Đồng Tháp muốn nhập trứng sếu đầu đỏ để gây đàn
Tỉnh Đồng Tháp tính nhập trứng sếu đầu đỏ từ Thái Lan về ấp, sau đó chăm sóc, thả ra môi trường tự nhiên nhằm gây dựng, sinh sôi loài chim quý ngày càng suy giảm.
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong cho biết tháng 9 này đoàn công tác của tỉnh sang Thái Lan thống nhất nội dung hợp tác chuyển trứng sếu về Vườn quốc gia Tràm Chim để gầy lại đàn sếu. Nếu thuận lợi địa phương sẽ đạt được thoả thuận chuyển giao trứng sếu đưa về nước trong năm nay.
Cùng thời gian này, Vườn quốc gia Tràm Chim chuẩn bị cơ sở vật chất để ấp trứng (khoảng 30 ngày), nuôi và huấn luyện con non theo quy trình chuyển giao. Vài năm sau, sếu đầu tiên sẽ được thả ra tự nhiên. Dự án tính toán mỗi năm thả thành công 10 con, trong 10 năm vườn có 100 con sếu. Với số lượng như vậy, đàn sếu có thể tự sinh sản ngoài tự nhiên với mức độ đa dạng, duy trì quần thể.
Đàn sếu đầu đỏ từng xuất hiện tại Vườn quốc gia Tràm Chim. Ảnh: Nguyễn Văn Hùng
Đây là lần đầu tiên Đồng Tháp có dự án nuôi ấp đối với sếu đầu đỏ, vì từ trước đến nay loài chim này thường sinh nở ở Campuchia sau đó di cư về Tràm Chim từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Vườn quốc gia này rộng 7.500 ha, là khu đất ngập nước, được công nhận là khu Ramsar thứ 2.000 thế giới và thứ tư của Việt Nam. Nơi đây từng ghi nhận nhiều sếu - động vật nằm trong sách đỏ cần bảo tồn - nhất Đông Nam Á, có lúc hơn nghìn con vào những năm 1990.
Tuy nhiên, gần đây, số lượng sếu về Tràm Chim ngày giảm mạnh. Thống kê, những năm 2014-2016 có 14-23 con về mỗi năm. Năm 2017 chỉ có 3 con. Năm 2018, có 9 con và năm sau là 11 con về vườn. Đáng chú ý năm 2020 và 2022 không có con sếu nào về.
TS Trần Triết, Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM, thành viên Hội Sếu quốc tế tại Mỹ, cho biết cách đây 50 năm, sếu hoàn toàn biến mất tại Thái Lan. Quốc gia này phải mất 30 năm để gầy lại đàn sếu, trong đó 20 năm đầu học tập, nghiên cứu quá trình nuôi, xây dựng cánh đồng lúa hữu cơ - nơi sếu được thả ra tự nhiên, kể cả sang Mỹ học kỹ thuật thụ tinh nhân tạo.
"Sếu nuôi khó sinh sản hơn sếu sống ngoài tự nhiên. Thụ tinh để tăng đa dạng di truyền trong quần thể, tránh giao phối cận huyết, đảm bảo đàn sếu khoẻ mạnh khi về tự nhiên", ông nói và cho biết quá trình này không chỉ mất rất nhiều thời gian mà kinh phí cũng rất lớn, lên đến hàng chục triệu USD.
Đến nay, việc nuôi sếu của Thái Lan được đánh giá thành công. 10 năm qua nước này thả gần 200 con sếu về tự nhiên, hiện đàn sếu này có thể tự sinh sản. Do đó, khi người Thái đồng ý hợp tác chuyển giao, dự án gầy lại đàn sếu của Đồng Tháp có thể rút ngắn thời gian nghiên cứu và giảm kinh phí. "Về kỹ thuật là khả thi, vấn đề còn lại là quyết tâm của Việt Nam vì có thể mất 10 năm thậm chí nhiều hơn để có được đàn sếu khoẻ mạnh ngoài tự nhiên", ông Triết nói.
Nuôi và huấn luyện sếu ở Thái Lan trước khi thả chúng về tự nhiên. Ảnh: ICF
Để phục hồi đàn sếu, các chuyên gia cho rằng Tràm Chim cần chấm dứt việc trữ nước cao quanh năm để chống cháy rừng. Bởi vùng đất rộng 7.500 ha này có hệ sinh thái đất ngập nước, cần chế độ thủy văn ngập - khô luân phiên theo mùa tự nhiên của Đồng Tháp Mười. "Việc trữ nước cao quanh năm khiến môi trường cho sếu không còn. Chúng không thể về Tràm Chim là chuyện đương nhiên", thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập về sinh thái, cho biết.
Ông dẫn chứng trong 3 năm 2009-2011, Đồng Tháp đã ban hành quy chế thí điểm quản lý thủy văn cho Tràm Chim với sự hỗ trợ của Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF). Tổ chức này khuyến nghị duy trì mực nước đúng trong mùa khô ở Tràm Chim, giúp đồng cỏ (trong đó có cỏ năn, thức ăn chính của sếu) phục hồi nhanh chóng từ 800 ha lên 2.700 ha, kéo theo đàn sếu từ 48 con năm 2001 tăng lên 84, 85, 94 con trong ba năm sau đó.
Ngoài ra, trong thời gian thí điểm, mỗi năm có 6-9 vụ cháy đồng cỏ, rừng tràm diện tích từ 15 đến 388 ha. Đồng cỏ và rừng tràm đều phục hồi tốt sau cháy. Tuy nhiên, khi ba năm thí điểm kết thúc, quy chế đặc thù cho Tràm Chim cũng ngừng, cách quản lý thủy văn ở Tràm Chim quay lại như cũ. Sự lấn cấn về quản lý thủy văn cho hệ sinh thái đất ngập nước đến nay chưa được giải quyết.
Cũng theo chuyên gia này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên Môi trường cần đưa ra khung pháp lý phù hợp, giải quyết vướng mắc về quản lý thủy văn cho các hệ sinh thái đất ngập nước trong hệ thống rừng đặc dụng, khác với rừng trên đất cao.
"Quần thể sếu ngoài tự nhiên còn quá ít, nên việc nuôi sếu cho sinh sản cần phải làm", ông Thiện nói và cho rằng cần tiến hành song song phục hồi lại sinh cảnh của sếu trong Tràm Chim cùng các vùng lân cận, không thể "nuôi sếu như nuôi gà".
Đồng quan điểm, TS Dương Văn Ni, chuyên gia về đa dạng sinh học vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nói việc cấp bách là phải giữ gìn, phục hồi lại sinh cảnh sống vốn có của sếu tại Tràm Chim, bên cạnh quy hoạch cánh đồng lúa hữu cơ ở các xã xung quanh.
"Ưu tiên hàng đầu là phục hồi môi trường sống của sếu ở Tràm Chim", ông Ni nói và cho rằng chương trình hợp tác sẽ thành công nếu kèm theo điều kiện giữ được vùng sinh thái rộng lớn, đủ thức ăn giúp sếu đầu đỏ có thể sinh sản.
Sếu đầu đỏ phương Đông là loài di cư có điểm nổi bật là phần đầu, cổ trụi lông, màu đỏ; vằn trên cánh và đuôi màu xám. Mỏ và trước đỉnh đầu của sếu màu xanh sừng, chân đỏ. Con trưởng thành cao 1,5-1,8 m, sải cánh 2,2-2,5 m, nặng 8-10 kg.
Số liệu quan trắc hàng năm của Hội sếu quốc tế cho thấy đàn sếu phương Đông chủ yếu ở Việt Nam và Campuchia đã giảm hơn 80% trong 10 năm trở lại đây, hiện chỉ còn khoảng 160 con, tỷ lệ giảm trung bình 8% mỗi năm. Với tốc độ suy giảm nhanh như như vậy, tổ chức này dự báo tương lai không xa đàn sếu phương Đông có thể hoàn toàn biến mất.
Ngọc Tài - Vnex
Xem thêm nội dung về Sinh vật cảnh qua các kênh của Tạp chí Việt Nam Hương Sắc
Tiktok: https://tiktok.com/@tapchivietnamhuongsac |
Tin mới


