Phát triển trục sông Hồng thành trục cảnh quan đô thị của Thủ đô

Phát triển trục sông Hồng thành trục cảnh quan đô thị của Thủ đô
aa

VNHS – Mặc dù Luật Thủ đô (sửa đổi), tới ngày 1/1/2025 mới chính thức có hiệu lực nhưng đây được xem là cú hích lớn đối với sự phát triển của Thủ đô, trong đó có việc tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ phát triển trục sông Hồng thành trục cảnh quan đô thị quan trọng của Thủ đô.

Phát triển sông Hồng trở thành biểu tượng mới của Thủ đô

Vị trí quan trọng của sông Hồng đã được cụ thể hóa rất rõ trong Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội. Giờ đây, với việc Luật thủ đô được thông qua, Thành phố Hà Nội sẽ được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch.

Bên cạnh đó, nguồn lực đất đai khu vực hai bên sông cũng sẽ phát huy được tối đa giá trị và giúp Hà Nội xây dựng mô hình thành phố ven sông xứng tầm với nhiều quốc gia trên thế giới. Từ đó, đưa sông Hồng trở thành biểu tượng mới của Thủ đô.

Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2045 nêu rõ, dù đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nhưng nhiều tiềm năng, lợi thế của Thủ đô vẫn chưa được đánh giá, khai thác, phát huy đầy đủ. Hà Nội chưa thể hiện rõ vai trò là trung tâm, động lực tăng trưởng và phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; năng lực cạnh tranh còn thấp, nhất là so với khu vực và thế giới.

Bản đồ quy hoạch Thủ đô Hà Nội

Hiện thực hóa khai thác và phát triển sông Hồng thành trục cảnh quan

Hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển chưa đáp ứng được yêu cầu; công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý đất đai, xây dựng, phát triển đô thị, trật tự, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường còn hạn chế; phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị chưa toàn diện, thiếu đồng bộ; nhiều dự án lớn chậm được triển khai, gây lãng phí nguồn lực; việc quy hoạch xây dựng các đô thị vệ tinh không đạt kế hoạch...

Trước tình hình đó, Bộ Chính trị yêu cầu nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, thực hiện nghiêm kỷ cương quy hoạch và quản lý quy hoạch, bảo đảm công khai, minh bạch, có tầm nhìn chiến lược, tư duy đột phá, vừa phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có, vừa tạo ra nguồn lực, không gian và động lực phát triển mới cho Thủ đô, gắn kết hài hòa, hợp lý, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các địa phương khác trong vùng và cả nước; trọng tâm là Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 với sông Hồng là trục xanh, cảnh quan trung tâm, phát triển đô thị hài hòa hai bên sông của Hà Nội.

Nghiên cứu tăng tỉ lệ đất phát triển đô thị; xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô tại khu vực phía Bắc (vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và phía Tây (vùng Hòa Lạc, Xuân Mai); xây dựng đô thị thông minh trên cơ sở phát triển khu vực hai bên trục Nhật Tân - Nội Bài; tập trung triển khai quy hoạch, đầu tư xây dựng, ổn định dân cư hai bên bờ sông Hồng và sông Đuống; quy hoạch phát triển không gian ngầm đô thị, không gian xanh và không gian công cộng...

Để đạt được mục tiêu đề ra, cần tập trung đầu tư phát triển, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của Thủ đô một cách tổng thể, đồng bộ, hiện đại và hiệu quả, trong đó chú trọng phân bổ, ưu tiên hợp lý nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, kết hợp với đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội cho các dự án kết cấu hạ tầng, nhất là dưới hình thức đối tác công tư (PPP), gắn với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho Thủ đô... Đầu tư xây dựng thêm các cầu qua sông Hồng, sông Đuống. Phấn đấu hoàn thành đường Vành đai 4 trước năm 2027 và chuẩn bị đầu tư, xây dựng đường Vành đai 5 trước năm 2030. Mở rộng, nâng cấp sân bay quốc tế Nội Bài; nghiên cứu, xây dựng thêm 1 sân bay quốc tế đáp ứng yêu cầu phát triển vùng Thủ đô và khu vực phía Bắc...

