Xây dựng Công viên Kim Quy tạo cảnh quan, không gian xanh vui chơi cho người dân Thủ đô
![]() |
Tổng quan công viên Kim Quy (ảnh Internet) |
TP. Hà Nội đặt mục tiêu cải tạo 45 công viên, vườn hoa và xây mới 6 công viên đến năm 2025
Ngày 31/12/2021, UBND TP. Hà Nội đã ban hành kế hoạch số 332/KH-UBND về cải tạo, nâng cấp và xây mới các công viên, vườn hoa trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2025. Theo đó đặt mục tiêu cải tạo 45 công viên, vườn hoa và xây mới 6 công viên đến năm 2025. Ngoài việc cải tạo 45 công viên, vườn hoa hiện có, để tăng diện tích vui chơi, cảnh quan, cây xanh cho thành phố, đến năm 2025, Hà Nội đã và đang triển khai xây dựng 6 công viên mới với tổng diện tích là hơn 320ha. Đó là các công viên Kim Quy, công viên CV1, công viên Tây Nam, Phùng Khoang, Chu Văn An và Hà Đông. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng thiếu các công viên giải trí quy mô lớn, những tổ hợp vui chơi giải trí hiện đại vẫn đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách.
Trong bối cảnh đó, Công viên Kim Quy (Dự án đầu tư xây dựng Công viên văn hoá, du lịch vui chơi giải trí Kim Quy) địa chỉ tại xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội do Công ty CP Tập đoàn Mặt trời (Sun Group) làm chủ đầu tư đang nổi lên là một điểm sáng về dịch vụ vui chơi giải trí cho người dân thủ đô.
![]() |
Phối cảnh công viên Kim Quy sẽ là công viên mở, người dân và du khách vào cửa miễn phí. (ảnh Internet) |
Ngày 30/10/2024, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh - Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của UBND TP chủ trì phiên họp về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với một số dự án đầu tư trên địa bàn Hà Nội. Tại phiên họp, lãnh đạo UBND TP. Hà Nội đã nghe báo cáo và thảo luận của các sở, ban, ngành về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại 5 dự án đầu tư chậm đưa vào sử dụng trên địa bàn thành phố, trong đó có Dự án đầu tư xây dựng Công viên văn hóa, du lịch vui chơi giải trí Kim Quy (xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh) do Công ty CP Tập đoàn Mặt trời (Sun Group) làm chủ đầu tư. Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh khẳng định, các dự án là thương hiệu, hình ảnh của doanh nghiệp và cũng là công trình mỹ quan của Thủ đô. Do đó, nhà đầu tư dự án cần có tầm nhìn dài hạn, tổng thể, tập trung nguồn lực để thực hiện, triển khai nhanh dự án. Với vướng mắc khác liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư của các dự án nêu trên, các địa phương, sở, ngành nỗ lực giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
Theo thông tin báo chí Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội Nguyễn Trúc Anh cho biết, công viên Kim Quy hiện không vướng gì về quy hoạch mà chủ yếu về giải phóng mặt bằng. Hiện UBND thành phố Hà Nội cũng đang "thúc" các sở, ban ngành và chính quyền địa phương nỗ lực vào cuộc để đẩy nhanh tiến độ dự án lớn này của thủ đô.
![]() |
Xây dựng Công viên Kim Quy tạo cảnh quan, không gian xanh vui chơi cho người dân Thủ đô |
Dự án Công viên Kim Quy được kỳ vọng sẽ thay đổi cách nhìn của người dân thủ đô về không gian xanh nơi công cộng.
Trả lời báo chí, ông Đặng Minh Trường - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sun Group, chủ đầu tư dự án Công viên Kim Quy khẳng định những khó khăn vướng mắc lớn nhất đã qua. Hiện dự án vẫn đang được Sun Group và UBND huyện Đông Anh cùng thành phố Hà Nội triển khai với nỗ lực cao nhất.
Làm rõ hơn về vướng mắc giải phóng mặt bằng khiến dự án chậm triển khai, đại diện Sun Group cho biết, trên tổng diện tích 1.010.906,6m2 của dự án, đã có 974.097m2 mặt bằng được bàn giao cho Sun Group, tương đương với 97% vào tháng 10/2021. Sun Group cũng đã dành gần 700 tỷ đồng cho công tác giải phóng mặt bằng dự án.
Tuy nhiên, phần diện tích này gồm nhiều mộ phần nằm rải rác trên mặt bằng tổng thể dự án, gây khó khăn nhất định đến việc triển khai đồng bộ các hạng mục của công viên. Liên quan đến yếu tố tâm linh, đây là vấn đề nhạy cảm, UBND huyện Đông Anh đã và đang cùng chủ đầu tư xúc tiến làm việc, thuyết phục, động viên các gia đình có mộ phần nằm trên diện tích cần bàn giao di dời, để sớm thúc đẩy công tác giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho thi công.
“Sau khâu điều chỉnh quy hoạch của thành phố với dự án này, song song với công tác giải phóng mặt bằng, Sun Group đã cùng các đơn vị tư vấn hoàn thiện thiết kế dự án, cập nhật những hạng mục mới hấp dẫn và hiện đại nhất, bắt kịp những xu thế công nghệ giải trí tiên tiến bậc nhất thế giới hiện nay”, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sun Group cho biết.
