Tạp chí điện tử Việt Nam Hương sắc

Sunday, December 22, 2024 1:15:05 PM

Ứng xử trong không gian ban thờ tổ tiên tại gia hiện nay

01/12/2023

Mục lục

     Tín ngưỡng thờ tổ tiên của Việt Nam có từ nhiều đời trong lịch sử của đất nước, đây cũng chính là tín ngưỡng mang đậm bản chất văn hóa của người Việt Nam luôn mang tính giáo dục, truyền thống, nhằm cho nhiều thế hệ được rõ cội nguồn ra đời của gia tộc, dòng họ và gia đình.

Thạc sĩ tôn giáo học Nguyễn Quang Trung (Thầy Khởi Tuệ) hướng dẫn về cách bài trí bàn thờ gia tiên trên nền tảng số của Tạp chí Việt Nam Hương sắc tháng 10/2023. Ảnh: Phúc Thịnh.

     Tín ngưỡng là niềm tin, sự ngưỡng mộ, sùng bái của con người vào cái thiêng. Con người biểu thị lòng tin vào cái thiêng thông qua nghi lễ thờ cúng, lòng ngưỡng mộ thành kính (của cá nhân và cộng đồng) đối với các thế lực (lực lượng siêu nhiên, mang sức mạnh vô hình hay hữu hình) có ảnh hưởng tới đời sống của con người”. Niềm tin trong tín ngưỡng có đối tượng: “cái thiêng”: là lực lượng siêu nhiên, mang sức mạnh hữu hình, vô hình… (mang tính huyền bí nằm ngoài nhận thức của con người). Cách thức, mức độ hướng về cái thiêng: thông qua nghi lễ thờ cúng của con người. Tín ngưỡng là niềm tin của con người thể hiện thông qua những lễ nghi, gắn liền với phong tục tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng (Luật Tín ngưỡng và Tôn giáo Việt Nam 2016).

     Tín ngưỡng thờ tổ tiên của Việt Nam có từ nhiều đời trong lịch sử của đất nước, đây cũng chính là tín ngưỡng mang đậm bản chất văn hóa của người Việt Nam luôn mang tính giáo dục, truyền thống, nhằm cho nhiều thế hệ được rõ cội nguồn ra đời của gia tộc, dòng họ và gia đình. Tín ngưỡng này có nhiều cấp độ khác nhau như cấp quốc gia thờ Tổ Hùng Vương (đã được UNESCO vinh danh di sản văn hóa phi vật thể 2010), các dòng tộc có các nhà thờ họ lớn (họ Nguyễn, họ Trần, họ Phạm…) tại nhiều nơi trong cả nước và cấp thờ tại gia trong mỗi gia đình. Người Việt Nam với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” luôn, biết ơn và thể hiện tinh thần nêu cao vai trò đạo Hiếu chính là việc phụng thờ tổ tiên đã được lưu truyền từ ngàn đời, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc. Con người có nguồn cội, công đức chất chồng của gia chủ hiện tại là sự gây dựng bao đời mà thành, nên phận con cháu phải cúng, phải thờ. Ý thức được điều này việc lập ban thờ, văn khấn lễ giữ gìn nghi lễ rất cần thiết và quan trọng mong cầu hạnh phúc, gia đạo ấm êm, công thành danh toại.

Một bộ đồ thờ cao cấp của Sứ Phúc Thành, thuộc Làng Gốm Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội. Ảnh: Nghệ nhân Nguyễn Tiến Đạt.

Tính vũ trụ quan trong không gian ban thờ gia tiên tại gia của người Việt

     Văn hóa Việt Nam trong quỹ đạo của văn hóa phương Đông nhiều điều kỳ diệu và mang đậm nét văn minh Đông Nam Á, nhiều nét đẹp văn hóa đã hội tụ trong không gian thờ của người Việt Nam. Cho dù từ mảnh đất địa đầu Lũng Cú của tổ quốc đến mũi Cà Mau của đất nước ta gia đình nào cũng có một nơi thờ tự riêng biệt của mình. Nơi đây, chính là nơi để người sống có tấm lòng và truyền thống tưởng nhớ, tri ân đến tổ tiên của mình. Đó chính là ban thờ gia tiên.

     Tùy duyên vào mỗi hoàn cảnh mỗi gia đình, mỗi vùng miền và phong tục khác nhau nhưng họ đều có tâm nguyện có một không gian để bày tỏ lòng thành kính của mình với nguồn gốc gia đình. Không gian đó còn hội tụ được những triết lý nhân sinh, khoa học tâm linh, ngũ hành tương sinh… để mong cầu những thứ tốt đẹp nhất đến với cuộc sống của họ và gia đình. Ban thờ đầy đủ tính Ngũ hành tương sinh.

