Cây sim và hành trình gìn giữ thiên nhiên giữa nhịp sống hiện đại
![]() |
Cây sim không chỉ tồn tại như loài cây rừng mà đã xuất hiện phổ biến trong các khu cảnh quan đô thị và có giá trị dược liệu - (Ảnh:eva.vn). |
Sim là loài cây bụi hoặc tiểu mộc, cao từ 1-3 mét, phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi trung du, đất cát ven biển miền Trung, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Với khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, chịu hạn tốt, sim thích hợp với những vùng đất nghèo dinh dưỡng và đóng vai trò quan trọng trong giữ đất, chống xói mòn.
Ngày nay, cây sim không chỉ tồn tại như loài cây rừng mà đã xuất hiện phổ biến trong các khu cảnh quan đô thị. Cây sim đượcc trồng ở một số nơi từ công viên, lối đi bộ, đường dạo, sân vườn sinh thái cho tới các công trình nghệ thuật sinh vật cảnh. Với dáng lá xanh dày, hoa tím đặc trưng, cây sim tạo điểm nhấn nhẹ nhàng, mộc mạc cho các không gian xanh.
![]() |
Quả cây sim có nhiều tác dụng giàu chất chống oxy hóa, hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện tuần hoàn - (Ảnh: nguồn Internet). |
Từ lâu, người dân đã sử dụng quả cây sim chín để ăn, ngâm rượu, làm siro hay chế biến thành mứt. Không chỉ có hương vị thơm ngon, quả cây sim còn giàu chất chống oxy hóa, hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện tuần hoàn và tăng sức đề kháng.
Lá và rễ cây sim được y học cổ truyền sử dụng trong các bài thuốc chữa tiêu chảy, đau bụng, viêm nhiễm và hỗ trợ điều trị tiểu đường. Một số công trình nghiên cứu gần đây còn phát hiện hoạt chất Rhodomyrtone trong sim có tiềm năng kháng khuẩn mạnh, ứng dụng trong dược phẩm.
![]() |
Màu tím hoa sim từ lâu đã gắn liền với hình ảnh tình yêu thủy chung, nỗi nhớ da diết, và sự gắn bó sâu sắc giữa những đôi lứa. Từ văn học, âm nhạc đến mỹ thuật, hoa sim không chỉ là biểu tượng của thiên nhiên mà còn là hình ảnh ẩn dụ cho tình yêu đẹp mà buồn, lặng lẽ mà sâu nặng - (Ảnh:bancuanhanong.com). |
Trong văn hóa dân gian, cây sim gắn liền với sự thủy chung, tình yêu mộc mạc. Nhiều người cho rằng trồng cây sim quanh nhà mang lại may mắn, an lành, giúp cân bằng phong thủy. Những tiểu cảnh sân vườn có cây sim góp phần tạo nên không gian “sống xanh” thân thiện, gần gũi và đậm chất truyền thống.
Dưới đây là một số cách hướng dẫn trồng và chăm sóc cây sim mọi người tham khảo:
1. Chọn giống và chuẩn bị đất
- Giống cây: Có thể trồng sim từ hạt hoặc cây giống (chiết, giâm cành). Cây chiết cho trái sớm hơn, giữ được đặc điểm cây mẹ (nếu là giống sim tím trái to, ngọt). Nên chọn cây giống khỏe, lá xanh, không sâu bệnh.
- Đất trồng: Sim ưa đất tơi xốp, thoát nước tốt. Thích hợp với đất cát pha, đất đồi, đất có độ pH 5–6. Có thể cải tạo đất bằng phân chuồng hoai mục + tro trấu + phân vi sinh.
2. Cách trồng cây sim
- Trồng bằng cây giống: Đào hố kích thước 40 x 40 x 40 cm. Trộn đất với phân chuồng hoai mục và vôi bột, ủ trước 7–10 ngày.Đặt cây vào giữa hố, lấp đất ngang cổ rễ, nén chặt, tưới đẫm nước. Giữ khoảng cách cây từ 1,5–2m nếu trồng làm hàng rào hoặc tạo tiểu cảnh.
- Trồng bằng hạt: Ngâm hạt 24h trước khi gieo. Gieo vào bầu ươm, giữ ẩm, che nắng nhẹ. Sau 1–2 tháng cây cao 10–15cm thì đem trồng.
![]() |
Trong văn hóa dân gian, cây sim gắn liền với sự thủy chung, tình yêu mộc mạc, mang lại may mắn, an lành - (Ảnh: saigonhoa.com). |
3. Chăm sóc cây sim
- Tưới nước: Tưới đều vào sáng sớm hoặc chiều mát. Không để đất quá khô nhưng cũng không úng nước.
- Bón phân: 2–3 tháng/lần bón phân NPK (15-15-15), liều lượng vừa phải. Dùng phân hữu cơ (phân trùn quế, phân chuồng) giúp cải thiện đất.
- Tỉa cành: Tỉa cành yếu, sâu bệnh để cây thông thoáng, phát triển tốt. Có thể tạo dáng nếu làm cây cảnh bonsai.
4. Phòng trừ sâu bệnh
Cây sim tương đối khỏe, ít sâu bệnh, nhưng vẫn cần lưu ý: Sâu ăn lá - dùng thuốc trừ sâu sinh học hoặc bắt thủ công. Thối rễ do úng nước - cần cải tạo đất thoát nước tốt.
![]() |
Cây sim cũng được yêu thích đưa vào tạo tác làm cây cảnh nghệ thuật - (Ảnh: Facebook). |
5. Thu hoạch và ứng dụng
Sau 2–3 năm cây cho quả nếu chăm sóc tốt. Quả sim chín có thể ăn tươi, ngâm rượu, làm siro, mứt. Lá sim có thể nấu nước uống, hỗ trợ tiêu hóa, tiêu viêm.
Tạp chí Việt Nam hương sắc là cơ quan ngôn luận của Hội Sinh vật cảnh Việt Nam, đồng thời là diễn đàn chuyên sâu về sinh vật cảnh, kiến trúc cảnh quan và không gian sống xanh. Với sứ mệnh lan tỏa các giá trị sinh thái, văn hóa và thẩm mỹ, Tạp chí đang từng bước trở thành cầu nối hiệu quả giữa các chủ đầu tư, cộng đồng yêu thiên nhiên và các mô hình sinh thái bền vững. Bên cạnh đó, Tạp chí còn hỗ trợ tư vấn thiết kế, thi công mảng không gian xanh; hỗ trợ kết nối cung cấp cây cảnh, hoa tươi, giống cây phù hợp cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp… theo hướng xã hội hóa; đồng thời vận động tài trợ cây xanh, sân vườn từ các tổ chức thiện nguyện và doanh nghiệp. |
Tin mới