Ngày 24/5/2024, Bộ Chính trị đã tiếp tục ban hành Kết luận số 80-KL/TW về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Kết luận nêu rõ, Quy hoạch và Đồ án nói trên phải bảo đảm tính kế thừa và phát triển, có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược...; thống nhất, đồng bộ, không chồng chéo, mâu thuẫn với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành quốc gia. Đặc biệt, cần chú trọng nghiên cứu phương án phát triển trục sông Hồng để sông Hồng thực sự là trung tâm phát triển của Thủ đô với sự phân bổ hài hòa các không gian sinh thái, không gian văn hóa, lịch sử, không gian xanh, không gian đô thị hiện đại hai bên bờ sông Hồng, góp phần tạo diện mạo mới của Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại, với mục tiêu không gian phát triển sông Hồng sẽ là "biểu tượng phát triển mới" của Thủ đô.

Có thể thấy, chủ trương phát triển theo trục sông Hồng hiện đang có nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện. Nếu như ở phía Đông Bắc, quận Long Biên, huyện Gia Lâm và một phần tỉnh Hưng Yên (huyện Văn Giang) đã và đang chuyển mình vô cùng mạnh mẽ trong vòng dăm năm gần đây.

Sông Hồng có vai trò quan trọng trong quy hoạch phát triển Thủ đô Hà Nội. Ảnh: VGP/Thùy Chi

Ngược lên phía Bắc sông Hồng, huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh cũng đang có nhiều thuận lợi để đẩy mạnh đô thị hóa trên "nền đô thị, công nghiệp" hiện có. Ưu thế nổi bật nhất dễ dàng nhận thấy tại 3 huyện dự kiến sẽ trở thành "thành phố trong thành phố" là Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, các khu công nghiệp và một số tuyến giao thông đã được đầu tư khá đồng bộ như trục Nhật Tân - Nội Bài, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Lào Cai, đường 5 kéo dài...

Đặc biệt, theo quy hoạch, tại khu vực này, dự kiến còn có thêm 3 cây cầu lớn bắc qua sông Hồng gồm: Cầu Hồng Hà (nối huyện Mê Linh với huyện Đan Phượng), cầu Thượng Cát (nối huyện Đông Anh với quận Bắc Từ Liêm), cầu Tứ Liên (nối huyện Đông Anh với quận Tây Hồ).

Lợi thế phát triển của huyện Đông Anh và khu vực phía Bắc được dự báo sẽ còn lớn hơn khi UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 1045/2022/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỉ lệ 1/500 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở), trong đó phạm vi nghiên cứu trên địa bàn 55 phường, xã thuộc 13 quận, huyện, gồm: Đan Phượng, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì, Thường Tín, Mê Linh, Đông Anh, Long Biên và Gia Lâm.

Quy hoạch này sẽ là cơ sở pháp lý để các địa phương phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế vùng đất bãi sông Hồng mà vẫn bảo đảm tuân thủ các quy định về an toàn phòng, chống lũ lụt, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện đô thị hai bờ sông Hồng

Để sông Hồng thực sự là trung tâm phát triển của Thủ đô với sự phân bổ hài hòa các không gian sinh thái, không gian văn hóa, lịch sử, không gian xanh, không gian đô thị hiện đại hai bên bờ sông Hồng sẽ góp phần tạo diện mạo mới của Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại, với mục tiêu không gian phát triển sông Hồng sẽ là "biểu tượng phát triển mới" của Thủ đô. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện đô thị hai bờ sông Hồng, hiện UBND các địa phương trên địa bàn TP. Hà Nội đang lập quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 đối với các khu dân cư hiện có đối với việc nghiên cứu ý tưởng quy hoạch bãi nổi giữa và ven sông Hồng.