     Từ ngàn đời xưa các cụ, ông bà đã dạy trên ban thờ cần có đủ ngũ hành tương sinh theo thuyết ngũ hành của vũ trụ được thể hiện như sau:

- Hành Kim: Trên ban thờ từ ngàn xưa các tiền nhân đã dạy rất kỹ, hành Kim là hành mang sắc vàng, biểu thị cho cao sang phú quí, cát tường như ý… hành Kim được biểu thị trên ban thờ chính là đồ thờ là bộ Tam Sự (đồ thờ bằng đồng là đỉnh đồng, hạc nến, đài nến); Ngũ sự (đỉnh đồng, hạc nến, đài nến, đôi đèn đồng, kỷ rượu), quan trọng nhất của ban thờ gia tiên là cốt bát nhang phải có vàng, bạc kim ngân thì mới tiếp linh và an vị được cá chân linh. Trong cốt bát nhang – chính là những phương thức hội tụ tâm linh trong Kinh Phổ Môn phẩm (Chư Kinh Nhật Tụng, tr 80-85) chỉ ra 7 thứ tốt - Thất bảo đó là: Kim ngân, lưu ly, xà cừ, mã não, san hô, hổ phách, trân châu, đẳng bảo.

     Dân gian tương truyền chỉ có 3 Thầy được bốc bát nhang cho gia chủ: Thầy chân tu: là người xuất gia chân tu thiện nhận; Thầy Thiên: những người được ăn lộc trời ban cho pháp làm (số ít trong thiên hạ); Nhân thầy: người được học bài bản về việc bốc bát nhang. Ngũ hành Kim là nơi trung tâm của ban thờ (trong bát nhang) cũng chính là tâm điểm của vũ trụ nơi tiếp linh với cõi giới vô hình mà có sức mạnh trong không gian thờ tại gia.

Mỗi dịp tết đến xuân về theo phong tục của từng vùng miền, bàn thờ gia tiên sẽ được các con cháu sửa soạn, sắm lễ vật để dâng cúng tổ tiên. Ảnh: Nghệ nhân Nguyễn Tiến Đạt.

- Hành Thủy: Trên không gian ban thờ được thể hiện rõ qua trước mỗi bát nhang là một chóe nước hoặc bát nước thờ biểu thị cho quan niệm “minh đường tụ thủy” mang lại cân bằng Âm Dương, bên cạnh đó là có đôi lọ hoa tươi hai bên ban thờ. Hơn nữa, trên ban có thể để hai tháp nước vừa có tính ngũ hành vừa mang lại an toàn nếu có hỏa lớn trên ban thờ.

- Hành Mộc: Với tượng trưng là ban thờ phải bằng gỗ. Không có ngôi nhà nào làm ban thờ chất liệu là kim loại sắt hay đá mà bắt buộc là gỗ. Có nhiều loại gỗ khác nhau tùy theo điều kiện của mỗi gia đình mỗi vùng miền nhưng đa số là dùng gỗ mít, hương, gụ….

     Hành Mộc cũng biểu hiện cho hoa tươi, quả tốt trên ban thờ với tâm tưởng mùa nào quả đó người Việt Nam năm xứ sở nhiệt đới nên hoa trái quanh năm tươi tốt và phong phú đa dạng, tuy nhiên có nhiều loại quả cũng không nên thờ như ổi, khế, dứa, mít…).

- Hành Thổ: Trên ban thờ từ ngàn xưa các tiền bối đã dạy rất kỹ, hành Thổ là hành trung ương mang sắc vàng, biểu thị cho đất mẹ là nơi sinh ra cũng là nơi quay về khi thác đi… hành Thổ được biểu thị trên ban thờ chính là đồ thờ là bát nhang bằng gốm sứ - nơi trung tâm quan trọng nhất của ban thờ gia tiên, các đồ thờ ngũ sự (đĩa bồng đựng quả; lọ hoa; đôi đèn dầu; nậm rượu; ấm trà; đĩa đài nến; cầu chén). Ngũ hành Thổ là nơi trung tâm của ban thờ cũng chính là tâm điểm của vũ trụ nơi tiếp linh với cõi giới vô hình mà có sức mạnh trong không gian thờ tại gia.