Loài cò nhạn quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng bất ngờ xuất hiện tại Phong Nha - Kẻ Bàng

Đấu gà - Thú chơi dân gian có lịch sử hàng nghìn năm
Tin bài khác

7 loài chim bé xíu nhưng "vạn người mê": Khi tiếng hót làm dịu lòng người

Nuôi chim đột biến, chàng trai có doanh thu 3 tỉ đồng/năm

Từ đôi mèo giá 31 triệu đồng đến "vương quốc mèo khổng lồ" tiền tỷ của cô gái Bình Dương
Đọc nhiều

Bã cà phê – “thuốc tiên” giá 0 đồng giúp cây phát triển vượt trội

HP Việt Nam với chiến dịch trồng cây xanh vì một tương lai bền vững

Chọn mua bonsai sim tím: 5 điều cần biết để không “tiền mất, cây hỏng”

Hoa nở, lá xanh không nhờ nước mà nhờ bạn hiểu điều cây cảnh muốn

Hội thảo “Cây cảnh - Thuốc nam chăm sóc sức khỏe cộng đồng” tại Hải Phòng

Nước vo gạo được thêm thứ này, cây kiểng nào cũng phát triển mạnh

Vườn thẳng đứng bioponic: Khi sắc xanh nảy mầm giữa lòng phố thị

Phúc Yên, Vĩnh Phúc: Cần chú trọng gìn giữ lá phổi xanh trong hoạt động chỉnh trang đô thị

Biến cỏ dại và gỗ thải thành nhựa sinh học: Bước đột phá của Hàn Quốc trong cuộc chiến chống ô nhiễm nhựa