Đại diện UBND TP. Hà Nội cho biết, đối với định hướng chính của đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở): Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng (tỉ lệ 1/5.000) được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 1045/QĐ-UBND ngày 25/03/2022 nghiên cứu trên không gian đoạn sông Hồng dài khoảng 40km, từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở, với diện tích khoảng 10.996,16ha, thuộc địa bàn 55 phường, xã của 13 quận, huyện; quy mô dân số khoảng 300.000 người.

Đây sẽ là không gian thoát lũ sông Hồng đoạn qua khu vực đô thị trung tâm được xác định tại Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ) và Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình (Quyết định số 257/QĐ -TTg ngày 18/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ);

Đồng thời là trục không gian đặc trưng hành lang xanh: Cây xanh mặt nước, văn hóa lịch sử, cảnh quan chủ đạo của đô thị trung tâm, với các chức năng chính là công trình công cộng, các công viên cây xanh, văn hóa dịch vụ du lịch, giải trí biểu tượng của Thủ đô, phục vụ các hoạt động lễ hội, du lịch; Hình thành trục không gian văn hóa - cảnh quan sinh thái Hồ Tây - Cổ Loa;

Phát triển hệ thống giao thông và đầu mối hạ tầng kỹ thuật để cải thiện điều kiện sống theo hướng hiện đại, an toàn và khuyến khích các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao ngoài trời (đi bộ, xe đạp,...); hệ thống hạ tầng kỹ thuật kết nối với các khu vực liền kề, đặc biệt là hệ thống đường trục và hệ thống mạng lưới đường ven sông; kết nối giao thông đường bộ và đường thủy, tạo điều kiện và động lực phát triển cho khu vực và Thành phố;

Cải tạo chỉnh trang, tái thiết hệ thống dân cư hiện hữu được tồn tại, bảo vệ theo Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình; bảo tồn các công trình di tích, kiến trúc có giá trị lịch sử, kết hợp khai thác quỹ đất phát triển mới tạo lập diện mạo cảnh quan đô thị hai bên sông Hồng.

Để triển khai thực hiện quy hoạch phân khu đô thị được duyệt, Thành phố Hà Nội sẽ tập trung chỉ đạo: Về quy hoạch xây dựng: Giao chính quyền địa phương các quận, huyện và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai: Xác định cụ thể pháp lý về sử dụng đất đối với từng lô đất trong khu dân cư hiện có, làm cơ sở cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cấp giấy phép xây dựng theo quy định.

Kiểm tra, quản lý, giám sát xây dựng theo Quy hoạch, xử lý các trường hợp xây dựng sai Quy hoạch theo thẩm quyền và quy định của Pháp luật. Rà soát, điều chỉnh các chương trình, kế hoạch, quy hoạch, dự án đầu tư có liên quan trên địa bàn phù hợp với Quy hoạch phân khu được duyệt.

Hà Nội cần lắm những khoảng không gain xanh trong quy hoạch đô thị

Quản lý chặt chẽ hành lang bảo vệ đê điều, đất bãi sông, bãi nổi theo đúng quy định của pháp luật về đê điều, chống lấn chiếm vi phạm, nhất là sau khi hình thành các tuyến đường ở bãi sông theo quy hoạch. Có giải pháp quản lý khu dân cư tập trung hiện có được tồn tại theo quy định; không để phát triển thêm về số khu, diện tích, số hộ dân ngoài bãi sông.

Đồng thời rà soát, xây dựng phương án, lộ trình di dời các khu vực dân cư ở khu vực lòng sông co hẹp, nguy cơ mất an toàn khi có lũ lớn (theo Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều) và các hộ dân cư vi phạm pháp luật về đê điều, nằm trong phạm vi bảo vệ đê điều, khu vực đang bị sạt lở nguy hiểm theo quy định.

Về công tác đầu tư xây dựng, trước mắt, thành phố sẽ có kế hoạch cải tạo chỉnh trang các khu dân cư hiện có được tồn tại, bảo vệ theo Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, bổ sung hạ tầng xã hội (trường học, công cộng, cây xanh…) nhằm nâng cao đời sống dân cư; Di dời các khu vực lấn chiếm bãi sông, khai thác cảnh quan ven sông vào mục đích không gian công cộng cho Thành phố.

