Tạm dừng tổ chức Lễ hội quốc tế Sâm Ngọc Linh và dược liệu năm 2025, dự kiến dời sang 2026
Trước đó, ngày 16/6, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Nam (cũ) nay là Sở Nông nghiệp và Môi trường TP Đà Nẵng đã ban hành công văn mời các đơn vị, địa phương tham gia lễ hội, dự kiến tổ chức từ ngày 01 đến 03/8/2025 tại Quảng trường 24/3, tỉnh Quảng Nam (cũ).
Tuy nhiên, theo kết luận của cuộc họp giao ban ngày 07/7 của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, được Văn phòng UBND TP ban hành chính thức ngày 14/7, UBND TP Đà Nẵng đã thống nhất chủ trương chuyển thời gian tổ chức lễ hội sang năm 2026.
Do đó, Sở Nông nghiệp và Môi trường TP Đà Nẵng thông báo đến Sở Nông nghiệp và Môi trường các tỉnh, thành phố về việc tạm dừng tổ chức Triển lãm quốc tế Sâm Ngọc Linh và dược liệu năm 2025. Đồng thời, thời gian và địa điểm tổ chức mới của lễ hội sẽ được thông báo sau khi có quyết định chính thức từ UBND thành phố.
Đặt kỳ vọng vào một thương hiệu quốc gia từ đại ngàn
![]() |
Tại phiên chợ sâm Ngọc Linh và dược liệu miền núi khai mạc sáng 1/8 trong khuôn khổ Lễ hội sâm Ngọc Linh lần thứ VI năm 2024, giá sâm Ngọc Linh, loại củ dao động từ 45-110 triệu đồng/kg tùy độ tuổi của sâm - Ảnh: VGP/Nhật Anh |
Sự kiện tạm dừng tổ chức lễ hội là điều chỉnh mang tính chiến lược nhằm chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cho quy mô tổ chức cũng như hiệu quả xúc tiến thương mại và quảng bá hình ảnh của Sâm Ngọc Linh – "quốc bảo" của ngành dược liệu Việt Nam. Bởi lẽ, Sâm Ngọc Linh không chỉ là cây trồng đặc hữu quý hiếm, mà còn là trụ cột trong chiến lược phát triển kinh tế vùng và định vị thương hiệu quốc gia về dược liệu.
Được biết, theo quy hoạch đã được xác lập từ giai đoạn tỉnh Quảng Nam (cũ), tổng diện tích vùng bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh được xác định là 15.567 ha, trong đó có 2.238 ha nằm ở độ cao từ 2.000 m trở lên – vùng có điều kiện sinh trưởng tối ưu nhất, và 13.329 ha nằm ở độ cao từ 1.200 đến 2.000 m.
Ngoài vùng lõi, chính quyền địa phương hiện đang tích cực nghiên cứu mở rộng mô hình trồng di thực Sâm Ngọc Linh tại các địa phương có điều kiện sinh thái tương đồng, nhằm mở rộng không gian canh tác, tăng sản lượng và giảm áp lực lên vùng rừng đặc dụng.
Hiện tại, tổng diện tích cho thuê môi trường rừng để trồng Sâm Ngọc Linh đã đạt 1.428,96 ha, trong đó cá nhân, hộ gia đình thuê 428,96 ha và các tổ chức, doanh nghiệp thuê 1.000 ha. Diện tích trồng thực tế trên địa bàn hiện đã lên tới 1.243 ha – một con số cho thấy sự quan tâm đầu tư nghiêm túc của cả Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.
“Cây xóa đói giảm nghèo” mang lại giá trị kinh tế vượt trội
![]() |
Vườn trồng sâm Ngọc Linh của người Xơ Đăng ở xã Trà Linh (Đà Nẵng). Ảnh: quangnamgov |
Với giá trị kinh tế rất cao, Sâm Ngọc Linh từ lâu đã được xem là cây trồng chiến lược giúp xóa đói giảm nghèo cho người dân miền núi, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện nay, giá thị trường mỗi kg củ Sâm Ngọc Linh dao động từ vài chục triệu đồng đến cả trăm triệu đồng, tùy vào tuổi và kích thước củ. Không chỉ phần củ, mà lá Sâm Ngọc Linh cũng có giá bán từ 5 đến 10 triệu đồng/kg trong thời điểm khan hiếm, cho thấy giá trị toàn diện của loại dược liệu này.
Chính vì vậy, việc tổ chức Lễ hội quốc tế Sâm Ngọc Linh và dược liệu không chỉ mang ý nghĩa quảng bá sản phẩm địa phương mà còn là cơ hội để khẳng định vị thế của Sâm Ngọc Linh trên bản đồ dược liệu thế giới, mở rộng thị trường tiêu thụ, thu hút đầu tư, và từng bước hình thành chuỗi giá trị khép kín cho ngành công nghiệp dược liệu.
![]() |
Với quyết định tạm dừng tổ chức lễ hội và dự kiến dời sang năm 2026, TP Đà Nẵng cùng các đơn vị liên quan có thêm thời gian để chuẩn bị bài bản hơn về nội dung, quy mô và công tác xúc tiến, hứa hẹn sẽ mang đến một kỳ lễ hội tầm cỡ quốc tế, tương xứng với giá trị của “quốc bảo Sâm Việt Nam”. |
Tin bài khác


Trợ lý ảo Đom Đóm AI hỗ trợ nông dân tra cứu thông tin miễn phí

“Nuôi” thú cưng không cần cho ăn, không rụng lông, không lo bị cắn, kiếm tiền triệu mỗi ngày

Nghệ nhân Vũ Tấn Phúc: Người gửi hồn vào cây với hơn 18 năm tâm huyết tạo tác

Về Cao Thôn: Thăm "thủ phủ" hương trầm 300 năm tuổi ở Hưng Yên

Cây chè tổ Suối Giàng: Di sản sống của người Mông

Vùng trồng chè đặc sản ở Việt Nam: Di sản từ đất, tinh túy từ bàn tay người làm trà

Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Làng nghề hoa cúc Ninh Giang: Giữ nghề trong cơn sóng chợ

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Tưới nước cho hoa hồng leo sai cách, 90% người trồng đang làm hỏng cây mà không biết

Tưới nước cây trầu bà bao nhiêu là đủ? Đừng để cây chết vì sai lầm đơn giản

Một số điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với cá nhân và tổ chức theo Luật Thú y

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Trồng dừa xiêm trái sai trĩu, thả thêm đàn dê, nông dân Gia Lai thu hàng trăm triệu mỗi năm

Những giống chó mèo “ngoài hành tinh” khiến giới yêu thú cưng sẵn sàng chi hàng trăm triệu để sở hữu

Hai loại gia vị đắt đỏ mang về hơn 15 triệu USD cho Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025

Ông lão Đắk Lắk trồng thứ cây “cũ rích” mà kiếm hơn 1 tỷ đồng/năm

Japfa vận hành nhà máy ấp trứng ở Đắk Lắk: Mỗi năm 40 triệu gà giống, công nghệ hiện đại hàng đầu Việt Nam

Hai biểu tượng Phật giáo khẳng định vị thế của Bắc Ninh trên bản đồ di sản thế giới

Ngôi chùa kỳ lạ không thờ Phật, in trên tờ 20.000 đồng, là “bùa hộ mệnh” suốt hơn 400 năm

5 loài hoa phong thủy được người xưa gửi gắm ước nguyện thịnh vượng và trường thọ

Công viên thực vật năm châu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam

UNESCO công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên của Việt Nam

Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục
