Con đường tăng trưởng xanh

Con đường tăng trưởng xanh
aa

Có những lúc tôi tự hỏi, thu nhập của tôi có nguồn gốc sâu xa từ đâu. Phần lớn khách hàng của công ty tôi là các doanh nghiệp xây dựng và tư vấn liên quan đến khai thác dầu khí hoặc bất động sản. Tựu trung, họ đều có nguồn tiền đến từ tài nguyên thiên nhiên. Như vậy, tài nguyên thiên nhiên đang mang lại doanh thu cho rất nhiều tổ chức và cá nhân. Đó là nhìn từng trường hợp cụ thể, còn nhìn ở tầm quốc gia thì sao?

Trên thế giới có nhiều trường phái nhận định về nguồn gốc của thịnh vượng và phát triển, mỗi trường phái đưa ra các yếu tố quan trọng khác nhau như tinh thần khởi nghiệp, tiến bộ công nghệ, thể chế, giáo dục, y tế… Ngoài ra, theo quan sát cá nhân, một trong những nguồn gốc sâu xa nhất của tăng trưởng có lẽ cũng chính là việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Cảnh đồng điện gió ở Sóc Trăng (Ảnh minh họa: Hoàng Giám)

Thiếu năng lượng sẽ không có sản xuất và giao thông. Không có sợi vải thì không có nền công nghiệp thời trang. Thiếu đất, nước, ánh sáng thì không có lương thực. Thiếu danh lam thắng cảnh thì không có du lịch. Thiếu cát, thép, xi măng… sẽ không có ngành xây dựng. Thiếu quỹ đất sẽ không có ngành bất động sản...

Tóm lại, nếu thiếu các nguồn tài nguyên thiên nhiên thì hầu như mọi hoạt động kinh tế không diễn ra. Mẹ thiên nhiên chính là con gà đẻ trứng vàng, và vì thế chúng ta cần đặc biệt quan tâm chăm sóc Mẹ thiên nhiên.

Trong khi nguồn vốn con người ngày càng tăng lên, thì các nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt. Đô thị hóa đồng nghĩa với rừng và đất nông nghiệp giảm đi. Khi chúng ta giàu lên đồng nghĩa thiên nhiên nghèo đi, và chất lượng môi trường sống đi xuống. Khủng hoảng khí hậu đang diễn ra nhanh chóng trong dòng chảy đó.

Nhiệt độ trái đất đang tăng theo thời gian. Khủng hoảng khí hậu không có khả năng phục hồi nếu thế giới không đồng lòng có các hành động khẩn cấp và quyết liệt. Trong bối cảnh như vậy, mô hình tăng trưởng xanh là tất yếu.

Câu hỏi đặt ra là để có tăng trưởng xanh Việt Nam cần tuân theo các nguyên tắc nào?

Nhìn chung, trong mô hình tăng trưởng xanh các nguyên tắc phát triển bền vững phải được tuân thủ. Theo tôi, để đơn giản về mặt thực hành thì chúng ta có thể xem xét áp dụng các nguyên tắc chính sau đây:

Phát triển toàn diện, bao trùm. Ngoài mục tiêu tăng trưởng GDP, chúng ta cần đặt ra các mục tiêu khác như chỉ số hạnh phúc, chỉ số phát triển văn hóa xã hội, chỉ số phát triển con người.

Chi phí xanh. Chi phí môi trường cần được tính vào chi phí doanh nghiệp cũng như phải được trừ vào GDP để có GDP xanh (GDP xanh được tính bằng cách lấy GDP tiêu chuẩn trừ đi mức tiêu thụ vốn tự nhiên ròng, bao gồm sự cạn kiệt tài nguyên, suy thoái môi trường và các sáng kiến bảo vệ môi trường…). Nếu thêm các chi phí khác như ô nhiễm nguồn nước, không khí, và đất thì chi phí môi trường sẽ tăng lên đáng kể.

Thực tế hiện nay rất ít doanh nghiệp Việt Nam tính chi phí xanh vào giá thành. Trong khi đó, cơ chế thuế xanh xuyên biên giới (CBAM)sẽ được áp dụng cho các mặt hàng xuất khẩu sang châu Âu trong một vài năm tới. Cơ chế này ban đầu áp dụng đối với các hàng hóa nhập khẩu có nguy cơ ô nhiễm cao như thép, xi măng, phân bón, nhôm, điện và hydro, sau đó đến các mặt hàng khác. Dự kiến từ năm 2026 doanh nghiệp xuất khẩu hàng vào châu Âu sẽ phải mua chứng chỉ CBAM cho mỗi tấn CO2 tương đương có trong sản phẩm.

Thị trường tín chỉ carbon Việt Nam (nơi mua bán các chứng chỉ giảm/hấp thụ phát thải khí nhà kính) sẽ được vận hành đúng lộ trình năm 2028. Vì vậy các công ty Việt Nam cần có bước chuẩn bị để tăng tính cạnh tranh.

Trồng rừng thu tín chỉ carbon. Giá trị thu về từ trồng rừng lấy tín chỉ carbon hiện nay là thấp, 5-10 USD/ tín chỉ. Trong khi đó, giá tín chỉ carbon tại thị trường bắt buộc ở châu Âu hoặc Mỹ cao gấp 15 lần. Các công ty Việt Nam có thể chịu thuế xanh cao này nếu xuất hàng vào châu Âu. Xu thế chung, giá tín chỉ carbon tăng theo thời gian. Vì vậy, khi hợp tác trồng rừng với nước ngoài, chúng ta phải có cơ chế phân chia lợi nhuận hợp lý, đặc biệt cho các dự án dài hạn.

Các công ty trong nước cũng có thể trồng rừng thay vì cho nước ngoài thuê đất. Đây là cách tăng giá trị nguồn tài nguyên hạn hẹp (đất trồng rừng), thay vì chấp nhận lợi nhuận thấp từ bán vật liệu thô (cho thuê đất).

Gia tăng giá trị tài nguyên thô. Nguyên liệu thô phải qua tinh chế trước khi xuất khẩu để tăng giá trị. Đây là bài học của các nước như Nhật Bản và Hàn Quốc.

Nhật Bản đã sử dụng công nghệ và kỹ năng của mình để biến tài nguyên thô ít ỏi thành các sản phẩm giá trị cao. Cách làm này trở thành văn hóa của người Nhật từ việc trồng dưa, nấu ăn, đến sản xuất các thiết bị đo lường tinh xảo có độ chính xác cao... Tinh chế trong nước cũng là cách tạo ra việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, và cũng là cách tăng GDP xanh hiệu quả. Đặc biệt đối với đất hiếm, chúng ta cần tăng cường nghiên cứu và phát triển để làm chủ công nghệ, không nên xuất khẩu thô.

Hạn chế nhập khẩu. Với các mặt hàng chúng ta cần nhập khẩu nhiều để đáp ứng nhu cầu trong nước thì sẽ "trải thảm đỏ" mời những công ty sản xuất các mặt hàng đó về đầu tư và sản xuất trong nước để tăng GDP, tạo việc làm, và giảm phát thải. Hoặc chúng ta lập các công ty trong nước đủ sức cạnh tranh để tự sản xuất các mặt hàng đó.

Ví dụ, chúng ta đã và đang mời Intel, Samsung, Npia… sản xuất chất bán dẫn, chip, máy tính và các thiết bị điện tử. Tương tự, chúng ta đề nghị Bosch, Makita, General Electric… mở nhà máy sản xuất các dụng cụ điện cho thị trường khu vực.

Nguyên tắc tái tạo. Chúng ta cần tăng cường sản xuất năng lượng tái tạo (như gió, sóng biển, mặt trời, địa nhiệt), và năng lượng xanh (như điện hạt nhân, điện rác, điện sinh khối). Đặc biệt điện hạt nhân đã có công nghệ mô đun lò phản ứng nhỏ (SMR) có ưu điểm chính là an toàn, sạch, nguồn điện ổn định; chi phí lắp đặt của các mô đun lò phản ứng nhỏ tuy còn cao nhưng sẽ giảm dần theo thời gian.