Bên cạnh đó, xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống hạ tầng khung trong đó ưu tiên xây dựng tuyến đường ven sông làm cơ sở để cải tạo chỉnh trang khu vực hai bên bờ sông. Từng bước xây dựng các tuyến giao thông kết nối từ đê chính đến tuyến đường ven sông để hướng Thành phố "quay mặt" ra sông Hồng; Quá trình lập các Quy hoạch chi tiết các Dự án đầu tư sẽ xin ý kiến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo đúng quy định tại Điều 26 Luật Đê điều.

Sau khi các tuyến đường ven sông được xây dựng và kết nối với khu vực lân cận, các công viên ven sông được hình thành, sông Hồng sẽ phát huy được hết giá trị trục cảnh quan, không gian xanh, trở thành điểm đến cho người dân Thủ đô và khu vực. Cùng với việc xây dựng thêm các cây cầu kết nối hai bờ sông, sông Hồng sẽ trở thành trục không gian xanh trung tâm của Thành phố, khi đó sức hấp dẫn cũng như giá trị của sông Hồng, không chỉ nằm ở quỹ đất hai bên sông mà sẽ có tính lan toả, là động lực phát triển cho cả khu vực phía Bắc và phía Nam sông Hồng, tăng thêm sức thu hút đầu tư cho thành phố Hà Nội, làm cho thành phố Hà Nội trở thành thành phố xanh, sạch, "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".

Hiện nay, UBND các địa phương đang tổ chức lập quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 đối với các khu dân cư hiện có (được phép tồn tại), đối với việc nghiên cứu ý tưởng quy hoạch bãi nổi giữa và bãi ven sông Hồng, UBND Thành phố Hà Nội đã giao UBND quận Hoàn Kiếm chủ trì tổ chức nghiên cứu lập Đề án "Phát triển bãi nổi giữa và ven sông Hồng thành Công viên văn hóa đa chức năng". Trên cơ sở đó, UBND các quận Ba Đình, Tây Hồ, Long Biên phối hợp thực hiện nhằm từng bước cụ thể hóa theo định hướng chính của đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng.

T. CH (Nguồn : chinhphu.vn)

Tin mới

Doanh nghiệp phân bón nào hưởng lợi nhất khi giá dầu giảm và chính sách thuế GTGT mới có hiệu lực?

Doanh nghiệp phân bón nào hưởng lợi nhất khi giá dầu giảm và chính sách thuế GTGT mới có hiệu lực?

SSI dự báo doanh nghiệp phân bón sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2025, khi cùng lúc hưởng lợi từ giá dầu thế giới giảm sâu và chính sách thuế GTGT mới có hiệu lực.
Loại rau được ví như "nhân sâm người nghèo", mọc đầy bờ rào, giàu dưỡng chất, hỗ trợ phòng bệnh

Loại rau được ví như "nhân sâm người nghèo", mọc đầy bờ rào, giàu dưỡng chất, hỗ trợ phòng bệnh

Loại rau dân dã này có thể hỗ trợ hạ đường huyết, giảm cholesterol, tăng đề kháng và cải thiện giấc ngủ, nhờ đó được ví như “nhân sâm của người nghèo”.
Chiêm ngưỡng cây bonsai cần thăng hơn 100 tuổi, gốc xù như hóa đá

Chiêm ngưỡng cây bonsai cần thăng hơn 100 tuổi, gốc xù như hóa đá

Cây bonsai cần thăng hơn 100 tuổi, cao 1,5 m, tán rộng 2 m, gốc xù xì như hóa đá, được ông Trương Ngọc Xuân (Hà Nội) xem là báu vật trong vườn.