- Hành Hỏa: Trên ban thờ gia tiên hành hỏa biểu trưng thông qua sự ấm êm đầy đủ, cân bằng Âm Dương được biểu thị qua đôi đèn thờ; đôi nến thờ; qua nén nhang thơm kính dâng Thần linh Tiên tổ được thắp sáng hàng ngày mang lại ý nghĩa cao cả soi sáng tâm thức của con người Việt Nam từ ngàn đời nay. Ngọn đèn thắp sáng là biểu tượng của trí tuệ - minh đăng, biểu tượng của tiếp nối, đại diện cho đôi mắt luôn có hào quang soi rọi cho nhiều thế hệ trong gia đình của mỗi người.

     Như vậy, trong ban thờ của chúng ta cũng là biểu tượng cho sự mong cầu mưa thuận gió hòa là hành Thủy, cầu mùa màng tươi tốt với hoa tươi quả trái là hành Mộc, cầu trí tuệ thông minh sáng rọi muôn đời là hành Hỏa, hội tụ và kết nối tâm linh là hành Thổ… những điều này cho thấy văn hóa của chúng ta là sự kết nối hội tụ vũ trụ ngầm hiểu qua lăng kính đồ thờ - ban thờ gia tiên tại gia chính là sự giáo dục về lòng tri ân thần linh, là đạo hiếu tôn thờ - “uống nước nhớ nguồn” của truyền thống gia đình người Việt Nam mong cầu con cháu thảo hiền, sự nghiệp hanh thông, công thành danh toại, mùa màng đầy đủ ấm no, hay nói cách khác ban thờ tại gia là nơi sinh hoạt tín ngưỡng cấp gia đình, nơi thể hiện lòng tôn kính và là nơi hành lễ nhân sinh cho mỗi người.

     Vậy nên việc hiểu cách thờ tự, biết ý nghĩa biểu tượng các đồ thờ, thực hành được nghi lễ tại gia là điều cần thiết cho bất kỳ ai trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, cần phải có những thông tin chính thống, nghiên cứu chuẩn mực và uy tín để mỗi người học hỏi để tâm vững thân an hành đúng đạo thờ tự tại gia.     

Trên thị trường hiện có nhiều mẫu mã các sản phẩm đồ thờ uy tín chất lượng. Ảnh: Nghệ nhân Nguyễn Tiến Đạt.

     Sự giao thoa văn hóa tâm linh thông qua đồ thờ trên ban thờ gia tiên tại gia với các mô hình sơ đồ phổ cập như: Không gian ban thờ tại nhà đất ở trệt; Không gian ban thờ tại biệt thự; Không gian ban thờ tại chung cư. 

1. Không gian ban thờ tại nhà đất ở trệt

     Sơ đồ này lầ sự phổ cập của văn hóa Bắc Bộ Việt Nam, nhiều gia đình đã thờ theo lối truyền thống là ba bát nhang với không gian gia đình rộng và là ở đất trệt, phòng thờ được tách riêng với các phòng khác trong nhà mang lại sự trang nghiêm, tôn kính và thiêng liêng khi hành lễ tại gia.

Sơ đồ không gian ban thờ tại nhà đất ở tầng trệt.

2. Không gian ban thờ tại biệt thự

     Trong tâm tưởng của người dân Việt Nam bao đời nay đều có ý thức sâu sắc về việc nhớ đến công lao sinh thành, cao cả to lớn của dòng họ, tổ tiên, ông bà, cha mẹ… từ những lúc vù lao khó nhọc cha sinh mẹ đẻ đã trải qua bao khó khăn vất vả để con cháu trưởng thành, công danh đầy đủ, danh tước công hầu, thương gia nghiệp khởi… đều là nhờ cây công đức vun trồng của nhiều đời xưa trong gia tộc dòng họ và sự cố gắng nỗ lực của con cháu họ … vậy nên khi đã thành công họ luôn muốn nương nhờ ân đức tổ tiên để con cháu thảo hiền vinh danh. Không có cách thành kính nào lớn hơn việc bày tỏ tấm lòng của mình thông qua ban thờ tại gia khi có biệt thự ở thì một phòng thờ trang nghiêm đầy đủ, hiểu biết và thiêng liêng là không thể không thực hiện được.

Mô hình ban thờ tại biệt thự như sau:

Không gian ban thờ tại biệt thự.

