Tăng cường bảo vệ và gìn giữ sinh vật cảnh ở bán đảo Sơn Trà
Bán đảo Sơn Trà được mệnh danh là lá phổi xanh, là bức bình phong khổng lồ che chắn gió cho thành phố Đà Nẵng trong mùa mưa bão, là khu bảo tồn thiên nhiên của quốc gia với diện tích rừng hơn 4.000ha, đỉnh cao nhất lên đến 696m với nhiều động thực vật phong phú: thực vật ở đây có cả ngàn loài trong đó có 22 loài quý hiếm như dầu lá bóng, chò chai, trâm trường, gụ, ngọc qúi, dẻ… và nhiều loài cây cảnh rất có giá trị.
Động vật gần 300 loài, trong đó có 15 loài quý hiếm như: khỉ đuôi dài, khỉ vàng, trăn gấm, gà mặt đỏ… và đặc biệt là loài voọc chà vá chân nâu. Đây là loài quý hiếm gần như bị tiệt chủng trên thế giới, nhưng bán đảo Sơn Trà hiện còn lại hơn 300 con.
Bán đảo Sơn Trà đến mùa dâu thì chỉ vào một đoạn đã thấy những cây trĩu quả từ gốc đến cành, giống như những cây cảnh lớn, dâu Sơn Trà rất đa dạng từ dâu vàng, dâu trắng, dâu xanh và sự ra trái cũng khác nhau theo từng khu như hướng Bắc thường ra trái muộn, chín muộn hơn ở sườn phía Nam. Dâu rừng là thức ăn cho những loài linh trưởng và cả con người.
Rừng Sơn Trà đa dạng với các loại dẻ và được phủ đều cả bán đảo, dẻ là loài thức ăn rất ngon có giá trị dinh dưỡng cao, cũng có những cây đến trăm tuổi trông rất đẹp mắt. Cây rừng đan xen với những loài cây ăn trái thông thường khác như xoài, ổi… nên trong thời gian trước đây một số người dân cũng vào rừng đốn củi hái dâu, lượm dẻ, hái xoài, hò với cảnh sắc thiên nhiên nên người ta quên đi mệt nhọc.
Sơn Trà có từ những loại cây thông thường đến loài hoa rừng, như mai rừng nở quanh năm, hoa trang, hoa lan rừng, hoa nguyệt quế với mùi thơm ngào ngạt. Kết hợp với những cây cảnh tự nhiên mọc trên những tảng đá cùng các cây đại thụ làm cho ta từ thích thú này đến thích thú khác. Đặc biệt có nhiều cây dâu, dẻ, đa đại thụ mang nhiều hình dáng đẹp… Đặc biệt, cây đa đại thụ chín rễ con mang tính chất tâm linh.
Ngoài sự cảm nhận về hoa trái, cây cối chúng ta còn tìm hiều về các loại động vật. Nếu cảm nhận bằng thính giác ta có thể dể dàng nhận ra nơi đây có nhiều loài chim, có những loài hát rất hay như: khướu, vàng anh và những tiếng “tác”, tiếng hú của mang rừng và những loài linh trưởng, nói chung ở đây động vật không sao kể hết với 287 loài đã nghiên cứu và một số loài còn là ẩn số. Tuy nhiên, nổi trội hơn cả vẫn là loài linh trưởng, loài này rất đa dạng: như khỉ vàng, khỉ cột, khỉ đuôi lợn… khỉ giác hoàng hay còn gọi là chà vá chân nâu. Người dân địa phương gọi là “giác hoàng”.
Mỗi loài khỉ có sự phân bố ở những vùng khác nhau và có tập quán sinh hoạt riêng như khỉ vàng – một trong những loài quí hiếm ở Đông Nam Á, gần như tiệt chủng ở Việt Nam thì ở Sơn Trà chúng thường tập trung ở phía Bắc sống theo từng đàn từ 15 đến 20 con. Khỉ đuôi lợn tương đối nhiều chúng sống phân bố đều, loài này ta thường dễ bắt gặp. Đặc biệt hơn cả là voọc chân nâu, tên khoa học là Pygathrix nemaeus, loài quí hiếm này gần như bị tiệt chủng nhưng lại có một lượng tương đối nhiều ở Bán đảo Sơn Trà với hơn 300 con.
Trong rừng còn có các loài thực vật khác như: Cây sâm đất người dân đi rừng thường dùng cây sâm đất này để ăn giải khát khi đi rừng. Ở rừng Sơn Trà có rất nhiều loại sâm đất, có cả một đồi sâm đất. Cây Sơn: Người dân địa phương thường đi lấy cây sơn về làm sơn mài, tuy nhiên người nào dị ứng sẽ gây bị phù nên quý khách không nên chạm vào. Cây Tuế: ở Sơn Trà có rất nhiều thiên tuế với 3 loại tuế: tuế lược, tuế Malaysia, tuế thường. Cây Chò chai: mủ chò sau khi về nấu chảy ra sẽ làm keo trát vào những chiếc thuyền mũng để đi biển. Rừng Sơn Trà với hệ động, thực vật hết sức phong phú đa dạng mang đặc tính chung của rừng nhiệt đới Việt Nam. Vì vậy, tăng cường bảo vệ sinh vật cảnh ở bán đảo Sơn Trà có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam.
PV: Văn Nhâm
Tin mới


