Tuyến đường Xuân Diệu (Tây Hồ, Hà Nội): Nhiều hạng mục cây xanh trơ trụi, sinh trưởng kém
Chăm sóc, duy trì cây xanh đô thị được thực hiện thường xuyên giúp cây sinh trưởng ổn định, đáp ứng được cảnh quan, mỹ quan đô thị
Ngày 28/2/2023, ông Dương Đức Tuấn - Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội ký ban hành Quyết định số 03/2023/QĐ-UBND Quy định về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/3/2023 và thay thế Quyết định số 19/2010/QĐ-UBND ngày 14/5/2010 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy định về quản lý hệ thống cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa, vườn thú trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong đó có nêu:
Nguyên tắc quản lý cây xanh đô thị: Thành phố đầu tư, phát triển cây xanh đô thị và khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển vườn ươm, công viên, cây xanh; trồng, chăm sóc, quản lý, duy trì và bảo vệ cây xanh đô thị.
Việc quản lý, phát triển công viên, vườn hoa, cây xanh đô thị đảm bảo phù hợp với quy hoạch đô thị, quản lý đất đai, quy chuẩn kỹ thuật, đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác; đảm bảo mỹ quan, cảnh quan đô thị góp phần cải tạo môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học và các quy định của pháp luật.
Khi sửa chữa, cải tạo, nâng cấp đường đô thị, các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, chủ đầu tư phải lựa chọn phương án tối ưu nhằm hạn chế việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh hiện hữu trên vỉa hè, dải phân cách. Chủ đầu tư công trình phải gửi phương án xử lý cây xanh hiện hữu đến cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành theo phân cấp quản lý để xem xét, có ý kiến cấp phép trước khi triển khai thực hiện.
Các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ cây xanh trước mặt nhà, ngăn chặn các hành vi gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây; phát hiện cây có nguy cơ gẫy, đổ nguy hiểm và thông báo kịp thời cho cơ quan quản lý, duy trì cây xanh để kiểm tra, xử lý theo quy định.
![]() |
Lãnh đạo TP. Hà Nội và quận Tây Hồ cắt băng, phát lệnh thông xe tuyến đường |
Cây xanh đô thị trồng trên đường phố:
Cây xanh đô thị trồng trên đường phố được thiết kế đồng bộ với các công trình giao thông, hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan đô thị. Trước khi phê duyệt hồ sơ thiết kế dự án, chủ đầu tư gửi cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để thống nhất về chủng loại, tiêu chuẩn, thời gian chăm sóc, bảo vệ, bảo hành cây xanh;
Việc trồng mới, bổ sung, thay thế cây xanh trên cùng một tuyến đường phố (đối với tuyến đường, phố đang có hệ thống cây xanh hiện trạng) phải lựa chọn chủng loại, tiêu chuẩn cây cho phù hợp, đồng bộ theo tuyến đường, đảm bảo cảnh quan đô thị. Khoảng cách trồng cây xanh phải đảm bảo theo quy định và theo phân loại cây xanh đô thị; không trồng cây xanh làm cản trở lối ra, vào duy nhất của các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình;
Cây xanh trồng tại các dải phân cách, nút giao thông phải tuân thủ các quy định về an toàn giao thông, đảm bảo điều kiện sinh trưởng của cây xanh, cảnh quan, mỹ quan đô thị, không cản trở giao thông, tầm nhìn cho người tham gia giao thông; không che khuất biển báo giao thông, đèn tín hiệu giao thông. Trường hợp tán cây rộng che khuất biển báo giao thông, đèn tín hiệu giao thông thì phải di dời hoặc cắt tỉa tán để đảm bảo tầm quan sát…
Chăm sóc, duy trì cây xanh đô thị:
Chăm sóc, duy trì cây xanh đô thị được thực hiện thường xuyên giúp cây sinh trưởng ổn định, đáp ứng được cảnh quan, mỹ quan đô thị; cây xanh đô thị được trồng, cắt tỉa theo đúng quy trình, kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Đối với cây xanh đô thị trên đường phố, công viên, vườn hoa, quảng trường và khu vực công cộng khác trên địa bàn Thành phố do cơ quan quản lý chuyên ngành thực hiện chăm sóc, duy trì theo phân cấp…
Đơn vị quản lý, duy trì cây xanh đô thị có trách nhiệm:
Thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm tra, khảo sát nhằm bảo vệ cây xanh, phát hiện cây nguy hiểm và xác định mức độ nguy hiểm để có biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời;