Chú thích:

1. Ngai vị dòng họ, tổ tiên: Bằng gỗ quí có khắc trạm theo văn hóa Việt.

2. Lọ lộc bình: Bằng gốm sứ có vẽ vàng hoa văn vinh hoa phú quí.

3. Bộ Tam sự - Đỉnh đồng: Bằng đồng truyền thống Việt Nam.

4. Bộ Tam sự - Hạc nến: Bằng đồng truyền thống Việt Nam.

5. Bát nhang Ngũ vị gia thần: Bát nhang gốm sứ vẽ vàng tôn kính trang nghiêm.

6. Bát nhang thờ Hội đồng gia tộc: bát nhang gốm sứ vẽ vàng tôn kính trang nghiêm.

7. Bát nhang thờ bà cô, ông mãnh dòng tộc: Bát nhang gốm sứ vẽ vàng tôn kính trang nghiêm.

8. Đôi đèn dầu: Đèn dầu là minh quang ánh sáng và trí tuệ soi sáng muôn đời vinh danh- đèn bằng gốm sứ vẽ vàng trang nghiêm.

9. Chóe nước - minh đường tụ thủy: Bằng gốm sứ vẽ vàng

10. Đĩa bồng: Bằng gốm sứ vẽ vàng trang nghiêm tôn kính, bày biện bánh kẹo phẩm vật dâng lễ.

11. Đĩa bồng: Bằng gốm sứ vẽ vàng trang nghiêm tôn kính, bày biện Ngũ quả theo mùa dâng lễ.

12. Cầu nước - cầu rượu ngũ chén: Bằng gốm vẽ vàng trang nghiêm tôn kính, bày biện ngũ thủy dâng lễ.

13. Đĩa đựng cơi trầu cau: Bằng gốm sứ vẽ vàng trang nghiêm tôn kính, bày biện trầu cau thuốc lá dâng lễ.

14. Bộ ấm trà: Bằng gốm sứ vẽ vàng trang nghiêm tôn kính, bày biện trà ngon dâng lễ.

15. Lọ hoa tươi theo mùa: Bằng gốm sứ vẽ vàng trang nghiêm tôn kính, bày biện hoa tươi dâng lễ.

16. Ống đựng nhang trầm: Bằng gốm sứ vẽ vàng trang nghiêm tôn kính, bày biện nhang trầm thơm dâng lễ.

3. Không gian ban thờ tại chung cư

Cách bài trí bàn thờ gia tiên trong nhà tại Chung cư.

     Cuộc sống mỗi gia đình khác nhau, mỗi con người đều có điều kiện khác nhau vậy nên đời sống hiện nay không phải gia đình nào cũng có điều kiện để ở đất trệt và nhà riêng mà họ chủ yêu sống tại chung cư để thuận tiện với công việc của mình. Nhưng trong tâm tưởng lúc nào cũng có niềm tôn kính về tổ tiên của dòng tộc mình, mặc dù diện tích không qua lớn nhưng họ vẫn dành một không gian tôn kính lập ban thờ tổ tiên tại chung cư với mô hình phổ cập sau.

Chú thích:

1. Bát nhang thờ gia tiên, dòng họ: Bát nhang gốm sứ vẽ vàng tôn kính trang nghiêm.

2. Chóe nước: Chóe nước bằng gốm sứ vẽ vàng tôn kính trang nghiêm.

3. Chóe gạo: Chóe gạo bằng gốm sứ vẽ vàng tôn kính trang nghiêm.

4. Chóe muối: Chóe muối bằng gốm sứ vẽ vàng tôn kính trang nghiêm.

6. Cầu nước ngũ chén: Cầu nước bằng gốm sứ vẽ vàng tôn kính trang nghiêm.

7. Lọ hoa tươi: Lọ hoa bằng gốm sứ vẽ vàng tôn kính trang nghiêm.

8. Đĩa bồng đựng ngũ quả phẩm vật dâng lễ: Đĩa bồng bằng gốm sứ vẽ vàng tôn kính trang nghiêm.

9. Đĩa đựng cơi trầu cau: Đĩa đựng trầu cau bằng gốm sứ vẽ vàng tôn kính trang nghiêm.

10. Bộ ấm trà: Bộ ấm trà bằng gốm sứ vẽ vàng tôn kính trang nghiêm.

11. Ống đựng nhang trầm thơm: Ống cắm nhang trầm bằng gốm sứ vẽ vàng tôn kính trang nghiêm.

     Tín ngưỡng thờ tổ tiên của Việt Nam có từ nhiều đời trong lịch sử của đất nước.

     Sự phân biệt: Không gian ban thờ tại nhà đất ở trệt; Không gian ban thờ tại biệt thự; Không gian ban thờ tại chung cư nói trên là sự ghi nhận từ thực tế. Tuy nhiên, cũng tùy điều kiện của mỗi nhà có thể lựa chọn các mẫu hình, sơ đồ trên để áp dụng sao cho phù hợp.

Thạc sĩ tôn giáo học Nguyễn Quang Trung 

0 Bình luận

Tin tức khác

Thông báo
Đóng