Thị trường thú cưng Việt Nam: Phát triển đa dạng nhưng cần kiểm soát
Hiện nay trên thế giới ở nhiều quốc gia ví dụ như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc... xu hướng nuôi thú cưng không còn quá xa lạ mà trở thành một phần văn hóa trong gia đình, xã hội. Từ lâu thú cưng không còn chỉ là vật nuôi mà được đối xử như thành viên trong gia đình. Nhiều hộ gia đình chi hàng trăm đến hàng ngàn USD mỗi tháng để chăm sóc vật nuôi với thực phẩm chất lượng cao, dịch vụ làm đẹp, khám chữa bệnh, nghỉ dưỡng và thậm chí cả... bảo hiểm thú cưng.
![]() |
Các loại thú cưng - (Ảnh minh họa) |
Xu hướng nuôi thú cưng tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới bởi ngày càng nhiều các bạn trẻ thích nuôi thú cưng và đặc biệt xu hướng kết hôn muộn như hiện nay cũng cho thấy họ sẵn sàng chi tiêu cho thú cưng của mình. Cũng theo khảo sát nghiên cứu thị trường thú cưng, chi phí dành cho mua đồ ăn cho thú cưng chiếm tới 77% và tỷ lệ dành cho mua đồ dùng phụ kiện, chăm sóc là 23%. Thu nhập bình quân đầu người tiếp tục tăng lên ở Việt Nam và được dự báo tầng lớp này ngày càng tăng trong tương lai, khi đời sống vật chất ngày càng phong phú thì nhu cầu tinh thần của con người cũng ngày càng tăng cao. Từ đó, chúng ta sẽ tìm kiếm những hoạt động mới để làm phong phú cuộc sống, kèm với đó thì xu hướng nuôi thú cưng ở Việt Nam của nhiều người và đặc biệt là nhóm trẻ đã trở thành một phong cách sống.
Trước đây, chó mèo chủ yếu để giữ nhà, bắt chuột, xử lý thức ăn thừa, nay chúng được coi là người bạn, thành viên gia đình, hiện hữu bên cạnh con người, mang lại sự gắn kết tình cảm và giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống hiện đại.
Chia sẻ với báo chí, Tiến sĩ Hạ Thúy Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ động vật Việt Nam cho biết, nhiều người sẵn sàng đầu tư thức ăn bổ dưỡng, đồ chơi, phụ kiện, tổ di động, khám chữa bệnh, spa grooming cho thú cưng. Nhiều khách sạn, bệnh viện PetCare, trường huấn luyện thú cưng và trạm cứu hộ đã ra đời, cho thấy vai trò của thú cưng ngày càng quan trọng trong đời sống xã hội.
Quy mô ngành công nghiệp thú cưng tại Việt Nam đạt 94 triệu USD năm 2023, dự báo tăng lên 182 triệu USD vào năm 2028, trong đó thức ăn cho thú cưng chiếm khoảng 85% toàn ngành. Các dịch vụ thú y, phụ kiện, spa, khách sạn thú cưng cũng đang được ưa chuộng.
Theo thống kê từ Hội Bảo vệ động vật Việt Nam cho thấy, số lượng thú cưng ở Việt Nam đã vượt mốc 12 triệu con trong đó có khoảng 5,58 triệu con mèo và 6,48 triệu con chó ước tính số lượng này tăng khoảng 5% mỗi năm từ năm 2017 và dự kiến đạt khoảng 16 triệu vào năm 2027. Sự phát triển nhanh của ngành công nghiệp này cũng kéo theo những vấn đề cần được kiểm soát chặt chẽ, trong đó nổi bật là nguy cơ lây truyền dịch bệnh từ vật nuôi sang người. Trong bối cảnh bệnh dại vẫn còn là nỗi lo ở một số địa phương, việc tiêm vaccine định kỳ, đảm bảo điều kiện vệ sinh và giám sát y tế thú cưng cần được đặt lên hàng đầu. Các chuyên gia cũng lưu ý rằng, tiêm phòng không phải là yếu tố duy nhất bảo vệ sức khỏe vật nuôi, mà còn cần quản lý chặt chẽ môi trường sống, chế độ dinh dưỡng, lịch trình khám định kỳ và các dịch vụ hỗ trợ.
![]() |
Quy mô thị trường thú cưng tại thị trường Việt Nam (Trích báo cáo thị trường Thú cưng của Kirin Capital). |
Không còn là thú chơi mang tính xa hoa, việc nuôi chó, mèo đang trở nên phổ thông hơn cùng với đó kéo theo sự gia tăng nhu cầu về dịch vụ thú y, cung ứng sản phẩm chăm sóc và huấn luyện thú cưng. Từ đó hình thành rất nhiều các mô hình kinh doanh cho ngành này, các trung tâm huấn luyện thú cưng, cửa hàng thức ăn chuyên dụng, trung tâm spa mini cho chó mèo bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người nuôi. Thị trường đồ chơi, giường ngủ, quần áo, vòng cổ định vị GPS, nhà vệ sinh tự động… cũng đang nở rộ.. Người tiêu dùng trẻ sẵn sàng bỏ ra vài trăm nghìn đến vài triệu đồng để sắm sửa cho thú cưng của mình.
Một trong những nhóm dịch vụ phổ biến và được sử dụng nhiều nhất hiện nay là grooming – chăm sóc lông, da, móng và vệ sinh cho thú cưng. Việc tắm rửa, cắt tỉa lông, chải chuốt không còn là điều xa xỉ mà đã trở thành hoạt động cần thiết để bảo vệ sức khỏe và giữ gìn vẻ đẹp cho thú cưng. Các cơ sở spa thú cưng hiện đại không chỉ cung cấp dịch vụ cơ bản mà còn mở rộng sang các hoạt động cao cấp như nhuộm lông nghệ thuật, massage thư giãn, làm móng, vệ sinh răng miệng và vắt tuyến hôi. Tất cả đều được thực hiện trong không gian sạch sẽ, chuyên nghiệp, có sự giám sát của nhân viên được đào tạo bài bản.
Trong đó, cắt tỉa lông và tạo kiểu là dịch vụ phổ biến nhất. Các spa cung cấp nhiều lựa chọn kiểu dáng phù hợp với từng giống chó mèo, giúp thú cưng trở nên gọn gàng, khỏe mạnh và hợp thời trang. Việc cắt tỉa đúng cách còn giúp hạn chế nguy cơ mắc các bệnh ngoài da, nhất là trong thời tiết nóng ẩm như ở Việt Nam. Đặc biệt, dịch vụ nhuộm lông – vốn là trào lưu du nhập từ Hàn Quốc, Nhật Bản – ngày càng được giới trẻ yêu thú cưng yêu thích, giúp vật nuôi có ngoại hình mới mẻ và cá tính.
Vệ sinh tai, cắt móng, lấy cao răng, vắt tuyến hôi… là những dịch vụ nhỏ nhưng đóng vai trò lớn trong việc bảo vệ sức khỏe cho thú cưng. Chẳng hạn, việc lấy cao răng không chỉ giúp loại bỏ mùi hôi miệng mà còn phòng ngừa các bệnh về răng lợi – một vấn đề phổ biến ở chó mèo trưởng thành. Vệ sinh tai thường xuyên giúp phòng tránh ký sinh trùng, viêm tai giữa. Những dịch vụ này cần kỹ thuật chuyên môn cao và không thể làm tùy tiện tại nhà, vì vậy sự xuất hiện của các spa uy tín là lựa chọn hữu ích cho nhiều chủ nuôi.
Bên cạnh spa và grooming, một mô hình rất được yêu thích trong những năm gần đây là khách sạn thú cưng – nơi nghỉ dưỡng an toàn và tiện nghi dành cho thú cưng khi chủ vắng nhà. Không còn phải gửi nhờ bạn bè hay người thân, chủ nuôi hoàn toàn có thể yên tâm khi thú cưng của mình được chăm sóc trong không gian riêng biệt, sạch sẽ, có đầy đủ thức ăn, lịch trình vui chơi, thậm chí được massage thư giãn như khi ở nhà. Một số khách sạn thú cưng còn cung cấp dịch vụ giám sát bằng camera, cho phép chủ theo dõi tình trạng của thú cưng mọi lúc, mọi nơi.
![]() |
Bệnh viện Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam là địa chỉ tin cậy cho thú cưng của bạn - (Ảnh vnua). |
Đặc biệt, nhiều spa và khách sạn thú cưng hiện còn kết hợp với bác sĩ thú y để kiểm tra sức khỏe định kỳ, tiêm phòng, tẩy ký sinh trùng trước khi nhận nuôi lưu trú. Mô hình này đảm bảo an toàn, tránh lây nhiễm chéo và nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc.
Một xu hướng nổi bật khác là sự cá nhân hóa và hiện đại hóa trong chăm sóc thú cưng. Thay vì dùng chung các sản phẩm cho mọi vật nuôi, các spa hiện nay cung cấp từng dòng sữa tắm riêng phù hợp với giống loài, thể trạng, tình trạng da và thói quen sinh hoạt của từng thú cưng. Dịch vụ massage bằng thảo mộc, trị liệu bằng đèn laser hay thậm chí là các lớp yoga cho chó cũng bắt đầu xuất hiện, tạo ra trải nghiệm thư giãn, phục hồi thể chất và tinh thần cho thú cưng.
Sự phát triển của công nghệ cũng góp phần nâng tầm ngành dịch vụ thú cưng. Các spa cao cấp sử dụng phần mềm đặt lịch, lưu trữ thông tin thú cưng, báo cáo sức khỏe định kỳ và thậm chí gửi hình ảnh, video trực tiếp cho chủ nuôi trong suốt quá trình chăm sóc. Những công nghệ như bồn tắm thủy lực, máy sấy không tiếng ồn, dụng cụ cắt tỉa chuyên dụng giúp đảm bảo an toàn và giảm căng thẳng cho thú cưng.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn, nhiều trung tâm đào tạo grooming chuyên nghiệp đã được thành lập tại các thành phố lớn, cung cấp khóa học ngắn và dài hạn cho những người yêu động vật. Việc có chứng chỉ hành nghề grooming hiện được xem như một tiêu chuẩn cần thiết để hành nghề hợp pháp và cạnh tranh trong lĩnh vực này. Thậm chí, không ít người đã khởi nghiệp thành công từ chính niềm đam mê với thú cưng, mở salon grooming, khách sạn, cửa hàng phụ kiện hoặc các dịch vụ spa di động – mang cả salon đến tận nhà khách.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của ngành dịch vụ thú cưng là yêu cầu quản lý chặt chẽ hơn về mặt pháp lý. Theo Nghị định số 35/2016/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật Thú y(Nghị định số 80/2022/NĐ-CP ngày 13/10/2022 của Chính phủ Sửa đổi Nghị định 35/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thú y), hệ thống quản lý chuyên ngành được phân cấp từ Trung ương đến địa phương, gồm: Cục Thú y thuộc Bộ NN&PTNT (cấp trung ương, nay là Bộ NN&MT), Chi cục Thú y thuộc Sở NN&PTNT (cấp tỉnh, nay là sở NN&MT), và các trạm hoặc trung tâm dịch vụ nông nghiệp (cấp huyện). Các đơn vị kinh doanh dịch vụ thú cưng cần tuân thủ đầy đủ quy định về phòng chống dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, hành nghề thú y và sử dụng thuốc thú y theo pháp luật hiện hành.