Tin bài khác

Một trong “tứ đại quốc khuyển" từng giúp vua Lê đánh giặc, nay là giống chó quý hiếm

Một trong “tứ đại quốc khuyển" từng giúp vua Lê đánh giặc, nay là giống chó quý hiếm

Từng giúp vua Lê đánh đuổi giặc Minh, giống chó Lài - một trong "tứ đại quốc khuyển" của Việt Nam giờ chỉ còn sót lại ở vài bản làng ven sông Mã, Thanh Hóa.
Nông dân đất Tổ đổi đời nhờ giống quả quen thuộc, xuất khẩu cả sang Anh - Mỹ

Nông dân đất Tổ đổi đời nhờ giống quả quen thuộc, xuất khẩu cả sang Anh - Mỹ

Phú Thọ – Từ vùng đất từng chỉ biết đến ngô, lúa với năng suất thấp, bà Khuất Thị Thanh, một hội viên nông dân ở thôn Đại Đồng, xã Yên Trị, đã làm nên kỳ tích với cây bưởi Diễn, đưa trái cây quê nhà "xuất ngoại", tạo việc làm, chia sẻ kinh nghiệm, và trở thành biểu tượng của sự đổi thay bền vững nơi đất Tổ.
Hoa giấy - Từ giàn hoa cổng nhà đến biểu tượng văn hóa Việt

Hoa giấy - Từ giàn hoa cổng nhà đến biểu tượng văn hóa Việt

Hoa giấy từ lâu đã trở thành một phần thân thuộc trong đời sống người Việt không chỉ bởi vẻ đẹp giản dị mà còn vì những giá trị văn hóa, thẩm mỹ và sinh thái mà loài hoa này mang lại. Nhưng điều gì khiến hoa giấy trở nên đặc biệt đến vậy, khiến người ta chẳng thể lãng quên?
Xem thêm
Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Trải qua bao thăng trầm của thời gian, cốm làng Vòng – thứ quà quê mộc mạc mà tinh tế – vẫn giữ trọn hương vị thanh tao và vị thế riêng trong lòng người Hà Nội.
Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Chủ nhà vườn Phạm Huế không chỉ tạo tác cây cảnh, mà còn nuôi dưỡng một tình yêu bền bỉ với thiên nhiên, với nghệ thuật và với cội nguồn gia đình.
Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Nằm yên ả bên bờ bắc sông Hương, nhà vườn An Hiên từ lâu được mệnh danh là “tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế.
Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Vũ Xuân Lành (biệt danh “Gã Đầu Bạc”) vừa hoàn thành việc di dời cây sanh cổ thụ gần 100 năm tuổi từ An Giang về Hà Nội.
Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Chọn cây hợp mệnh không chỉ giúp “phúc khí đầy nhà, tài lộc vào cửa” mà còn tạo nên thế vượng bền vững cho gia đạo.
Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Trong truyền thống Á Đông, mỗi loại cây, mỗi vị trí trồng trong sân vườn đều mang theo một triết lý phong thủy sâu sắc.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân đã có những chia sẻ với Tạp chí Việt Nam hương sắc về tác phẩm xanh quê cổ thụ “Nam Tào Bắc Đẩu” có tuổi đời hơn 100 năm.
Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Chị Âu Chúc Mai (Kiên Giang) quyết định khởi nghiệp với sản phẩm nước rửa chén sinh học lên men từ... lá ổi, loại lá vốn bị xem là phế phẩm trong vườn nhà.
Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

Khu vườn của nghệ nhân Chử Minh Nghiệp ở Văn Giang (Hưng Yên) là không gian hoài cổ độc đáo, nơi hội tụ bonsai nghệ thuật và hàng trăm hiện vật đá cổ quý hiếm.
"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Không phải ngẫu nhiên mà tổ tiên ta đúc kết câu “đất lành chim đậu” – một câu thành ngữ ngắn gọn nhưng hàm chứa triết lý sống, triết lý ứng xử với thiên nhiên.
Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Hội đồng nhân dân TP Hà Nội khóa XVI vừa chính thức thông qua Nghị quyết về việc cho phép xây dựng một số công trình tạm trên đất nông nghiệp tại các bãi sông,
Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT của Bộ Nông nghiệp và Môi trường chính thức có hiệu lực, thay đổi quy trình kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu
Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg.
Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Việc chuyển đổi từ đơn vị hành chính ba cấp sang hai cấp đang đặt ra những thử thách chưa từng có cho doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực. Không chỉ gây ra
Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Nhiều người yêu thích cây cảnh nhưng lại gặp phải tình trạng chung: trồng cây nào, cây đó héo úa hoặc chết sau một thời gian ngắn.
Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Việc điều chỉnh địa giới hành chính đang khiến nhiều người nộp thuế bối rối khi địa chỉ trên hóa đơn không trùng với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Trung Quốc: Nông dân biến thứ rơm rạ bỏ đi thành món hàng ai cũng mua

Trung Quốc: Nông dân biến thứ rơm rạ bỏ đi thành món hàng ai cũng mua

Thay vì đốt bỏ như trước, các hợp tác xã nông dân nơi đây đã chủ động nghiên cứu, triển khai nhiều mô hình sử dụng rơm rạ theo hướng đa chức năng.
Hội Sinh vật cảnh tỉnh Thái Bình: Dấu ấn 32 năm xây dựng, phát triển và định hướng mới sau sáp nhập

Hội Sinh vật cảnh tỉnh Thái Bình: Dấu ấn 32 năm xây dựng, phát triển và định hướng mới sau sáp nhập

Sáng 12/7, Hội Sinh vật cảnh (SVC) tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 32 năm hoạt động, đồng thời đưa ra định hướng củng cố tổ chức hội.
Đại hội thành lập Câu lạc bộ Sinh vật cảnh Thường Tín: Hội nhập và phát triển trong kỷ nguyên mới

Đại hội thành lập Câu lạc bộ Sinh vật cảnh Thường Tín: Hội nhập và phát triển trong kỷ nguyên mới

Ngày 12/7/2025, tại Nhà văn hóa xã Hồng Vân, TP. Hà Nội. Đại hội thành lập Câu lạc bộ Sinh vật cảnh Thường Tín đã diễn trong không khí trang trọng, đầm ấm.
Hà Nội sẽ dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần từ năm 2031

Hà Nội sẽ dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần từ năm 2031

Từ năm 2026 đến 2031, Hà Nội sẽ hạn chế hoặc cấm hoàn toàn nhiều loại sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy và hàng hóa chứa vi nhựa.
Ngôi nhà cổ bằng gỗ quý trị giá 3.000 tỷ đồng: Trăm năm không mục, vẫn tỏa hương như mới

Ngôi nhà cổ bằng gỗ quý trị giá 3.000 tỷ đồng: Trăm năm không mục, vẫn tỏa hương như mới

Căn nhà cổ hơn 400 năm tuổi ở Trung Quốc được xây hoàn toàn từ gỗ kim tơ nam mộc - loại gỗ quý hiếm từng chỉ dùng trong cung điện xưa.
Loại rau được ví như "nhân sâm người nghèo", mọc đầy bờ rào, giàu dưỡng chất, hỗ trợ phòng bệnh

Loại rau được ví như "nhân sâm người nghèo", mọc đầy bờ rào, giàu dưỡng chất, hỗ trợ phòng bệnh

Loại rau dân dã này có thể hỗ trợ hạ đường huyết, giảm cholesterol, tăng đề kháng và cải thiện giấc ngủ, nhờ đó được ví như “nhân sâm của người nghèo”.
Một trong “tứ đại quốc khuyển" từng giúp vua Lê đánh giặc, nay là giống chó quý hiếm

Một trong “tứ đại quốc khuyển" từng giúp vua Lê đánh giặc, nay là giống chó quý hiếm

Từng giúp vua Lê đánh đuổi giặc Minh, giống chó Lài - một trong "tứ đại quốc khuyển" của Việt Nam giờ chỉ còn sót lại ở vài bản làng ven sông Mã, Thanh Hóa.
Doanh nghiệp phân bón nào hưởng lợi nhất khi giá dầu giảm và chính sách thuế GTGT mới có hiệu lực?

Doanh nghiệp phân bón nào hưởng lợi nhất khi giá dầu giảm và chính sách thuế GTGT mới có hiệu lực?

SSI dự báo doanh nghiệp phân bón sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2025, khi cùng lúc hưởng lợi từ giá dầu thế giới giảm sâu và chính sách thuế GTGT.
Nông dân đất Tổ đổi đời nhờ giống quả quen thuộc, xuất khẩu cả sang Anh - Mỹ

Nông dân đất Tổ đổi đời nhờ giống quả quen thuộc, xuất khẩu cả sang Anh - Mỹ

Bà Khuất Thị Thanh, một hội viên nông dân ở thôn Đại Đồng, xã Yên Trị, đã làm nên kỳ tích với cây bưởi Diễn, đưa trái cây quê nhà "xuất ngoại" sang Anh, Mỹ.
Một công ty phân bón muốn phát hành gần 9 triệu cổ phiếu lấy tiền trả nợ và mở văn phòng, thị giá giảm 54% trong 7 tháng

Một công ty phân bón muốn phát hành gần 9 triệu cổ phiếu lấy tiền trả nợ và mở văn phòng, thị giá giảm 54% trong 7 tháng

Trong hàng chục quý gần đây, mặc dù doanh thu luôn trên 100 tỷ đồng nhưng lợi nhuận của Phân bón Quốc tế Âu Việt phổ biến dao động quanh 2-4 tỷ đồng.
4 loại cây cảnh vừa đẹp mắt, lại được lương y khuyên trồng vườn nhà suốt nghìn năm qua

4 loại cây cảnh vừa đẹp mắt, lại được lương y khuyên trồng vườn nhà suốt nghìn năm qua

không chỉ là thú vui tao nhã, những chậu cây này còn gói ghém tri thức y học cổ truyền – vừa làm đẹp không gian, vừa mang theo công dụng chữa lành.
Người xưa quan niệm nên trồng 5 loài cây này trong nhà, lộc vào như nước

Người xưa quan niệm nên trồng 5 loài cây này trong nhà, lộc vào như nước

heo quan niệm dân gian, một số loài cây không chỉ mang lại không gian trong lành mà còn được xem là “lá bùa tự nhiên” giúp thu hút tài lộc, giữ vững bình an
Phát hiện nhiều dấu tích và cổ vật tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

Phát hiện nhiều dấu tích và cổ vật tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

Tại Tháp đôi Liễu Cốc (phường Kim Trà, Huế) đã phát hiện được các dấu tích quan trọng phục vụ công tác khai quật và bảo tồn.
Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ ngày 27/6/2025.
Những loại cây trồng quanh nhà “gắn liền phúc khí”, dân gian cho rằng không nên chặt bỏ

Những loại cây trồng quanh nhà “gắn liền phúc khí”, dân gian cho rằng không nên chặt bỏ

Theo quan niệm dân gian, những loại cây sau đây nếu đã bén rễ lâu năm trong vườn nhà thì nên giữ lại, bởi chặt bỏ đôi khi dễ dẫn tới xáo trộn về phong thủy.
Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín ghi dấu bằng chiều sâu nghệ thuật và sự chỉn chu trong từng tác phẩm trưng bày.
Xem thêm
Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Vũ Xuân Lành (biệt danh “Gã Đầu Bạc”) vừa hoàn thành việc di dời cây sanh cổ thụ gần 100 năm tuổi từ An Giang về Hà Nội.
Xem thêm
Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân đã có những chia sẻ với Tạp chí Việt Nam hương sắc về tác phẩm xanh quê cổ thụ “Nam Tào Bắc Đẩu” có tuổi đời hơn 100 năm.
Xem thêm
Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Việc nuôi động vật hoang dã, đặc biệt là các loài quý hiếm, đang được quy định chặt chẽ theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP và Nghị định 84/2021/NĐ-CP.
Xem thêm
Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Nghệ nhân Dũng Coca - người có hàng chục năm gắn bó với duối cảnh, đã chia sẻ cách khai thác, tuyển chọn và “thổi hồn” vào những gốc duối tự nhiên.
Xem thêm