Với mong muốn góp sức phát triển du lịch, tạo điều kiện người dân thụ hưởng dịch vụ giải trí chất lượng, đại diện Sun Group khẳng định: “Cam kết sẽ đưa Công viên Kim Quy vào hoạt động sau 2 năm, khi công tác cấp phép được hoàn thiện”.
Công viên Kim Quy sẽ là một tổ hợp vui chơi giải trí và sự kiện đẳng cấp quốc tế, quy tụ các công viên chủ đề và công viên giải trí tầm cỡ khu vực với ý tưởng hiện đại bậc nhất thế giới hiện nay.
Dự kiến sau khi hoàn thành, nhiều trò chơi lần đầu có mặt tại châu Á như roller coaster gỗ 2 làn trượt cũng sẽ được đưa về đây. Show diễn trên mặt nước với sân khấu hình rùa nổi từ dưới nước lên, lấy cảm hứng từ truyền thuyết Kim Quy và Hoàn Kiếm, sẽ là sản phẩm chỉ công viên Kim Quy mới có.
Cảnh quan rợp bóng mát của cây xanh với những phân khu tái hiện lại làng quê Bắc Bộ càng tô điểm thêm vẻ đẹp truyền thống song song với nét phá cách độc đáo tại công viên Kim Quy.
Một Làng gốm ánh sáng, được kiến tạo bởi các mảnh ghép từ gốm màu (mosaic), cũng sẽ tạo nên quần thể công trình kiến trúc độc nhất vô nhị cho Hà Nội, tại công viên này.
Chủ đầu tư dự án này cho biết, dự kiến chi đầu tư khoảng trên 10.000 tỷ đồng để xây dựng, hoàn thiện công viên Kim Quy.
Cần nhiều giải pháp đồng bộ, chế tài xử lý
Theo khảo sát của tạp chí Việt Nam Hương Sắc, trên địa bàn Hà Nội hiện đang tồn tại nhiều dự án treo, chậm triển khai làm ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội ở các địa phương. Theo các chuyên gia, cần nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó việc thu hồi lại dự án bỏ hoang được nhiều chuyên gia cho rằng hoàn toàn đúng đắn và cần phải thực hiện nghiêm khắc nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia trong việc sử dụng tài nguyên phát triển các dự án, đặc biệt là bất động sản.
![]() |
Công viên Kim Quy sẽ là một tổ hợp vui chơi giải trí và sự kiện đẳng cấp quốc tế, quy tụ các công viên chủ đề và công viên giải trí tầm cỡ khu vực với ý tưởng hiện đại bậc nhất thế giới hiện nay (ảnh Báo Kinh tế đô thị) |
Chia sẻ trên báo chí, GS. Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, nguyên nhân dẫn đến việc vẫn còn các vướng mắc trong thu hồi các dự án chậm triển khai có một phần chồng chéo của các quy định pháp luật. Theo khái niệm pháp luật, một dự án đầu tư trên đất được gọi là “treo” khi sau 12 tháng không đưa đất vào sử dụng hoặc sau 24 tháng sử dụng đất không đúng tiến độ triển khai dự án đã đề ra. Theo Luật Đất đai 2003, những dự án như thế sẽ bị thu hồi đất và trả lại phần tài sản đã đầu tư trên đất, trừ trường hợp các dự án được UBND cấp tỉnh gia hạn. Đến Luật Đất đai 2013, các dự án chậm triển khai được gia hạn thêm 24 tháng, nếu vẫn không triển khai thì bị thu hồi đất và các tài sản đã đầu tư trên đất. Thế nhưng, Luật Đầu tư thì quy định, sau 12 tháng dự án không có hoạt động đầu tư thì rút phép đầu tư. Mâu thuẫn trong các quy định pháp luật làm khó cho việc xử lý các dự án chậm triển khai này. Vì vậy, cần hoàn chỉnh cơ chế Nhà nước giao đất, cho thuê đất cho các dự án đầu tư. Cần cụ thể hóa các tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư tham gia đấu giá đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất. Các tiêu chí hình thức như “chứng minh tài khoản của mình có bao nhiêu tiền” cũng cần phải lược bỏ, cần học tập kinh nghiệm của các nước phát triển đưa ra các tiêu chí gắn với báo cáo tài chính hằng năm, báo cáo kiểm toán hằng năm. Từ đó sẽ lựa chọn được các chủ đầu tư đủ năng lực thực hiện dự án…
Ngoài ra, theo chia sẻ trên báo chí TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, việc có những dự án chậm triển khai, thậm chí là treo đến hàng chục năm có nguyên nhân từ công tác quản lý. Công tác quản lý dù được thực hiện chặt chẽ ở khâu giao đất, nhưng lại thiếu sự kiểm soát và xử lý trong việc sử dụng đất, thiếu thể chế quản lý tiến độ các dự án… Những con số về diện tích đất sử dụng sai mục đích được thông báo trong thời gian qua rõ ràng là một tiềm năng rất lớn cho Hà Nội phát triển nếu biết tận dụng và khai thác hợp lý.
Phát triển công viên, vườn hoa và không gian xanh là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình đô thị hóa, góp phần cải thiện chất lượng sống và bảo vệ môi trường. Việc dự án Công viên Kim Quy (địa chỉ tại xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) do Công ty CP Tập đoàn Mặt trời (Sun Group) làm chủ đầu tư bị bỏ hoang không chỉ gây lãng phí nguồn lực mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến mỹ quan đô thị và sức khỏe cộng đồng.
Xây dựng Công viên Kim Quy tạo cảnh quan, không gian xanh vui chơi cho người dân Thủ đô
Tài liệu tham khảo:
https://tienphong.vn/tan-thay-loat-du-an-cong-vien-nghin-ty-o-ha-noi-chet-yeu-post1726262.tpo
https://duan-sungroup.com/cong-vien-kim-quy/
Tin mới


Khu đô thị Legacy Hill - Không gian sống xanh giữa đại ngàn

The Centric – Tổ hợp xanh hiện đại giữa lòng TP Hải Phòng
Tin bài khác

Sông Hồng Diamond City: Kiến tạo cuộc sống hiện đại hòa quyện cùng thiên nhiên

Kỹ thuật trồng và chăm sóc mai chiếu thủy toàn diện

Bỏ việc ở Nhật, 9X về quê nuôi hươu sao thu hơn nửa tỷ mỗi năm

Công nghệ thực tế ảo VR360 trên Tạp chí in - Ngắm bonsai theo cách hoàn toàn mới

Sáng tạo mô hình tiểu cảnh bằng công nghệ in 3D kết hợp đồ họa độc đáo

Xác định tuổi cây – Giải mã vòng đời của những chứng nhân thời gian

Khơi sắc mai vàng Long An bằng công nghệ cao và kỹ thuật nhân giống mới

Bí kíp vườn nhà: 9 mẹo đơn giản giúp cây cảnh khỏe mạnh, lá xanh rực rỡ

Bã cà phê – “thuốc tiên” giá 0 đồng giúp cây phát triển vượt trội

HP Việt Nam với chiến dịch trồng cây xanh vì một tương lai bền vững

Chọn mua bonsai sim tím: 5 điều cần biết để không “tiền mất, cây hỏng”