Nguồn vốn đầu tư. Ngoài các nguồn vốn từ Chính phủ, hoặc đối tác công tư, chúng ta còn có thể tận dụng các nguồn vốn vay ưu đãi, các quỹ đầu tư xanh của Liên Hợp Quốc và các tổ chức. Chúng ta cũng còn có thể nhận được các hỗ trợ (ví dụ 15,5 tỷ USD) từ Anh Quốc và các nước công nghiệp phát triển (G7) trong quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) để chuyển đổi sang năng lượng sạch.

Hạ tầng giao thông xanh. Chúng ta cần đầu tư phát triển các trung tâm hậu cần lớn thay vì mỗi tỉnh một sân bay, và phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt quốc gia kết nối vùng miền. Đồng thời, chúng ta cần tăng cường giao thông công cộng (xe lửa, xe bus, taxi, taxi thủy, tàu cánh ngầm) và sử dụng phương tiện giao thông xanh (xe điện, xe lai điện, xe chạy khí hydro, xe đạp, đi bộ).

Phát triển đô thị xanh. Chúng ta cần quy hoạch đô thị theo hướng phát triển giao thông công cộng, phát triển đô thị xanh, đáng sống, với tỷ lệ cây xanh, công viên, mặt nước, không gian công cộng… được đảm bảo.

Tăng giá trị và giảm khí thải trong sản xuất. Để giảm khí thải và giảm ô nhiễm trong sản xuất, cũng như giảm chi phí xanh, các công ty có thể tự tạo nguồn năng lượng tái tạo để sử dụng trong sản xuất, cũng như tái sử dụng nguyên vật liệu nhiều nhất có thể.

Việt Nam cần tập trung phát triển các ngành sản xuất giá trị cao nhưng ít phát thải như y tế, dược phẩm, nông lâm ngư nghiệp, công nghệ thông tin, sản xuất phần mềm, truyền thông, dịch vụ tài chính, công nghiệp giải trí và văn hóa, du lịch, ẩm thực, sản xuất chất bán dẫn, sản xuất chip, máy tính, dụng cụ thiết bị sản xuất, hàng điện tử cao cấp, ô tô điện, v.v.

Trong xây dựng thì cần thiết kế tòa nhà thông minh, có giá trị kỹ thuật cao để giảm phát thải và tiết kiệm năng lượng. Các tòa nhà cần được cung cấp năng lượng tái tạo như điện mặt trời áp mái và địa nhiệt.

Về vật liệu xây dựng, Việt Nam cần tăng cường nghiên cứu in 3D, và vật liệu mới (như bê tông siêu hiệu năng, biocement, kim loại thông minh…) cũng như cần khuyến khích sử dụng vật liệu thân thiện môi trường, tận dụng hiệu quả vật liệu địa phương, giảm tỷ lệ sử dụng xi-măng nếu có thể vì sản xuất được 1 tấn xi-măng đã thải 800kg CO2.

Về nông nghiêp, chúng ta cần phát triển theo hướng nông nghiệp sinh thái thông minh, tăng hiệu quả sử dụng thiết bị cơ giới, giảm lượng nước tưới, giảm sử dụng phân bón… để giảm phát thải, giảm ô nhiễm nguồn đất, và để tăng chất lượng nông sản xuất khẩu. Đặc biệt không thu nhỏ diện tích sản xuất nông nghiệp vì xu thế chung đất sản xuất nông nghiệp trên thế giới giảm đi do đô thị hóa và dân số ngày càng tăng lên.

Du lịch, phát triển theo mô hình du lịch xanh-bền vững, du lịch khám chữa bệnh, du lịch văn hóa-lịch sử-tâm linh. Rút ra các bài học từ việc kinh doanh du lịch ở Vịnh Hạ Long, Đà lạt, Phú Quốc…thì chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, và bảo toàn các di sản thiên nhiên của thế giới.

Kinh tế số đã và đang là xu thế tất yếu. Kinh tế xanh và kinh tế số có thể xem như hai anh chị em song sinh, vì vậy cần chú trọng chuyển đổi số và phát triển kinh tế số.

Về giáo dục, cần chú trọng đào tạo thêm các ngành kinh tế và kỹ thuật xanh với dự báo nhu cầu các ngành nghề tương lai. Tập trung đào tạo các kỹ năng thực hành bền vững, kỹ thuật và tư duy xanh để đảm bảo nguồn vốn nhân lực cho các thay đổi của thị trường việc làm xanh. Về việc làm, cần tạo ra thêm nhiều việc làm xanh thông qua đầu tư xanh.

Về đổi mới sáng tạo, cần có các giải pháp không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn phải theo hướng xanh, tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu, và cắt giảm ô nhiễm.

Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Chúng ta cần làm tăng diện tích rừng, đất nông nghiệp, diện tích nước mặt nhiều nhất có thể… thông qua việc tối ưu hóa việc sử dụng đất. Song song đó, chúng ta cần bảo vệ nguồn các nước, đại dương, cảnh quan, đa dạng sinh học, và di sản.

Rác thải. Hạn chế rác thải nhựa và khuyến khích sử dụng vật liệu thân thiện môi trường.

Lối sống xanh. Để giảm phát thải, thì ở mức độ cá nhân, có thể theo nguyên tắc sống tối giản, tiết kiệm chi tiêu. Ăn uống vừa đủ no (80% no, theo lối sống của người Nhật Bản), bớt thịt đỏ, bớt rượu bia và ăn nhiều rau củ và trái cây.

Chúng ta hoàn toàn có thể đạt được sự thịnh vượng trong các mặt kinh tế, xã hội và môi trường, đồng thời đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng không năm 2050 dựa vào cách tiếp cận toàn diện phù hợp với các nguyên tắc phát triển bền vững, tập trung vào những hiệu chỉnh nhỏ trong thực hành theo hướng xanh, sáng tạo, bảo tồn, và hiệu quả cao trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên.

Tác giả: TS Bùi Mẫn là kỹ Sư cao cấp, Giám đốc Phòng thí nghiệm GTC Soil Analysis Services, Dubai UAE; ông cũng là chuyên gia về nghiên cứu đặc tính đất với hơn 20 năm kinh nghiệm, chú trọng đến quản lý và kiểm soát chất lượng, chuyên sâu về thí nghiệm địa kỹ thuật tiên tiến và đặc tính động học của đất.

Bùi Mẫn

Tác giả: TS Bùi Mẫn là kỹ Sư cao cấp, Giám đốc Phòng thí nghiệm GTC Soil Analysis Services, Dubai UAE; ông cũng là chuyên gia về nghiên cứu đặc tính đất với hơn 20 năm kinh nghiệm, chú trọng đến quản lý và kiểm soát chất lượng, chuyên sâu về thí nghiệm địa kỹ thuật tiên tiến và đặc tính động học của đất.

Tin mới

Vẻ đẹp hoa Lan Hoàng thảo kèn – Tinh hoa của núi rừng Tây Bắc

Vẻ đẹp hoa Lan Hoàng thảo kèn – Tinh hoa của núi rừng Tây Bắc

Hoa lan Hoàng thảo kèn, hay còn gọi là lan Kèn rừng, là một trong những loài lan quý nhất của Việt Nam. Với hình dáng như chiếc kèn nhỏ, màu sắc ngọt ngào và hương thơm nhẹ, lan Hoàng thảo kèn không chỉ mang giá trị thẩm mỹ cao mà còn là biểu tượng của sự tinh tế và bình yên giữa thiên nhiên hoang sơ.
Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Nhiều người yêu thích cây cảnh nhưng lại gặp phải tình trạng chung: trồng cây nào, cây đó héo úa hoặc chết sau một thời gian ngắn. Không ít người tự nhận mình "thiếu duyện", "không có tay trồng hoa", rồi từ bỏ hẳn việc trồng cây cảnh trong nhà.
Xưởng sản xuất dụng cụ cây cảnh Anh Ngọc: Nơi tiếp lửa truyền thống đến đam mê nghề nghiệp

Xưởng sản xuất dụng cụ cây cảnh Anh Ngọc: Nơi tiếp lửa truyền thống đến đam mê nghề nghiệp

Trong thế giới của nghệ thuật bonsai, nơi cái đẹp được tạo nên từ sự tỉ mỉ, nhẫn nại và đam mê, có một mắt xích âm thầm nhưng không thể thiếu, đó là những dụng cụ chăm sóc cây cảnh. Tại thôn Tam Quang, xã Yên Thắng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, xưởng sản xuất dụng cụ cây cảnh Anh Ngọc không chỉ đơn thuần là một cơ sở sản xuất, mà còn là nơi gìn giữ và phát huy một nghề truyền thống đang từng bước khẳng định chỗ đứng trên bản đồ thủ công mỹ nghệ Việt Nam.

Tin bài khác

Nhật ký điện tử – Cầu nối giữa người sản xuất, người tiêu dùng và thị trường xuất khẩu

Nhật ký điện tử – Cầu nối giữa người sản xuất, người tiêu dùng và thị trường xuất khẩu

Nhật ký điện tử là bước tiến quan trọng trong hành trình chuyển đổi số ngành nông nghiệp, hỗ trợ người nông dân ghi chép sản xuất chính xác, người tiêu dùng truy xuất thông tin minh bạch và doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Đây là công cụ chiến lược để hàng hóa Việt vươn xa trên thị trường toàn cầu.
Bản đồ hành chính mới nhất của 34 tỉnh, thành Việt Nam năm 2025

Bản đồ hành chính mới nhất của 34 tỉnh, thành Việt Nam năm 2025

Bản đồ hành chính mới nhất của 34 tỉnh, thành Việt Nam năm 2025 đã chính thức được công bố, phản ánh toàn diện việc sáp nhập và điều chỉnh cấp tỉnh theo Nghị quyết của Quốc hội. Bản đồ có độ chính xác cao, cập nhật đầy đủ tên gọi, địa giới và trung tâm hành chính, hỗ trợ công tác quy hoạch, tra cứu địa lý và phục vụ người dân, doanh nghiệp tra cứu thuận tiện.
Quản lý phân bón minh bạch: Chìa khóa bảo vệ đất, nước và nông sản Việt vào chuỗi cung ứng xanh

Quản lý phân bón minh bạch: Chìa khóa bảo vệ đất, nước và nông sản Việt vào chuỗi cung ứng xanh

Tồn dư kim loại nặng như cadimi trong nông sản Việt Nam đang trở thành mối lo ngại nghiêm trọng. Nguyên nhân không nhỏ đến từ việc sử dụng phân bón không rõ nguồn gốc, mất kiểm soát, quản lý phân bón minh bạch không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường đất, mà còn là chìa khóa để nông sản Việt tự tin bước vào các thị trường khó tính.
Xem thêm
Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Chủ nhà vườn Phạm Huế không chỉ tạo tác cây cảnh, mà còn nuôi dưỡng một tình yêu bền bỉ với thiên nhiên, với nghệ thuật và với cội nguồn gia đình.
Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Nằm yên ả bên bờ bắc sông Hương, nhà vườn An Hiên từ lâu được mệnh danh là “tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế.
Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Vũ Xuân Lành (biệt danh “Gã Đầu Bạc”) vừa hoàn thành việc di dời cây sanh cổ thụ gần 100 năm tuổi từ An Giang về Hà Nội.
Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Chọn cây hợp mệnh không chỉ giúp “phúc khí đầy nhà, tài lộc vào cửa” mà còn tạo nên thế vượng bền vững cho gia đạo.
Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Trong truyền thống Á Đông, mỗi loại cây, mỗi vị trí trồng trong sân vườn đều mang theo một triết lý phong thủy sâu sắc.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân đã có những chia sẻ với Tạp chí Việt Nam hương sắc về tác phẩm xanh quê cổ thụ “Nam Tào Bắc Đẩu” có tuổi đời hơn 100 năm.
Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Chị Âu Chúc Mai (Kiên Giang) quyết định khởi nghiệp với sản phẩm nước rửa chén sinh học lên men từ... lá ổi, loại lá vốn bị xem là phế phẩm trong vườn nhà.
Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

Khu vườn của nghệ nhân Chử Minh Nghiệp ở Văn Giang (Hưng Yên) là không gian hoài cổ độc đáo, nơi hội tụ bonsai nghệ thuật và hàng trăm hiện vật đá cổ quý hiếm.
"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Không phải ngẫu nhiên mà tổ tiên ta đúc kết câu “đất lành chim đậu” – một câu thành ngữ ngắn gọn nhưng hàm chứa triết lý sống, triết lý ứng xử với thiên nhiên.
Ba nông dân đổi đời "trồng ra bạc tỷ" khi chuyển đổi cây trồng

Ba nông dân đổi đời "trồng ra bạc tỷ" khi chuyển đổi cây trồng

Không ít người trong số đó đã “trồng ra bạc tỷ” từ những loại cây tưởng chừng dân dã, ít ai ngờ tới.
Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT của Bộ Nông nghiệp và Môi trường chính thức có hiệu lực, thay đổi quy trình kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu
Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg.
Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Việc chuyển đổi từ đơn vị hành chính ba cấp sang hai cấp đang đặt ra những thử thách chưa từng có cho doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực. Không chỉ gây ra
Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Nhiều người yêu thích cây cảnh nhưng lại gặp phải tình trạng chung: trồng cây nào, cây đó héo úa hoặc chết sau một thời gian ngắn.
Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Việc điều chỉnh địa giới hành chính đang khiến nhiều người nộp thuế bối rối khi địa chỉ trên hóa đơn không trùng với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Văn Phú – Đèo Cả đề xuất Đại lộ cảnh quan ven sông Hồng

Văn Phú – Đèo Cả đề xuất Đại lộ cảnh quan ven sông Hồng

Liên danh Công ty CP Phát triển Bất động sản Văn Phú và Tập đoàn Đèo Cả vừa đề xuất dự án “Đại lộ và cảnh quan ven sông Hồng” theo hình thức đối tác công tư.
Lạng Sơn siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp, đảm bảo vụ mùa thắng lợi

Lạng Sơn siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp, đảm bảo vụ mùa thắng lợi

Nhằm đảm bảo vụ mùa đạt kết quả cao, các ngành chức năng tỉnh Lạng Sơn đang tập trung tăng cường công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp (VTNN).
Cây cũng biết hù dọa: 16 loài thực vật kỳ quái nhất thế giới

Cây cũng biết hù dọa: 16 loài thực vật kỳ quái nhất thế giới

Từ những bông hoa có hình dáng như trái tim rỉ máu đến loài cây phát ra mùi xác thối để thu hút côn trùng, thế giới thực vật kỳ quái hơn ta tưởng rất nhiều.
Báo quốc tế: Cá cơm ít dần, nước mắm truyền thống Việt Nam đối mặt tương lai bất định

Báo quốc tế: Cá cơm ít dần, nước mắm truyền thống Việt Nam đối mặt tương lai bất định

Biến đổi khí hậu và tình trạng đánh bắt quá mức đang khiến cá cơm - nguyên liệu không thể thiếu để làm nước mắm truyền thống ngày càng khan hiếm.
Tìm lời giải cho bài toán khai thác đất bãi ven sông Hồng

Tìm lời giải cho bài toán khai thác đất bãi ven sông Hồng

Hà Nội có hơn 10.000ha đất bãi ven sông Hồng giàu tiềm năng, nhưng lâu nay vẫn bị khai thác manh mún. Cần cơ chế đặc thù để phát huy hiệu quả vùng đất này.
Bắp cải tí hon: Giống rau "ngoại" đắt đỏ luôn bán chạy tại siêu thị Việt

Bắp cải tí hon: Giống rau "ngoại" đắt đỏ luôn bán chạy tại siêu thị Việt

Trong vài năm gần đây, bắp cải tí hon xuất hiện ngày càng nhiều trong các siêu thị cao cấp, nhà hàng ẩm thực phương Tây tại Việt Nam với giá dao động từ 180.000
Loại quả khổng lồ này đang là điểm nhấn thú vị của du lịch sáng tạo tại Đà Lạt

Loại quả khổng lồ này đang là điểm nhấn thú vị của du lịch sáng tạo tại Đà Lạt

Với kích thước có thể lên tới hàng trăm ký mỗi quả, bí ngô khổng lồ không chỉ là loại nông sản gây tò mò mà còn trở thành điểm nhấn du lịch độc đáo tại Đà Lạt.
Chanh ngón tay: loại chanh đắt nhất thế giới, giới nhà giàu Việt vẫn tranh nhau đặt mua

Chanh ngón tay: loại chanh đắt nhất thế giới, giới nhà giàu Việt vẫn tranh nhau đặt mua

Chanh ngón tay (Finger Lime), hay còn gọi là chanh móng tay, là một trong những loại trái cây độc đáo và đắt đỏ bậc nhất trong họ cam chanh.
Công ty Môi Trường Xanh trúng hàng loạt gói thầu chăm sóc cây xanh tại nhiều địa phương

Công ty Môi Trường Xanh trúng hàng loạt gói thầu chăm sóc cây xanh tại nhiều địa phương

Công ty Môi Trường Xanh với vai trò liên danh hay độc lập luôn tham gia và trúng nhiều dự án, gói thầu duy trì, chăm sóc cảnh quan, cây xanh đô thị.
Sầu riêng vươn đất đồi, hai nông dân đổi đời

Sầu riêng vươn đất đồi, hai nông dân đổi đời

Từng đối mặt với khó khăn vì địa hình đồi dốc, đất đá cằn cỗi, nhưng hai nông dân ở Đồng Nai và Lâm Đồng đã tìm thấy cơ hội làm giàu nhờ cây sầu riêng.
Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ ngày 27/6/2025.
Những loại cây trồng quanh nhà “gắn liền phúc khí”, dân gian cho rằng không nên chặt bỏ

Những loại cây trồng quanh nhà “gắn liền phúc khí”, dân gian cho rằng không nên chặt bỏ

Theo quan niệm dân gian, những loại cây sau đây nếu đã bén rễ lâu năm trong vườn nhà thì nên giữ lại, bởi chặt bỏ đôi khi dễ dẫn tới xáo trộn về phong thủy.
Thiên đường sen và thung lũng hoa giữa lòng Thủ đô

Thiên đường sen và thung lũng hoa giữa lòng Thủ đô

Điều khiến Hồ Tây trở nên đặc biệt hơn cả, chính là cảnh sắc bốn mùa thay đổi, mà nổi bật nhất là mùa sen tháng sáu và thung lũng hoa nở rộ quanh năm.
Không gian xanh đô thị: Cây - hoa cảnh có thể làm nên một thành phố đẹp đến mức nào?

Không gian xanh đô thị: Cây - hoa cảnh có thể làm nên một thành phố đẹp đến mức nào?

Công viên Thống Nhất (tên cũ là công viên Lê-nin) không chỉ là điểm vui chơi, giải trí quen thuộc, mà còn là một mô hình sinh thái thực vật cảnh tiêu biểu.
Lá phổi sinh thái mang tên Công viên Thực vật cảnh Việt Nam

Lá phổi sinh thái mang tên Công viên Thực vật cảnh Việt Nam

Công viên Thực vật cảnh Việt Nam (Thanh Trì, Hà Nội) là nơi lưu giữ hơn 2.000 loài cây cảnh quý.
Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Vũ Xuân Lành (biệt danh “Gã Đầu Bạc”) vừa hoàn thành việc di dời cây sanh cổ thụ gần 100 năm tuổi từ An Giang về Hà Nội.
Xem thêm
Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân đã có những chia sẻ với Tạp chí Việt Nam hương sắc về tác phẩm xanh quê cổ thụ “Nam Tào Bắc Đẩu” có tuổi đời hơn 100 năm.
Xem thêm
Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Việc nuôi động vật hoang dã, đặc biệt là các loài quý hiếm, đang được quy định chặt chẽ theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP và Nghị định 84/2021/NĐ-CP.
Xem thêm
Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Nghệ nhân Dũng Coca - người có hàng chục năm gắn bó với duối cảnh, đã chia sẻ cách khai thác, tuyển chọn và “thổi hồn” vào những gốc duối tự nhiên.
Xem thêm
Ngắm dàn bonsai "mọc ngược" độc lạ của nghệ nhân xứ Quảng

Ngắm dàn bonsai "mọc ngược" độc lạ của nghệ nhân xứ Quảng

Tại Quảng Nam có một "dị nhân" trồng cây cảnh “quái dị”, một cách chơi khác biệt, độc đáo và được giới cây cảnh gọi là “bonsai ngược”.
Xem thêm