Tại một số địa phương, sau khi sáp nhập các trạm chuyên ngành vào Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, Phòng Nông nghiệp hoặc Phòng Kinh tế được giao trách nhiệm giúp UBND cấp huyện quản lý hoạt động thú y (Đến nay, việc sát nhập còn 2 cấp, nên cấp huyện đã không còn và được chuyển đổi). Do vậy, việc cấp phép kinh doanh, kiểm tra định kỳ, xử lý vi phạm trong lĩnh vực dịch vụ thú cưng cần được các cơ quan chức năng chú trọng thực hiện để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng.
Theo báo cáo của Market.us, thị trường phụ kiện thú cưng cao cấp toàn cầu dự kiến sẽ đạt 6,7 tỷ USD vào năm 2033, tăng từ 4,0 tỷ USD năm 2023, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) 5,3% trong giai đoạn 2024 - 2033. Các sản phẩm xa xỉ dành cho thú cưng, từ phụ kiện thiết kế riêng đến thực phẩm gourmet, đang trở thành một lĩnh vực tăng trưởng mạnh. Tại Việt Nam, sự phát triển của ngành công nghiệp thú cưng diễn ra chỉ trong vài năm gần đây, nhưng tốc độ tăng trưởng rất đáng chú ý, khoảng 94 triệu USD năm 2023 với CAGR (2018 -2023) đạt 14.3%. Trong đó phân khúc thức ăn cho thú cưng luôn chiếm khoảng 85% toàn ngành. Ngoài ra còn một số dịch vụ khác cho thú cưng như thú y, phụ kiện, đồ chơi, spa grooming… cũng đang rất được ưa chuộng.
![]() |
Các sản phẩm xa xỉ dành cho thú cưng, từ phụ kiện thiết kế riêng đến thực phẩm gourmet, đang trở thành một lĩnh vực tăng trưởng mạnh. - (Ảnh: Petagogi) |
Sự lan tỏa của trào lưu nuôi thú cưng không chỉ phản ánh sự thay đổi về mặt hành vi tiêu dùng, mà còn là biểu hiện của một lối sống mới, nơi vật nuôi được xem là người bạn đồng hành, góp phần cải thiện sức khỏe tinh thần, giảm căng thẳng, hỗ trợ trẻ nhỏ và người già trong sinh hoạt hàng ngày. Đây cũng là lý do nhiều gia đình, đặc biệt là những người cao tuổi sống một mình hay các em nhỏ có dấu hiệu trầm cảm, được khuyến khích nuôi thú cưng như một liệu pháp tâm lý nhẹ nhàng và hiệu quả.
Để ngành công nghiệp thú cưng phát triển theo hướng bền vững, nhiều tổ chức trong và ngoài nước đang thúc đẩy các chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về quyền lợi và phúc lợi động vật. Các trạm cứu hộ chó mèo, nơi thực hiện triệt sản, chăm sóc và tìm chủ mới cho động vật bị bỏ rơi, đang dần xuất hiện nhiều hơn tại Việt Nam. Những mô hình như “Sân nhà nhiều chó” cho thấy hiệu quả thiết thực trong việc kết nối cộng đồng, giáo dục tình yêu động vật và lan tỏa trách nhiệm xã hội.
Trong bức tranh phát triển hiện đại, ngành công nghiệp thú cưng không chỉ dừng lại ở những con số tăng trưởng kinh tế. Ẩn sau đó là một thông điệp xã hội sâu sắc về việc xây dựng một cộng đồng văn minh, yêu động vật và sống có trách nhiệm. Khi vật nuôi không còn là công cụ mà trở thành bạn đồng hành, cũng là lúc con người thể hiện rõ nhất sự nhân văn trong lối sống. Đó không chỉ là xu hướng của một thời điểm, mà là hướng đi lâu dài phù hợp với nhịp phát triển hiện đại và hội nhập của xã hội Việt Nam.
Thông tư hướng dẫn kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn Ngày 04/10/2022, Bộ Nông nghiệp và PTNT (nay là Bộ NN&MT) đã ban hành văn bản số 07/VBHN-BNNPTNT, Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn. Theo đó văn bản 07/VBHN-BNNPTNT hợp nhất 03 Thông tư, gồm: 1. Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2016; 2. Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TTBNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019; 3. Thông tư số 09/2022/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn. Ngày 24/06/2025, Bộ NN&MT ban hành Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2025. |
Tải Nghị định và các Thông tư hướng dẫn kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn
Nghị định 35/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thú y
Văn bản số 07/VBHN-BNNPTNT, Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn
Tin bài khác