Lập hồ sơ quản lý đối với cây bóng mát, cây xanh theo tuyến đường, cây xanh trong công viên, vườn hoa và các khu vực công cộng khác của đô thị, trong đó phải lập hồ sơ, lý lịch; thống kê, cập nhật thường xuyên những thay đổi vào hồ sơ quản lý; lập hồ sơ theo dõi, chăm sóc cây xanh cần được bảo tồn để cây phát triển ổn định; lập hồ sơ theo dõi, xác định mức độ nguy hiểm đối với cây xanh nguy hiểm để có phương án thay thế kịp thời.
Chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và đơn vị được giao quản lý cây xanh có trách nhiệm bảo vệ cây xanh đô thị, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ cây xanh trên địa bàn, đồng thời thông báo cho UBND cấp xã phối hợp để có biện pháp xử lý. Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về bảo vệ cây xanh đô thị có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại theo quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng hiện hành và các quy định của pháp luật có liên quan….
Nghiệm thu, bàn giao, bảo hành, bảo trì đối với dự án trồng cây xanh đô thị, các hạng mục cây xanh trong các dự án đầu tư xây dựng công trình:
Nghiệm thu hạng mục cây xanh trong các dự án đầu tư xây dựng công trình tuân thủ theo các quy định về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng hiện hành.
Chủ đầu tư dự án chịu trách nhiệm tổ chức nghiệm thu về số lượng, chủng loại, chiều cao, đường kính, vị trí, khoảng cách cây trồng, quy cách hố trồng, chất lượng trồng cây xanh; bàn giao công tác quản lý, chăm sóc, duy trì sau đầu tư cho cơ quan quản lý chuyên ngành của Thành phố tiếp nhận theo phân cấp:
Bàn giao hồ sơ, tài liệu có liên quan đến dự án hoặc hạng mục bàn giao (bao gồm: hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt, hồ sơ nghiệm thu hoàn thành, hồ sơ hoàn công, hồ sơ quản lý chất lượng, pháp lý có liên quan và file mềm hồ sơ hoàn công) và chịu trách nhiệm quản lý, chăm sóc, duy trì, bảo vệ cây xanh, công viên, vườn hoa đến khi bàn giao cho cơ quan quản lý nhà nước theo phân cấp. Việc bàn giao hạng mục cây xanh, công viên, vườn hoa trong các dự án đầu tư xây dựng công trình thực hiện theo quy định của pháp luật xây dựng hiện hành;
Xác định đầy đủ, chính xác về giá trị tài sản tại thời điểm bàn giao, phối hợp với cơ quan quản lý theo thẩm quyền để lập hồ sơ, quản lý sử dụng tài sản công theo quy định hiện hành.
Việc bảo hành, bảo trì hạng mục cây xanh trong các dự án đầu tư xây dựng công trình tuân thủ theo quy định về quản lý chất lượng, thi công xây dựng, bảo trì công trình xây dựng và các quy định của pháp luật hiện hành. Chủ đầu tư dự án phải chịu trách nhiệm bảo hành cây bóng mát đối với dự án trồng cây xanh đô thị, hạng mục trồng cây xanh trong dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn Thành phố với thời gian tối thiểu 12 tháng (tính từ thời điểm bàn giao đưa vào sử dụng)….
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện:
Tổ chức triển khai quản lý hệ thống công viên, vườn hoa, cây xanh trên địa bàn và theo phân cấp quản lý. Lựa chọn đơn vị chuyên ngành có đủ năng lực để thực hiện công tác quản lý, bảo vệ, chăm sóc, duy trì hệ thống công viên, vườn hoa, cây xanh trên địa bàn được giao quản lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
Chịu trách nhiệm chính trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về quản lý, bảo vệ cây xanh đô thị trên địa bàn, không để tình trạng lấn chiếm sử dụng trái phép đất cây xanh, công viên, vườn hoa, thảm cỏ, vườn ươm cây xanh theo thẩm quyền và quy định. Quản lý địa bàn, không để tình trạng lấn chiếm sử dụng trái phép các vị trí được quy hoạch đất cây xanh.
Thực hiện chức năng quản lý các dự án đầu tư, các biện pháp khuyến khích hoạt động quản lý, bảo vệ, chăm sóc, duy trì bảo quản, phát triển công viên, vườn hoa và cây xanh trên địa bàn quản lý theo thẩm quyền. Kiểm tra, giám sát bảo đảm chất lượng hệ thống công viên, vườn hoa, cây xanh đô thị và việc tuân thủ quy chuẩn về tỷ lệ phủ xanh trong các dự án xây dựng thuộc địa bàn quản lý.
Tham gia công tác nghiệm thu, bàn giao và tiếp nhận quản lý, duy trì hạng mục cây xanh trồng theo các dự án đầu tư khu đô thị, dân cư, khu vực công cộng (tuyến đường, công viên, vườn hoa) do các đơn vị, tổ chức đầu tư xây dựng hoàn thành chuyển giao cho nhà nước quản lý theo danh mục được UBND Thành phố phê duyệt….
Một số hạng mục cây xanh trên tuyến đường đường Xuân Diệu trị giá hơn 388 tỷ đồng trơ trụi, thiếu sức sống
Trước thực tiễn đó, với vai trò là cơ quan ngôn luận của Hội Sinh Vật Cảnh Việt Nam, Tạp chí Việt Nam Hương Sắc luôn quan tâm và phản ánh những diễn biến quan trọng trong lĩnh vực cảnh quan, không gian xanh, cây xanh đô thị. Thông qua việc cập nhật thông tin, phân tích tình hình thực trạng và đưa ra các giải pháp cụ thể, tạp chí không chỉ giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng mà còn góp phần thúc đẩy các bên liên quan cải thiện công tác quản lý và triển khai các dự án xanh.
Trong quá trình khảo sát thực tế và trên mạng đấu thầu Quốc gia để lấy các số liệu, thông tin làm minh chứng để nâng cao hiệu quả quản lý giúp truyền tải những thông tin thực tế về các dự án đầu tư, quy hoạch và bảo trì hệ thống cây xanh, không gian xanh, bảo vệ môi trường. Chúng tôi đã ghi nhận những thông tin liên quan đến dự án đầu tư Cải tạo, nâng cấp tuyến đường Xuân Diệu có mức tổng đầu tư 388.479.957.000 đồng do UBND quận Tây Hồ làm chủ đầu tư và giao Ban QLDA Đầu tư xây dựng quận Tây Hồ làm bên mời thầu.
![]() |
Dự án đầu tư Cải tạo, nâng cấp tuyến đường Xuân Diệu có mức tổng đầu tư 388.479.957.000 đồng do UBND quận Tây Hồ làm đại diện chủ đầu tư |
Được biết, tháng 10/2024 tuyến đường Xuân Diệu chính chức được thông xe giúp giảm thiểu ùn tắc và tạo ra cảnh quan, không gian xanh, sạch, đẹp trong khu vực.
Tuyến đường này nằm trên địa bàn 2 phường Quảng An và Tứ Liên, quận Tây Hồ. Dự án đầu tư có chiều dài khoảng 1,1km, điểm đầu tuyến tại nút giao đường Âu Cơ - Tô Ngọc Vân, điểm cuối tại nút giao đường Âu Cơ - Yên Phụ. Quy mô mặt cắt ngang từ 17,5m đến 20,5m (trong đó mặt đường chính rộng từ 10,5 m). Diện tích đất phải thu hồi là 2,6744 ha, liên quan đến 159 hộ gia đình, tổ chức; 11 trường hợp thu hồi toàn bộ diện tích đất. Thời gian thực hiện từ năm 2020 đến 2023
Tuy nhiên, theo người dân sinh sống xung quanh tuyến đường, hiện nay, nhiều cây xanh được trồng dọc hai bên tuyến đường nhưng không được chăm sóc kỹ càng nên bệnh cạnh một số cây tươi tốt, một số cây đã có biểu hiện khô héo, không sinh trưởng.
Ghi nhận trên thực tế vào ngày 22/3, mặc dù dự án được khánh thành khoảng 5 tháng, tuy nhiên một số hạng mục cây xanh có biểu hiện trơ trụi, còn mỗi thân cây.
Theo chia sẻ với báo chí, đại diện BQL dự án đầu tư xây dựng quận Tây Hồ cho biết, hiện BQL đã nắm được tình trạng cây khô héo trên tuyến đường Xuân Diệu và sẽ thực hiện kiểm tra và yêu cầu nhà thầu thay cây mới. Hạng mục cây xanh vẫn đang trong quá trình bảo hành nên cây nào sinh trưởng không tốt sẽ được thay.
Được biết đơn vị trúng thầu dự án này là Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và thương mại dịch vụ viễn thông Đức Thành (địa chỉ tại Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội) và thành lập vào tháng 10/2013 do Phí Anh Dũng (SN 1984) làm đại diện pháp luật với chức vụ Giám đốc, ngành nghề chính là Xây dựng nhà để ở. Tổng Công ty đầu tư phát triển Hạ tầng đô thị UDIC – Công ty TNHH MTV (địa chỉ tại phường Láng Hạ, quận Đống Đa, TP. Hà Nội) và đăng ký lần đầu vào tháng 7/2011, đăng ký thay đổi lần thứ 4 vào tháng 10/2023 do Nguyễn Văn Luyến (SN 1981) là người đại diện pháp luật với chức vụ Tổng giám đốc. Doanh nghiệp này có vốn điều lệ 4 nghìn 300 tỷ đồng với ngành nghề chính là Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.
Dưới đây là một số hình ảnh, video PV ghi nhận vào ngày 22/3
Mặc dù dự án được khánh thành khoảng 5 tháng, tuy nhiên một số hạng mục cây xanh có biểu hiện trơ trụi còn mỗi thân cây
Làm cho cảnh quan, không gian xanh tại tuyến đường này không được đảm bảo
Hơn 388 tỷ đồng đầu tư Dự án Cải tạo, nâng cấp tuyến đường Xuân Diệu (Tây Hồ, Hà Nội): Nhiều hạng mục cây xanh trơ trụi, sinh trưởng kém
Thông tin tham khảo:
https://vov.vn/xa-hoi/ha-noi-chinh-thuc-thong-xe-hai-tuyen-duong-au-co-va-xuan-dieu-post1126062.vov
![]() Khởi động Dự án Bảo tồn đa dạng sinh học và cảnh quan |
![]() Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng |
![]() Liên quan đại án cây xanh Quảng Bình bắt loạt lãnh đạo Ban quản lý dự án |
![]() Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050. |
![]() Danko Riverside Bắc Giang là một trong những dự án khu đô thị hiện đại và tiềm năng, được kỳ vọng mang đến không gian ... |
Tin mới


Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành tạo điều kiện cho Hà Nội quy hoạch dọc sông Hồng

Cam Lục Ngạn được bảo hộ chỉ dẫn địa lý – Khẳng định thương hiệu nông sản đặc sản Bắc Ninh
Tin bài khác

Quy định xuất khẩu hoa tươi sang EU: Những điều doanh nghiệp Việt cần biết

Sen Việt Nam – Từ biểu tượng văn hóa đến ngành hàng kinh tế xanh nhiều triển vọng

Chỉ dẫn địa lý mai vàng Bình Định: Bảo chứng chất lượng và bản sắc vùng trồng
Đọc nhiều

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Ba nông dân đổi đời "trồng ra bạc tỷ" khi chuyển đổi cây trồng

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Văn Phú – Đèo Cả đề xuất Đại lộ cảnh quan ven sông Hồng

Lạng Sơn siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp, đảm bảo vụ mùa thắng lợi

Cây cũng biết hù dọa: 16 loài thực vật kỳ quái nhất thế giới

Báo quốc tế: Cá cơm ít dần, nước mắm truyền thống Việt Nam đối mặt tương lai bất định

Tìm lời giải cho bài toán khai thác đất bãi ven sông Hồng

Bắp cải tí hon: Giống rau "ngoại" đắt đỏ luôn bán chạy tại siêu thị Việt

Loại quả khổng lồ này đang là điểm nhấn thú vị của du lịch sáng tạo tại Đà Lạt

Chanh ngón tay: loại chanh đắt nhất thế giới, giới nhà giàu Việt vẫn tranh nhau đặt mua

Công ty Môi Trường Xanh trúng hàng loạt gói thầu chăm sóc cây xanh tại nhiều địa phương

Sầu riêng vươn đất đồi, hai nông dân đổi đời

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Những loại cây trồng quanh nhà “gắn liền phúc khí”, dân gian cho rằng không nên chặt bỏ

Thiên đường sen và thung lũng hoa giữa lòng Thủ đô

Không gian xanh đô thị: Cây - hoa cảnh có thể làm nên một thành phố đẹp đến mức nào?

Lá phổi sinh thái mang tên Công viên Thực vật cảnh Việt Nam

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh
