8X Bình Dương biến 3 sân thượng thành vườn rau xanh mướt, ai nhìn cũng mê
Từ vài chậu rau nhỏ đến “vườn rau trên không”
Trong những ngày nắng như đổ lửa ở Tân Uyên (Bình Dương), ai ghé thăm ngôi nhà 3 tầng của chị Trần Thị Tươi (SN 1986, kế toán) cũng không khỏi trầm trồ trước vườn rau xanh ngát hiện hữu ngay trên mái nhà. Nơi đó, không phải là những dãy bê tông khô khốc thường thấy của đô thị, mà là một không gian sống xanh tràn ngập màu sắc và sức sống – thành quả suốt 5 năm kiên trì và miệt mài của người phụ nữ 8X.
![]() |
Chị tươi bên cạnh các khóm bắp cải của mình. Ảnh: NVCC |
“Ban đầu, tôi chỉ trồng vài chậu cải xanh, rau thơm trên sân thượng nhỏ để nấu ăn. Nhưng càng làm càng mê, khu vườn cứ thế lan rộng, giờ đã phủ kín cả ba sân thượng với tổng diện tích khoảng 100m²”, chị Tươi nhớ lại.
Hai sân nhỏ được bố trí hợp lý với những loại rau ăn lá ngắn ngày như cải bẹ, cải ngọt, su hào, rau muống, đậu bắp, cùng vô số loại rau thơm từ húng quế, rau răm đến kinh giới, ngò rí. Trong khi đó, sân lớn nhất khoảng 50m² là nơi chị “đầu tư lớn” để trồng cây dài ngày và cây ăn trái như bầu, bí, dưa leo, dưa lưới, cà chua, súp lơ, ớt, và cả ổi.
Không chỉ để ăn, vườn rau còn là “liều thuốc tinh thần” giúp chị cân bằng sau những giờ làm việc căng thẳng. “Cứ sáng sớm hoặc sau giờ cơm tối, tôi lại lên sân thượng, dành khoảng 2-3 tiếng để chăm cây. Có khi chỉ cần nhìn một chiếc lá non vừa nhú thôi là đã đủ vui cả ngày rồi”, chị nói.
Một mình “cân” cả vườn rau
Gần như toàn bộ các công đoạn, từ trộn đất, ươm hạt giống, tưới nước, bắt sâu đến thu hoạch đều do chính tay chị Tươi thực hiện. Cũng vì thế, chị “thấm” từng giọt mồ hôi đã đổ ra để có được một vườn rau xanh mướt như hôm nay.
“Cực nhất là hồi mới bắt đầu, khi phải bê hàng chục bao đất lên sân thượng. Cái cảm giác mệt đến mức thở không ra hơi đó giờ tôi vẫn còn nhớ. Không hiểu sao lúc đó mình lại có sức mạnh để làm đến cùng như vậy nữa”, chị Tươi kể.
![]() |
Một khoảng vườn trên sân thượng của chị Tươi. Ảnh: NVCC |
Để chống thấm, giữ sân thượng luôn sạch và không ảnh hưởng đến kết cấu nhà, chị cho lát gạch toàn bộ bề mặt, thiết kế độ dốc để thoát nước nhanh và lắp đặt hệ thống dẫn nước thừa từ các chậu về một điểm chung. Nhờ vậy, sân thượng luôn khô ráo, không đọng nước hay bị ẩm mốc. Thi thoảng, mẹ ruột ở ngay nhà kế bên ghé qua giúp nhặt cỏ, tưới cây, còn lại, mọi việc chị đều làm một mình với sự kiên trì đáng nể.
Công thức đất trồng “bí truyền” và nguyên tắc cho vườn rau quanh năm
Là người kỹ tính, chị Tươi đặc biệt chú trọng đến nền tảng của vườn rau chính là đất trồng. Chị tự tay phối trộn đất theo công thức riêng: 60% đất cũ đã qua xử lý, 20% phân hữu cơ như phân trùn quế, phân bò hoai, phân dơi, và 20% chất tạo độ tơi xốp như mùn dừa, trấu hun, vỏ lạc nghiền nhỏ, thêm một ít men cám vi sinh. Đất sau khi trộn được tưới ẩm, đậy kín và ủ ít nhất một tuần mới đem trồng cây.
“Tôi quan niệm rằng, đất sạch thì rễ cây mới khoẻ, cây mới hấp thụ tốt dinh dưỡng. Nên khâu trộn đất và ủ đất luôn là phần tôi đầu tư thời gian nhiều nhất”, chị chia sẻ.
![]() |
Rất nhiều loại cây, rau, củ được trồng trong vườn. Ảnh: NVCC |
Toàn bộ phân bón dùng cho vườn rau đều là phân hữu cơ tự chế hoặc mua từ nguồn uy tín: phân trùn quế, dịch chuối, phân bánh dầu, phân cá từ hệ thống aquaponics, cám gạo bokashi. Đặc biệt, sau mỗi lần bón phân, chị luôn để thời gian cách ly rau ít nhất 1–2 tuần trước khi thu hoạch để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Việc trồng rau quanh năm cũng không phải ngẫu nhiên. Theo chị Tươi, nguyên tắc “vàng” chính là trồng đúng mùa, chọn giống phù hợp với khí hậu, và áp dụng luân canh xen vụ hợp lý. Nhờ đó, vườn rau không chỉ xanh tốt mà còn hạn chế sâu bệnh tự nhiên.
“Trồng rau trên sân thượng ít sâu hơn dưới đất. Nếu có thì tôi chỉ bắt sâu bằng tay, không dùng thuốc bảo vệ thực vật. Rau ăn ngay cho con cháu thì phải thật sự yên tâm”, chị khẳng định.
Không chỉ là vườn rau mà là một phong cách sống
Khi được hỏi vì sao lại gắn bó bền bỉ với việc làm vườn đến vậy, chị Tươi đáp: “Vì đó là một phần cuộc sống của tôi. Mỗi ngày được nhìn cây lớn lên, được chạm tay vào đất, tôi thấy mình như được chữa lành”.
Cảm giác hồi hộp khi gieo hạt, rồi chờ đợi từng mầm cây nhỏ nhú lên, đón nắng, vươn mình lớn dậy, những điều giản dị ấy khiến chị Tươi cảm thấy hạnh phúc và bình yên. Dù là một kế toán bận rộn, chị vẫn luôn cố gắng duy trì vườn rau như một “khoảng trời riêng” cho mình và cả gia đình.
![]() |
Các loại rau được phân luống rất bài bản. Ảnh" NVCC |
Hơn cả một không gian trồng trọt, vườn rau trên sân thượng của chị Tươi còn là minh chứng sống động cho tinh thần sống xanh, sống lành và tự chủ thực phẩm trong thời đại mà người tiêu dùng ngày càng lo ngại về chất lượng nông sản. Chị Tươi cũng không ngần ngại chia sẻ kinh nghiệm làm vườn với mọi người qua các nhóm trồng rau sạch, khuyến khích bạn bè, hàng xóm cùng trồng rau tại nhà. “Tôi tin, nếu có tình yêu với cây cỏ, chỉ cần thêm chút kiên nhẫn và chăm chỉ, ai cũng có thể tự tạo cho mình một khu vườn nhỏ để ăn sạch, sống xanh và thấy lòng nhẹ nhàng mỗi ngày”, chị chia sẻ chân thành.
Tin mới


Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

Ba nông dân đổi đời "trồng ra bạc tỷ" khi chuyển đổi cây trồng
Tin bài khác

Mãn nhãn ngôi nhà bằng gỗ mít rừng hơn 200 năm tuổi, mát rượi quanh năm

Loại ớt mang tên 1 loài chim thành đặc sản, giúp người Cơ Tu thoát nghèo

Khu vườn thanh long hình lá cờ Tổ quốc: Một cách giản dị và sâu sắc thể hiện tinh thần yêu nước
Đọc nhiều

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Ba nông dân đổi đời "trồng ra bạc tỷ" khi chuyển đổi cây trồng

Hành trình 10 năm phục hồi văn hóa chọi gà của doanh nhân Phạm Thanh Việt

Đá quý Lan Phạm - Kiến tạo phong thủy thượng hạng: Từ trang sức đến không gian sống

Người “gom ký ức” vào từng mái ngói và hành trình tái hiện những ngôi nhà ở miền thương nhớ

Nghệ nhân ưu tú Đức Tân và câu chuyện “hộ chiếu gốm” đưa bản sắc Việt ra thế giới

Công ước CITES và những điều nông dân Việt cần biết để tránh vi phạm pháp luật

Hướng dẫn quy trình xuất khẩu hoa tươi đúng chuẩn

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Ngành hoa- cây cảnh trước cơ hội lớn: Cần gỡ nút thắt về chính sách và thủ tục xuất – nhập khẩu

Đồng Tháp: Biến phế phẩm thành tài nguyên, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Hướng dẫn hội viên Hội Sinh vật cảnh đăng ký tài khoản định danh điện tử khi làm thủ tục thuế

Nông nghiệp Bắc Ninh: Hướng tới tương lai xanh bền vững

Hội Nông dân TP. Hải Phòng: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp

Doanh nghiệp Việt tăng tốc ký loạt hợp đồng nhập nông sản Mỹ trị giá gần 3 tỷ USD

Cá cảnh “lên sóng”, tiền đổ về bể: Trung Quốc biến thú chơi tĩnh lặng thành ngành sinh lời tỷ đô từ livestream

Drone thay người xuống ruộng: Nông dân tiết kiệm chi phí, tránh xa hóa chất độc hại

Ngành phân bón bước sang trang mới: Chính thức áp lại thuế VAT 5% từ 01/7/2025

Nhựa tan trong nước biển: Hướng đi tiềm năng cho đại dương sạch

Chọn đúng cây, nuôi đúng con: Làm nông kiểu mới nơi vùng cao

Công ty Hà Thành tham gia nhiều dự án duy trì, chăm sóc cảnh quan, hoa cảnh, cây xanh đô thị

Hai nông dân biến đất khó thành đất vàng, thu trăm triệu từ rau ngót và củ cải

Ứng dụng công nghệ biến lá dứa thành sợi dệt may: Bước đột phá “xanh” từ phế phẩm nông nghiệp

Người nông dân mỗi năm có thể thu về tiền tỷ từ nghề nuôi cá cảnh công nghệ cao

Không gian xanh đô thị: Cây - hoa cảnh có thể làm nên một thành phố đẹp đến mức nào?

Lá phổi sinh thái mang tên Công viên Thực vật cảnh Việt Nam

Mát xa chân bằng cá: Trào lưu du lịch sinh thái hút khách ở miền Tây

Người xưa chọn trồng 5 loài cây này để nhà yên, của bền, con cháu hiển vinh

5 làng cây cảnh nổi tiếng Việt Nam mang giá trị kinh tế cao, giúp nông dân đổi đời

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Ngắm dàn bonsai "mọc ngược" độc lạ của nghệ nhân xứ Quảng