Nuôi chim công xanh, nông dân miền Tây bỏ túi gần 300 triệu mỗi năm

Dân chơi thú cưng đổ xô săn 4 loài tí hon gây sốt nửa đầu năm 2025
Đọc nhiều

Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Làng nghề hoa cúc Ninh Giang: Giữ nghề trong cơn sóng chợ

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Bắc Ninh bán vải thiều vượt 105% kế hoạch

Vải thiều Việt sai trĩu quả giữa sa mạc Israel, năng suất chạm mốc 25 tấn/ha

Trung Quốc: Nông dân biến thứ rơm rạ bỏ đi thành món hàng ai cũng mua

Hội Sinh vật cảnh tỉnh Thái Bình: Dấu ấn 32 năm xây dựng, phát triển và định hướng mới sau sáp nhập

Đại hội thành lập Câu lạc bộ Sinh vật cảnh Thường Tín: Hội nhập và phát triển trong kỷ nguyên mới

Doanh nghiệp kiến nghị bố trí quỹ đất xây nhà máy chế biến nước vải thiều tại Bắc Ninh

“Siêu thực phẩm” rẻ tiền ở chợ Việt, đứng đầu bảng dinh dưỡng toàn cầu

Loài cây dại một thời bị nhổ bỏ không thương tiếc, giờ bán giá "đắt như tôm tươi"

Loại rau được ví như "nhân sâm người nghèo", mọc đầy bờ rào, giàu dưỡng chất, hỗ trợ phòng bệnh

Một trong “tứ đại quốc khuyển" từng giúp vua Lê đánh giặc, nay là giống chó quý hiếm

UNESCO công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên của Việt Nam

4 loại cây cảnh vừa đẹp mắt, lại được lương y khuyên trồng vườn nhà suốt nghìn năm qua

Người xưa quan niệm nên trồng 5 loài cây này trong nhà, lộc vào như nước

Phát hiện nhiều dấu tích và cổ vật tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục
