Tạp chí điện tử Việt Nam Hương sắc

Saturday, November 23, 2024 9:23:49 PM

Nâng cao năng lực thẩm mỹ là trình độ lý luận trong sáng tạo tác phẩm SVC

21/12/2023

Mục lục

Chúng ta đang chứng kiến sự gia tăng chóng mặt của những tác phẩm sao chép, ít  thấy xuất hiện những tác phẩm đột biến sáng tạo có hàm lượng kĩ thuật thẩm mỹ cao trong các kì cuộc trưng bày, triển lãm. Vậy do các nhà vườn không muốn sáng tạo hay những tác phẩm sao chép hợp “gu” thị trường? Chúng ta cùng đi sâu giải đáp vấn đề đó.

 Bản chất của lao động sáng tạo nghệ thuật là phải dựa trên cơ sở kinh nghiệm từ thực tế lao động và trình độ hiểu biết về chuyên ngành đó. Trong lao động nghệ thuật sinh vật cảnh cũng vậy,  cho dù anh có nhiều năm trong nghề nhưng việc học hỏi, thu nạp để mở rộng kiến thức,  trình độ lí luận không được nâng tầm thì sẽ chẳng có sáng tạo nào cả.

Nghệ nhân luôn phải học hỏi, trau dồi kiến thức để có thể tạo ra những tác phẩm nghệ thuật đẹp 

 Trình độ lí luận bắt nguồn từ kiến thức và kinh nghiệm lao động. Trong đó kinh nghiệm lao động có thể học  hỏi qua trao đổi và từ thất bại từ thực tiễn . Nó đòi hỏi sự lao động cần cù và tư duy lô gich của mỗi bản thân. Những kiến thức chuyên sâu chuyên ngành phải được thu nạp thông qua kênh chính thống là các sách được phát hành đó được hiệp hội ngành nghề cấp phép hoặc trên tạp chí Việt Nam hương sắc tránh tình trạng đọc những cuốn trôi nổi trên thị trường mà nội dung không tốt ảnh hưởng đến giác quan thẩm mĩ, định hình sai lệch nghệ thuật. Nếu có điều kiện nghiên cứu sâu hơn thì phải tìm đọc những cuốn sách dạy làm bon sai từ các nước có nền bon sai phát triển khác như Nhật Bản, Trung Quốc... Từ những kiến thức chuyên ngành đó mới cho chúng ta tư duy độc lập không bị chi phối bởi cái vòng luẩn quẩn của tri thức “ao làng”.  Rồi mới có thể độc lập lao động và nâng tầm tác phẩm thông qua lao động sáng tạo.  Chỉ khi đó mới có thể nói rằng chúng ta phát kiến sáng tạo ra cái mới.

Nghệ nhân phải luôn sáng tạo cái mới để nâng tầm giá trị tác phẩm của mình

Câu chuyện thiếu kiến thức đến thiếu tự tin trong tư duy sáng tạo và lí luận nghề làm cho chính bản thân chúng ta không thể vượt qua chính cái bóng của mình để sáng tạo. Có cả trăm cái sợ khi thiếu kiến thức để sáng tạo. Cái vòng luẩn quẩn thiếu kiến thức đến thiếu sáng tạo rồi lại sợ sáng tạo ra cái mới vì thiếu tự tin và thiếu kiến thức nó cứ chói buộc dìm chết ước mơ. Từ đó đẩy người ta tìm đến việc đi sao chép tác phẩm nghệ thuật của người khác.  Xin lưu ý tôi không nói sao chép là sấu mà muốn nói việc sao chép tuỳ tiện không phương hướng kém hiểu biết sẽ gây hậu quả không tốt. Ngay cả khi sao chép do thiếu kiến thức nên chưa chắc đã hiểu chủ nhân của tác phẩm đó muốn chuyền tải thông điệp gì. Cuối cùng được một tác phẩm vô hồn. Chúng ta thấy rằng việc lao động nghệ thuật cần phải được học hỏi,  trao đổi thông qua nhiều kênh khác nhau. Chỉ khi chúng ta có kiến thức mới có năng lực sáng tạo để tạo ra cái mới trong nghệ thuật.

 Như Vậy là đã rõ, việc học và tự học để trau dồi kiến thức cơ bản và áp dụng vào lao động thực tiễn mới có thể giúp chúng ta nâng cao trình độ lí luận. Trước một tác phẩm đẹp ai cũng có thể thấy.  Cảm nhận, thấu hiểu nông sâu tác phẩm đó còn tuỳ thuộc vào trình độ kiến thức và trình độ thẩm mĩ của mỗi người. Đẹp ư ! Chỉ vậy thôi mà không cắt nghĩa chuyển thành ngôn ngữ thì chỉ biết cái đẹp bên ngoài, còn giá trị nghệ thuật bên trong tác phẩm không biết, không hiểu tức là năng lực thẩm mĩ và trình độ lý luận còn ở mức sơ khai.

  Từ việc học hỏi qua nhiều kênh khác nhau để chúng ta nâng cao trình độ lí luận cũng từ đó mà nâng cao năng lực thẩm mĩ. Hai vấn đề này nó tỷ lệ thuận với nhau,  bổ trợ nhau để chúng ta có thể độc lập, tự chủ trong lao động sáng tạo nghệ thuật.  Chỉ có vậy mới dẫn chúng ta đến thành công.

                                                         Dương Tiên

0 Bình luận

Tin tức khác

Thông báo
Đóng