Trồng dừa xiêm trái sai trĩu, thả thêm đàn dê, nông dân Gia Lai thu hàng trăm triệu mỗi năm

Ông lão Đắk Lắk trồng thứ cây “cũ rích” mà kiếm hơn 1 tỷ đồng/năm
Tin bài khác

Hai loại gia vị đắt đỏ mang về hơn 15 triệu USD cho Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025

5 loại cây cảnh phong thủy theo mệnh cho dân văn phòng tụ tài, hút lộc theo quan niệm dân gian

Loại quả siêu giàu dinh dưỡng, giảm lão hóa và hỗ trợ giảm cân ngay cả khi còn xanh

Trồng xen canh bắp và dưa leo, nữ nông dân Khánh Hòa mới thu tiền tỷ mỗi năm

Nghệ nhân Vũ Tấn Phúc: Người gửi hồn vào cây với hơn 18 năm tâm huyết tạo tác

Về Cao Thôn: Thăm "thủ phủ" hương trầm 300 năm tuổi ở Hưng Yên

Cây chè tổ Suối Giàng: Di sản sống của người Mông

Vùng trồng chè đặc sản ở Việt Nam: Di sản từ đất, tinh túy từ bàn tay người làm trà

Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Làng nghề hoa cúc Ninh Giang: Giữ nghề trong cơn sóng chợ

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Nuôi tép cảnh - nghệ thuật thu nhỏ cho người yêu thiên nhiên hiện đại

Tưới nước cho hoa hồng leo sai cách, 90% người trồng đang làm hỏng cây mà không biết

Tưới nước cây trầu bà bao nhiêu là đủ? Đừng để cây chết vì sai lầm đơn giản

Một số điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với cá nhân và tổ chức theo Luật Thú y

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Việt Nam tham dự Hội nghị Bonsai và Suiseki châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 17 tại Indonesia

Trợ lý ảo Đom Đóm AI hỗ trợ nông dân tra cứu thông tin miễn phí

Ông lớn Nhật nhắm “mỏ vàng xanh” của Việt Nam, tham vọng tạo thị trường matcha "chuẩn Nhật, giá Việt"

Livestream - nghề tay trái hái ra tiền của nông dân Trung Quốc

Bắc Ninh bán vải thiều vượt 105% kế hoạch

Bất ngờ với loài cây được Mỹ bình chọn "loại rau củ, trái cây tốt nhất thế giới", ở Việt Nam mọc như cỏ dại

Những giống chó mèo “ngoài hành tinh” khiến giới yêu thú cưng sẵn sàng chi hàng trăm triệu để sở hữu

Trồng dừa xiêm trái sai trĩu, thả thêm đàn dê, nông dân Gia Lai thu hàng trăm triệu mỗi năm

Hai loại gia vị đắt đỏ mang về hơn 15 triệu USD cho Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025

Ông lão Đắk Lắk trồng thứ cây “cũ rích” mà kiếm hơn 1 tỷ đồng/năm

Người xưa dạy: Trồng cây hợp khí, sự nghiệp hanh thông, công danh tự tới

Hai biểu tượng Phật giáo khẳng định vị thế của Bắc Ninh trên bản đồ di sản thế giới

Ngôi chùa kỳ lạ không thờ Phật, in trên tờ 20.000 đồng, là “bùa hộ mệnh” suốt hơn 400 năm

5 loài hoa phong thủy được người xưa gửi gắm ước nguyện thịnh vượng và trường thọ

Công viên thực vật năm châu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam

Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục
