Tạp chí điện tử Việt Nam Hương sắc

Wednesday, December 4, 2024 1:12:37 AM

Kỹ thuật sang chậu và thay đất Kiểng Bonsai

08/04/2021

Mục lục

Kiểng Bonsai ở Việt Nam đã được nhiều người tìm hiểu và yêu thích. Hàng năm, vào những ngày lễ lớn, tết đến, kiểng bonsai được trưng bày ở các triển lãm, hội thi trên khắp cả nước, đó là nét đẹp tinh thần của người Việt Nam.

Để có một chậu kiểng Bonsai đẹp cần suy tính cẩn thân trước khi cắt tỉa, uốn, sử, tạo dáng; tỷ mỉ khi chăm sóc, theo thời gian cây cũng phát triển lớn lên như những cây kiểng khác, nên cần sang chậu và thay đất để cây sống lâu trong chậu cạn. Không nên nôn nóng khi chưa nắm được kiến thức cơ bản thời gian sang chậu và thay đất. tôi xin giúp các bạn có thêm một số kinh nghiệm khi sang chậu kiểng Bonsai và thay đất như sau:

Không phải lúc nào cũng có thể sang chậu và thay đất cho cây kiểng Bonsai, mà thường là vào mùa xuân hay trước mưa là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc và đó cũng là những thời tiết thuận lợi nhất cho công việc này.

Cách thức sang chậu và thay đất như sau: sang chậu có nghĩa là trồng lại cây kiểng Bonsai từ chậu cũ qua chậu mới cùng kích cỡ hay rộng hơn.

Trước một buổi cần tưới nước thật đẫm để đất nhão ra, chỉ cần nghiêng chậu là bầu đất bị bong ra một cách nhẹ nhàng, tuyệt đối không được nóng vội, do việc bứng lên trồng lại không ít thì nhiều cũng làm cây mất sức một thời gian, có khi bị chết khi xử lý quá vụng về. Việc sang chậu và thay đất không thể tuỳ hứng, chỉ khi phát hiện thấy đất trong chậu cạn kiệt chất dinh dưỡng thì mới làm, khi đó kiểng Bonsai sẽ có hiện tượng sau:

Cây không còn tươi tắn, có hiện tượng xuống sức.

Bộ rễ kém, lá bắt đầu nhuốm màu vàng bệnh.

Các cành như không thể cất cao lên được.

Nhóm rễ lồi lên mặt đất trong chậu, khi nhấc lên không thấy nặng như trước.

Nhân dịp này ta nên nâng bộ rễ lên và tạo dáng thế mặt tiền kiểng Bonsai cho cân đối hài hoà trước khi kiểng Bonsai được đưa ra khỏi chậu cũ cho đến khi trồng lại vào chậu mới (không để quá lâu), nên để những nơi mát mẻ, hỗn hợp đất phân theo tỷ lệ đã được cân nhắc tĩnh toán trước. Khi bỏ đất cũ nếu cần thiết nên dừng lại số lượng từ 20 – 30% đất cũ, nhưng đất dùng lại phải loại bỏ những tạp chất có hại cho cây rồi trộn vào phần đất mới có giàu chất dinh dưỡng. Đổ đất trồng vào 1/3 chậu, sau đó ta đặt đúng vào vị trí mong muốn, xúc đất chèn xung quanh gốc chon đến khi đất trong chậu ngập đến cổ rễ thì thôi và mặt đất phải thấp hơn vành chậu để rải phân, tưới nước không bị trôi ra ngoài.

Chắc chắn sau một tuần lễ, dù đã nén kỹ, phần đất trong chậu sẽ bị lún, lòi cổ rễ lên, do tưới nước làm rẽ đất. ta cho thêm đất vào ngay, tránh nắng làm khô cổ rễ.
Cây kiểng Bonsai lúc này rất cần chất dinh dưỡng vì cây bứng lên trồng lại, nhất là lại cắt bỏ rễ đứt, dập của nó thì thế nào cây cũng yếu. Vì vậy, sau khi sang chậu mới, nếu không biết cách bảo dưỡng cây dễ bị mất sức và kém phát triển.

Trước hết ta phải dời chậu kiểng Bonsai vào một nơi thật thoáng mát và tránh va chạm để cây được đứng yên, nâng bộ rễ lên cao khỏi mặt đất chậu để làm quen với môi trước mới (bộ rễ nổi cây càng có giá trị), khoảng 10 ngày sau ta bắt đầu dời chậu vào nơi có nắng nhẹ ban mai chiếu vào, tức là để cây tiếp xúc với ánh nắng khoảng 20%, lúc này thấy cây đã hồi phục, thì dần dần từng bước đem hẳn ra nắng. Việc tưới nước giai đoạn đầu ngày tưới 1 lần với lượng nước tưới ít, và nên tưới bằng vòi bông sen giúp cho đất giữ ẩm là được.

Tóm lại, việc sang chậu và thay đất , tới cho kiểng Bonsai là việc làm phải có kinh nghiệm, mọi thao tác sang chậu, thay đất cần phải tiến hành cho đúng kỹ thuật. Việc nào cần làm trước thì làm trước, việc gì làm sau thì làm sau. Như vậy kiểng Bonsai mới mau hồi sức để tiếp túc sinh trưởng tốt được trong môi trường chậu cạn.

Theo Tạp chí VNHS

0 Bình luận

Tin tức khác

Thông báo
Đóng