ông lão Đắk Lắk trồng thứ cây “cũ rích” mà kiếm hơn 1 tỷ đồng/năm

Chỉ với hơn 4 sào đất tạp ở xã Ea Ktur (Đắk Lắk), năm 2024, ông Nguyễn Xuân Tân thu hơn 1 tỷ đồng nhờ trồng cau.
Japfa vận hành nhà máy ấp trứng ở Đắk Lắk: Mỗi năm 40 triệu gà giống, công nghệ hiện đại hàng đầu Việt Nam

Japfa vận hành nhà máy ấp trứng ở Đắk Lắk: Mỗi năm 40 triệu gà giống, công nghệ hiện đại hàng đầu Việt Nam

Japfa đang đầu tư mạnh vào chuỗi chăn nuôi khép kín tại Tây Nguyên, nổi bật là nhà máy ấp trứng gia cầm tại Đắk Lắk, công suất thiết kế 40 triệu con mỗi năm.
Loại quả siêu giàu dinh dưỡng, giảm lão hóa và hỗ trợ giảm cân ngay cả khi còn xanh

Loại quả siêu giàu dinh dưỡng, giảm lão hóa và hỗ trợ giảm cân ngay cả khi còn xanh

Chuối là một loại quả quen thuộc trong đời sống người Việt, không chỉ tốt khi chín vàng mà còn chứa nhiều lợi ích cho sức khỏe khi còn xanh.
Doanh nghiệp kiến nghị bố trí quỹ đất xây nhà máy chế biến nước vải thiều tại Bắc Ninh

Doanh nghiệp kiến nghị bố trí quỹ đất xây nhà máy chế biến nước vải thiều tại Bắc Ninh

Doanh nghiệp đề xuất tỉnh Bắc Ninh hỗ trợ bố trí quỹ đất để xây dựng nhà máy chế biến nước vải thiều cô đặc ngay tại vùng nguyên liệu.
Ngôi chùa kỳ lạ không thờ Phật, in trên tờ 20.000 đồng, là “bùa hộ mệnh” suốt hơn 400 năm

Ngôi chùa kỳ lạ không thờ Phật, in trên tờ 20.000 đồng, là “bùa hộ mệnh” suốt hơn 400 năm

Nằm giữa phố cổ Hội An, Chùa Cầu là công trình hơn 400 năm tuổi, độc đáo khi vừa là cầu, vừa là chùa nhưng không thờ Phật mà thờ thần Trấn Vũ.
5 loài hoa phong thủy được người xưa gửi gắm ước nguyện thịnh vượng và trường thọ

5 loài hoa phong thủy được người xưa gửi gắm ước nguyện thịnh vượng và trường thọ

Người xưa luôn chú trọng lựa chọn những loài hoa không chỉ đẹp mắt mà còn mang ý nghĩa tốt lành, tượng trưng cho sự thịnh vượng, trường thọ và bình an.
Công viên thực vật năm châu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam

Công viên thực vật năm châu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam

Với diện tích hơn 35.000 mét vuông, Đồi Vạn Hoa là công viên thực vật 5 châu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại.
UNESCO công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên của Việt Nam

UNESCO công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên của Việt Nam

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng mở rộng sang Vườn quốc gia của Lào hình thành Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên giữa hai quốc gia.
4 loại cây cảnh vừa đẹp mắt, lại được lương y khuyên trồng vườn nhà suốt nghìn năm qua

4 loại cây cảnh vừa đẹp mắt, lại được lương y khuyên trồng vườn nhà suốt nghìn năm qua

Không chỉ là thú vui tao nhã, những chậu cây này còn gói ghém tri thức y học cổ truyền – vừa làm đẹp không gian, vừa mang theo công dụng chữa lành.
Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín ghi dấu bằng chiều sâu nghệ thuật và sự chỉn chu trong từng tác phẩm trưng bày.
Xem thêm
Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Vũ Xuân Lành (biệt danh “Gã Đầu Bạc”) vừa hoàn thành việc di dời cây sanh cổ thụ gần 100 năm tuổi từ An Giang về Hà Nội.
Xem thêm
Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân đã có những chia sẻ với Tạp chí Việt Nam hương sắc về tác phẩm xanh quê cổ thụ “Nam Tào Bắc Đẩu” có tuổi đời hơn 100 năm.
Xem thêm
Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Việc nuôi động vật hoang dã, đặc biệt là các loài quý hiếm, đang được quy định chặt chẽ theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP và Nghị định 84/2021/NĐ-CP.
Xem thêm
Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Nghệ nhân Dũng Coca - người có hàng chục năm gắn bó với duối cảnh, đã chia sẻ cách khai thác, tuyển chọn và “thổi hồn” vào những gốc duối tự nhiên.
Xem thêm