Tạp chí điện tử Việt Nam Hương sắc

Chúc mừng năm mới 2025
Wednesday, February 5, 2025 6:45:31 PM

Định hướng để di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa trở thành điểm tham quan, du lịch hấp dẫn

07/12/2024

Mục lục

VNHS –  Được mệnh danh là tòa thành cổ lớn nhất Việt Nam, di tích lịch sử Thành Cổ Loa rộng khoảng 500ha được vua Thục An Dương Vương xây từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên để làm kinh đô nước Âu Lạc, nay thuộc huyện Ðông Anh, ngoại thành Hà Nội.

Thành Cổ Loa không chỉ là một di sản văn hóa về sự sáng tạo, về trình độ kỹ thuật của người Việt cổ mà còn là một điểm đến lý tưởng cho các du khách mỗi khi đến thăm Hà Nội.

Thành Cổ Loa nằm trên địa phận huyện Đông Anh (Hà Nội)

Di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa đang được tập trung đầu tư, nâng cao hiệu quả thông qua các hoạt động quản lý, bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị, hướng tới mục tiêu đưa di sản trở thành một điểm đến hấp dẫn và quan trọng trên bản đồ du lịch Việt Nam cũng như trong tuyến du lịch tại Hà Nội.

Công tác quản lý di tích, nghiên cứu, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị

Ban Quản lý Khu di tích Cổ Loa đã nâng cao công tác kỷ luật, kỷ cương hành chính, chấp hành nội quy, quy tắc ứng xử thông qua các hoạt động tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng việc thực hiện các quy tắc ứng xử đến toàn thể cán bộ, đảng viên, viên chức và người lao động, cộng đồng dân cư, du khách dưới nhiều hình thức trực quan sinh động như: trên hệ truyền thông Web, Fanpage thanhcoloa.vn, trên hệ thống pano treo tại các điểm di tích và nhà trưng bày... Các cán bộ viên chức, người lao động được tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về bảo quản hiện vật theo chất liệu, đón tiếp thuyết minh, xây dựng các chương trình giáo dục di sản... của các cấp.

Tại Khu di tích được lắp đặt hệ thống chữa cháy, duy trì bảo dưỡng, sửa chữa thay thế kịp thời các trang thiết bị phòng cháy. Lắp đặt hệ thống thu sét, cắt lọc sét tại các điểm di tích đến Thượng, Đình - Am và trụ sở làm việc nhà trưng bày khu di tích Cổ Loa. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền công tác PCCC& CNCH trên hệ thống truyền thanh của xã đặc biệt trong dịp Lễ, Tết và Lễ hội Cổ Loa. Phối hợp với chính quyền địa phương duy trì đội tuyên truyền - kiểm tra vi phạm di tích thành, kịp thời phát hiện các trường hợp vi phạm, xây dựng văn bản hồ sơ báo cáo và đề nghị các cấp có thẩm quyền xử lý. Hàng năm, Ban đều phối hợp với Công An PCCC Thành phố Hà Nội, cảnh sát PCCC, CNCH công an huyện Đông Anh tổ chức tập huấn nghiệp vụ PCCC&CNCH và thực tập phương án chữa cháy tại di tích cho 100 % cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc tại Khu di tích Cổ Loa và các Ban quản lý di tích trong địa bàn xã Cổ Loa.

Theo lịch sử, tòa thành này được xây từ thế kỷ thứ 3 (tr.CN) để làm kinh đô nước Âu Lạc

Ban Quản lý cũng đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động đón Tết Nguyên đán và Lễ hội Cổ Loa năm 2024 đảm bảo an toàn, tiết kiệm, đúng phong tục tập quán và các quy định của Nhà nước. Phối hợp với chính quyền địa phương đảm bảo công tác an ninh trật tự, an toàn xã hội và phòng chống cháy nổ trong khu vực di tích đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán và lễ hội Cổ Loa.

Các hoạt động bảo tồn, tôn tạo được thực hiện thường xuyên cụ thể như: lắp đặt hàng rào bảo vệ đôi rồng đá - bảo vật quốc gia trước cổng nghi môn ngoại đền Thượng; bảo quản di tích gốc, di vật, hiện vật: phòng chống mối, diệt chuột, côn trùng; vệ sinh môi trường, duy trì cây xanh, thảm cỏ được thực hiện thường xuyên. đảm bảo xanh. sạch, đẹp.

Khu vực khuôn viên trong và ngoài xung quanh Di tích được vệ sinh sạch sẽ, bố trí đầy đủ cây xanh bóng mát. Thường xuyên chăm sóc đặc biệt cây đa cổ thụ và toàn bộ hệ thống cây xanh trong di tích, cắt tỉa cây, gỡ cây phụ sinh trước khi bước vào mùa mưa bão đảm bảo an toàn cho cán bộ nhân viên, nhân dân và du khách đến tham quan; phun thuốc phòng chống mối, rệp, truyền dịch cho cây để cây phát triển. Trang trí khánh tiết, trang trí cảnh quan tạo điểm check-in phục vụ nhân dân và du khách vào dịp Tết nguyên đán và các ngày lễ kỷ niệm trong năm, treo cờ, pano, đèn, bố trí thêm hệ thống chậu hoa, cây cảnh trang trí làm đẹp cảnh quan khu vực trong và ngoài, xung quanh khu di tích.

Phát huy giá trị di tích Cổ Loa thu hút khách du lịch

Di tích Cổ Loa đã có nhiều hoạt động phát huy giá trị của khu di sản nhằm tôn vinh giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc trong lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc, đưa di sản trở thành điểm tham quan, học tập, nghiên cứu và giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ sau.

Ban Quản lý đã áp dụng ứng dụng công nghệ thông tin vào việc phục vụ khách tham quan, trải nghiệm như trưng bày online; truyền thông sự kiện; lắp đặt hệ thống biển chỉ dẫn hợp lý, hấp dẫn du khách; lắp đặt màn hình tivi tại nhà trưng bày giới thiệu các clip ngắn về các giá trị phật thể và phi vật thể phục vụ du khách; lắp đặt hệ thống loa truyền thanh, hệ thống camera giám sát an ninh hỗ trợ cho lực lượng bảo vệ tại các điểm di tích và nhà trưng bày.

Di tích thành Cổ Loa chứa đựng nhiều giá trị lịch sử -văn hóa của dân tộc ta

Bên cạnh đó, Ban đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá và phát huy giá trị di sản, di tích; cập nhật nội dung thông tin trên website và truyền thông thường xuyên trên mạng xã hội; tham dự các chương trình xúc tiến du lịch tại Hà Nội, Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024, Hội chợ du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024; Hội nghị "Hà Nội - điểm đến du lịch văn hóa - lịch sử" do Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch tổ chức.

Tổ chức triển lãm "Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất" và phối hợp với UBND huyện Đông Anh tổ chức các hoạt động kỷ niệm 1085 năm Ngô Quyền xưng vương và định đô tại Cổ Loa; tổ chức trưng bày " Cổ Loa - Dấu ấn lịch sử và văn hóa" nhân dịp ký niệm 70 năm giải phóng Thủ đô. Duy trì vận hành nhà trưng bày luôn được đảm bảo để phục vụ khách tham.

Ban Quản lý xây dựng sản phẩm du lịch "Vòm cây ước nguyện" tại Am Bà Chúa, thực hiện bảo tồn, bảo quản phát huy bảo vật quốc gia. Phát triển chương trình tham quan dành cho học sinh các cấp và chương trình giáo dục di sản tại khu di tích, đồng thời tham gia các chương trình xúc tiến du lịch của thành phố Hà Nội. Thực hiện nghiên cứu bổ sung 2 chương trình giáo dục mới "Giải mã bảo vật Quốc gia" và "Thành Cổ Loa mở nền độc lập".

Công tác đón tiếp và phục vụ chu đáo du khách trong nước, quốc tế đến tham quan vào tất cả các ngày trong năm. Từ ngày 01/01/2024 - 31/10/2024 khu di tích đón gần 300.000 lượt khách.

Minh Thúy (thanglong.chinhphu.vn)

0 Bình luận

Tin tức khác

Thông báo
Đóng