Robot cá: Giải pháp công nghệ mở ra kỷ nguyên nuôi thủy sản thông minh

Bệnh viện Đa khoa Hoàng Việt: Hướng tới không gian xanh trong đô thị y tế tương lai

Công ty Châu Giang tiên phong chuyển đổi số trong sản xuất lan hồ điệp

Tái thiết không gian xanh cho Hà Nội: Những mảng màu cần được nối lại

Hồng Hạc City: Định hình chuẩn mực đô thị xanh hiện đại tại miền Bắc

Dưa hấu đã mất mùa còn rớt giá thê thảm, nông dân thủ phủ dưa hấu ở Quảng Nam "khóc ròng"

Dự án Phú Thị Riverside: Phát triển một đô thị xanh bền vững trong lòng Thủ đô Hà Nội

Danko Group: Từ cam kết đến hành động vì chất lượng công trình không gian xanh đáng sống như lời quảng cáo

Flamingo Golden Hill Hà Nam: Nơi kiến tạo không gian sống xanh lý tưởng

Cây kim tiền ra hoa: Dấu hiệu tài lộc và cách chăm để đón lộc trời

Thành lập TT Bảo vệ rừng và Di sản thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng: Vùng lõi của di sản, điểm sáng cho bảo tồn

Chiêm ngưỡng ngôi chùa được làm từ vỏ ốc và san hô độc nhất vô nhị ở Việt Nam

Về Bắc Ninh ăn dưa gang muối đắm đuối hương vị quê nhà

Khi cây vạn tuế nở hoa: Dấu hiệu cát lành trong phong thuỷ gia trạch

Biến hóa sân thượng 33m² thành khu vườn đẹp như tranh vẽ giữa lòng thành phố

Bí ẩn đàn dê sống sót hơn 250 năm không nước ngọt trên đảo hoang Brazil

Khám phá 4 loài chim cảnh khiến người Trung Hoa mê đắm qua bao thế kỷ

Người phụ nữ Việt và những mùa mộc lan nở rộ ở châu Âu

Trồng cây bản địa: Xu hướng làm đẹp không gian sống và gọi chim về tổ gây sốt toàn cầu

Hồng Hạc City: Định hình chuẩn mực đô thị xanh hiện đại tại miền Bắc

5 loại cây thơm tự nhiên, đủ sức thay thế cả kệ tinh dầu

Thác hoa vàng rực rỡ: Đừng trồng hoa hồng, hãy thử hồng mân côi

Dự án Phú Thị Riverside: Phát triển một đô thị xanh bền vững trong lòng Thủ đô Hà Nội

7 loài cây cảnh hoa thơm giúp nhà bạn "ướp hương" suốt mùa hè

Bệnh viện Đa khoa Hoàng Việt: Hướng tới không gian xanh trong đô thị y tế tương lai

Góp ý Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi): Hướng đến việc tạo môi trường phát triển cởi mở, minh bạch và bền vững

Thành lập TT Bảo vệ rừng và Di sản thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng: Vùng lõi của di sản, điểm sáng cho bảo tồn

Tín dụng xanh - Hướng đi tất yếu của ngành ngân hàng trong chiến lược tăng trưởng xanh bền vững

Bình Định và Gia Lai hợp nhất: “Siêu tỉnh” rừng vàng biển bạc, cà phê đưa xuống, cá ngừ đưa lên

Biến vỏ ốc xấu xí thành tác phẩm khảm long lanh, giá trị tiền tỷ

“Vũ điệu thiên nga” - Tuyệt phẩm bonsai hàng chục tỉ của đại gia Thái Nguyên

Từ giấc mơ tuổi thơ của cô gái nhỏ đến khu vườn phố thị đầy rau xanh, hoa nở rực rỡ ai cũng ước ao

Bất ngờ trước nhà vườn của anh Lý Quốc Tuấn ở Tây Ninh

Bánh xu xê hình lá cờ Tổ quốc của nữ giáo viên Hà Nội: Lan tỏa tinh thần yêu nước qua những điều giản dị

Công ty Châu Giang tiên phong chuyển đổi số trong sản xuất lan hồ điệp

Tái thiết không gian xanh cho Hà Nội: Những mảng màu cần được nối lại

Tín dụng xanh - Hướng đi tất yếu của ngành ngân hàng trong chiến lược tăng trưởng xanh bền vững

Đồng hành cùng nông nghiệp bền vững: Góc nhìn từ Agribank và cơ hội phát triển ngành Sinh vật cảnh Việt Nam

Chiêm ngưỡng ngôi chùa được làm từ vỏ ốc và san hô độc nhất vô nhị ở Việt Nam

“Đại lão” bồ đề hơn 900 năm tuổi, xòe tay giữa làng cổ Dịch Diệp

Ngắm ngôi nhà cổ bằng gỗ mít triệu đô không bán của lão nông xứ Quảng

Cây dành dành: Vị thuốc trong chậu cảnh ai cũng nên biết