Nông dân trồng hoa đổi đời: Từ vườn nhỏ đến cơ ngơi bạc tỷ mỗi năm

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học
Tin bài khác

Ứng dụng công nghệ biến lá dứa thành sợi dệt may: Bước đột phá “xanh” từ phế phẩm nông nghiệp

Người nông dân mỗi năm có thể thu về tiền tỷ từ nghề nuôi cá cảnh công nghệ cao

Cây phong thủy nên đặt ở phòng khách: Vừa hút tài lộc, vừa làm đẹp không gian
Đọc nhiều

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Ba nông dân đổi đời "trồng ra bạc tỷ" khi chuyển đổi cây trồng

Hành trình 10 năm phục hồi văn hóa chọi gà của doanh nhân Phạm Thanh Việt

Đá quý Lan Phạm - Kiến tạo phong thủy thượng hạng: Từ trang sức đến không gian sống

Người “gom ký ức” vào từng mái ngói và hành trình tái hiện những ngôi nhà ở miền thương nhớ

Nghệ nhân ưu tú Đức Tân và câu chuyện “hộ chiếu gốm” đưa bản sắc Việt ra thế giới

Nghệ thuật cây cảnh: Khi rễ lộ cốt, khi hồn thành văn

Hướng dẫn quy trình xuất khẩu hoa tươi đúng chuẩn

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Ngành hoa- cây cảnh trước cơ hội lớn: Cần gỡ nút thắt về chính sách và thủ tục xuất – nhập khẩu

Đồng Tháp: Biến phế phẩm thành tài nguyên, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Hướng dẫn hội viên Hội Sinh vật cảnh đăng ký tài khoản định danh điện tử khi làm thủ tục thuế

Nông nghiệp Bắc Ninh: Hướng tới tương lai xanh bền vững

Hội Nông dân TP. Hải Phòng: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp

Vĩnh Phúc: Nhiều đối tượng bị khởi tố về hành vi buôn lậu cây dó bầu

Nhựa tan trong nước biển: Hướng đi tiềm năng cho đại dương sạch

Vai trò của cải cách hành chính trong nâng cao chất lượng hoạt động của UBND xã tại Hà Nội

Thủ phủ vải thế giới bội thu nhờ công nghệ cao: AI, robot, drone đồng loạt ra trận

Tạp chí Việt Nam hương sắc ra số đặc biệt: Sinh vật cảnh trong không gian sống đô thị

Hải Phòng tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại

Ứng dụng công nghệ biến lá dứa thành sợi dệt may: Bước đột phá “xanh” từ phế phẩm nông nghiệp

Người nông dân mỗi năm có thể thu về tiền tỷ từ nghề nuôi cá cảnh công nghệ cao

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Chân dung những nông dân làm kinh tế giỏi: Biến đất cằn thành vườn cây tiền tỷ

Lan Ngọc Điểm: "Nữ hoàng lan rừng" giữa lòng phố thị

Người xưa chọn trồng 5 loài cây này để nhà yên, của bền, con cháu hiển vinh

5 làng cây cảnh nổi tiếng Việt Nam mang giá trị kinh tế cao, giúp nông dân đổi đời

Làng hoa Tây Tựu: Di sản truyền thống và “thủ phủ hoa” của Hà Nội

Độc lạ tranh "xuyên sáng" giá chục triệu đồng làm từ... cành lá dừa ở Hội An

Trồng 3 cây cảnh này trong nhà, cả năm bình an - trường thọ - phát tài

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Ngắm dàn bonsai "mọc ngược" độc lạ của nghệ nhân xứ Quảng

Mãn nhãn ngôi nhà bằng gỗ mít rừng hơn 200 năm tuổi, mát rượi quanh năm