Hoa nở, lá xanh không nhờ nước mà nhờ bạn hiểu điều cây cảnh muốn

Hội thảo “Cây cảnh - Thuốc nam chăm sóc sức khỏe cộng đồng” tại Hải Phòng

Đưa nghệ thuật thêu tay truyền thống đến gần hơn với công chúng

Loại cây được NASA khuyên trồng: 'Chiến binh xanh' hút sạch chất độc gây ung thư

Lan trầm tím - Viên ngọc giữa rừng xanh, hương thơm hòa quyện cùng hơi thở đất trời

Chàng trai Nam Định mang ký ức làng quê Bắc Bộ đi muôn nơi qua mô hình nhà cổ

Người xưa thường trồng cây hoa hòe trước sân và bí ẩn phong thủy ít ai ngờ

Sự thật và huyền thoại về loài cây “biết đi” trong rừng nhiệt đới

Từ củi đốt thành “vàng trắng”: Hoàng hoa lê và cuộc lột xác triệu đô

Góc vườn nhỏ của cô gái trẻ đẹp ngỡ "biển hoa" khiến ai cũng trầm trồ

Phát hiện lại loài cá đầu rắn Chel sau 85 năm: Một kỳ tích trong thế giới động vật

Biến hóa sân thượng 33m² thành khu vườn đẹp như tranh vẽ giữa lòng thành phố

Sam hương bonsai: Kỳ mộc được giới chơi cây cảnh đẳng cấp săn lùng

Loại quả hiếm 20 năm mới có một lần, nhiều người trả giá cao cũng không mua được

Ban công nở hoa, tài lộc nở rộ: 5 loài hoa đẹp mê mẩn khó lòng bỏ lỡ

Đạo của người chơi cây cảnh

Nuôi nhốt chim hoang dã: Những thủ tục bắt buộc phải hoàn thiện

Tạp chí Việt Nam hương sắc: Đổi mới toàn diện tiến vào kỷ nguyên mới

Lào Cai sáp nhập với Yên Bái: Tỉnh mới là “vùng vàng” du lịch, khách đến được ăn thịt trâu gác bếp, uống rượu táo mèo

Đưa nghệ thuật thêu tay truyền thống đến gần hơn với công chúng

Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 5 khóa VII Hội Sinh vật cảnh Việt Nam: Kết nối truyền thống và đổi mới sáng tạo

Tạp chí Việt Nam hương sắc vững bước trong công cuộc đổi mới, chuyển mình mạnh mẽ trong kỷ nguyên số

Tín dụng xanh tại Agribank: Trao cơ hội cho cá nhân thực hiện hóa giấc mơ về dự án xanh

Doanh nghiệp Việt và hành trình thực thi ESG: Chìa khóa mở cánh cửa phát triển bền vững

Tín dụng xanh: Cơ hội vay vốn dễ dàng, lãi suất ưu đãi cho mô hình vườn sinh thái và sinh vật cảnh

Giải mã tín dụng xanh: Chìa khóa thúc đẩy phát triển bền vững trong xã hội hiện đại

Công ty Châu Giang tiên phong chuyển đổi số trong sản xuất lan hồ điệp

Loại ớt mang tên 1 loài chim thành đặc sản, giúp người Cơ Tu thoát nghèo

Nghệ nhân cụt tay "hô biến" gốc tre thành đồ nội thất giá chục triệu

Chàng trai Đà Nẵng "thổi hồn" củ quả thành những tác phẩm nghệ thuật sống động

HTX hoa Sen Vân Đài: Theo dấu chân công chúa Diệu Dung, trải nghiệm ngắm sen nở khoe sắc

Chiếc bánh “Giọt nước mắt của Mẹ”: Lời tri ân người Mẹ Việt Nam anh hùng trong ngày non sông sum họp

Trailer giới thiệu đặc san số 19/5 của Tạp chí Việt Nam hương sắc

Đa dạng các loại cây hoa quả bonsai đẹp mắt trong mùa hè

Chiêm ngưỡng cây xoài cổ thụ ở Khánh Hòa, quả hồng đỏ óng ánh như trong phim cổ trang

Chiêm ngưỡng ngôi chùa được làm từ vỏ ốc và san hô độc nhất vô nhị ở Việt Nam
