Tạp chí điện tử Việt Nam Hương sắc

Saturday, December 21, 2024 7:31:56 PM

Phòng trừ dịch hại cho cây trồng

22/08/2022

Mục lục

Do đặc điểm trong sân vườn trồng rất nhiều loại cây nên phải tìm hiểu thêm các loại dịch hại để phòng trừ. Hiện nay có một số dịch hại tương đối phổ biến trên nhiều loại cây như sau:

1. Bệnh sinh lý:

Do cây thiếu hoặc dư một vài nguyên tố nào đó, thường nó sẽ biểu hiện lên màu lá, cành, rễ… và đôi khi có sự biến dạng (không giống những cây bình thường cùng loại). Ngoài ra, biểu hiện là mất màu xanh (vàng lá, lá có sọc xanh) là phổ biến nhất. Bệnh này do cây thiếu dinh dưỡng do một hoặc nhiều nguyên nhân như sau:

Chậu bị úng nước hoặc đất không thoát nước.

Trùn đất chui vào chậu.

Bón phân dư.

Bón phân xong tưới không đủ nước.

Chất trồng bị khô co rút lại làm đứt rễ.

Đất trồng hoặc chậu bị quá nóng.

Bón phân xới đất lúc lá còn non.

Chất lượng nước xấu tích tụ trong chậu hoặc đất lâu ngày.

Bởi vậy cần tìm cho đúng nguyên nhân để khắc phục.

lá cây bị biến dạng
Lá cây bị biến dạng do thiếu MUg

Chú ý khi dùng chất kích thích tăng trưởng quá liều hoặc dùng thường xuyên nhưng thiếu phân bón đa lượng (N.P.K) làm cây bị dị dạng. Do đó chỉ xem chất kích thích tăng trưởng đúng vai trò hỗ trợ chứ không thể thay thế phân bón.

2. Bệnh do nấm, vi khuẩn: 

Các bệnh do nấm và vi khuẩn phá hoại phổ biến trên nhiều loại cây gồm:

* Nấm hạch (hạt cải, trứng cá): Chúng thường xuất hiện khi môi trường có độ pH thấp cộng với nóng và ẩm. Tác hại là làm nhũn nhão cây (nhất là cây có thân mềm).

Để ngừa chúng nên dùng thuốc, có độ pH 6 –6,5 và khi thấy chúng phát triển cần pha vôi loãng 1kg /40-50 lít nước tưới vào nơi bị bệnh sẽ chặn đứng rất hiệu quả.

Ngoài ra, những cây không dùng vôi tưới được thì phun TOPSIN.

* Nấm thán thư: Xuất hiện khi môi trường nóng ẩm. Tác hại là làm khô lá từng mảng cho đến toàn bộ…

Thuốc trị: Dùng các loại thuốc trị thán thư như: Anoil, Bendazol, Vicarben, Dithane M-45.

* Nấm rỉ sắt: Chúng xuất hiện trong điều kiện như nấm thán thư. Các vết lấm chấm màu rỉ sắt làm hư lá. Thuốc trị giống như thán thư.

* Nấm gây ra đốm lá: Vì nấm gây ra đốm lá có nhiều loài, mỗi loài tạo ra một dạng đốm khác nhau về màu sắc, hình dáng… chúng làm cho lá bị xấu và sẽ hư nếu bị nắng. Dùng các loại thuốc trị có phổ biến rộng như phần trị thán hư sẽ hạn chế được bệnh.

Cây mai bị nấm
Cây hoa mai bị nấm

* Nấm gây ra thối nhũn: Thường các loại cây thân mềm hay bị thối nhũn; Vì nấm gây ra thối nhũn cũng có nhiều loài và sự phân biệt chúng rất khó (cần phải có dụng cụ phân tích), do đó, trước khi xác định đó là nấm gì thì việc dùng thuốc Aliette, Mata laxyl hay Bendazol hoặc Anvil… phun ngừa không cho lây lan sẽ hạn chế được dịch hại.

* Vi khuẩn: Vi khuẩn cũng giống như nấm là có nhiều chủng loại khác nhau. Chúng cũng gây ra hư lá hoặc thối thân. Dùng cách phun ngừa bằng các loại thuốc như: Kasumin, Master cop, Coc 85… cũng có hiệu quả hạn chế nhất định, đồng thời còn có tác dụng trị và ngừa một số loài nấm. Chú ý các thuốc có gốc đồng nên phun thử trên một số cây để xem phản ứng của chúng trước khi dùng đại trà (vì nhãn trên bao bì không ghi hết chi tiết).

3. Bệnh do côn trùng:

Côn trùng phá hại cây thì có rất nhiều nhưng phổ biến là:

* Bọ trĩ: (Có nhiều loài)

Các loài bọ trĩ thường cạp trầy mặt dưới lá non, đọt non, viền hoa, búp hoa… làm cho các bộ phận này quăn queo và hư: Dùng các thuốc đặc trị như: Admire, Actara, Lannate…

Bọ trĩ hại lá mai
Bọ trĩ hại lá mai

* Nhện đỏ:

Nhện đỏ thường đeo bám mặt dưới lá già chích hút làm mất diệp lục, gây ra rụng lá (có một số loài cây nhện đỏ ở mặt trên…). Dùng các loại thuốc như: Ortus, Nissorun, Pegasus… để diệt chúng.

Nhện đỏ hại hoa hồng
Nhện đỏ hại Hoa hồng

* Rệp: (Có nhiều loài)

Rệp có loài di chuyển được như rệp sáp và có nhiều loài dính chặt vào cành, lá… dùng các loại thuốc trừ sâu có dầu như: Admire, Sherzol Supra cid để trị mối mới có hiệu quả.

* Sâu: (có nhiều loài)

Sâu có nhiều loài, chúng cắn phá lá non, đọt non, lá già… phần lớn chỉ dùng thuốc trừ sâu thông thường như: Sherzol Sherpa… là diệt được, riêng sâu vẽ bùa hoặc đục cành thì dùng những loại thuốc có tác dụng lưu dẫn như: Lanmate, Regent, Vibasu … thì mới có hiệu quả.

* Bọ cánh cứng: (có nhiều loài)

Bọ cánh cứng có loài ăn lá non, có loài ăn bông, có loài ăn vỏ cây… Dùng các loại thuốc như phần trừ sâu. Riêng ấu trùng của chúng nở ra chui vào thân cây (thường gọi là sâu đục thân) thì dùng thuốc lưu dẫn như trên hoặc khoét lớn vết thương để bơm hoặc nhét thuốc vào cũng có hiệu quả.

Các loại bọ cánh cứng hại cây
Các loại bọ cánh cứng hại cây 

* Rầy: (có nhiều loài)

Các loài rầy thường đeo bám vào đọt non hoặc lá non của cây để chích hút. Dùng các loại thuốc như: Trebon Admire… để diệt chúng.

(Lưu ý: Trong việc sử dụng các loại thuốc diệt trừ côn trùng và bệnh của cây nên tuân thủ nguyên tắc 4 đúng để diệt phòng trừ có hiệu quả cao).

THỪA THÂN ĐẠO

0 Bình luận

Tin tức khác

Thông báo
Đóng