Nâng cao hiệu quả thực hiện dự án Trung tâm giao dịch và điều hành Viễn thông Quốc gia đảm bảo không gian xanh sạch đẹp
![]() |
Tập đoàn VNPT thuê 19.060 m² đất (tại lô đất A3, khu đô thị mới Cầu Giấy, thành phố Hà Nội) để triển khai Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Giao dịch và Điều hành Viễn thông Quốc gia. Ảnh - Vũ Thành |
Thực trạng các dự án bị bỏ hoang, chậm triển khai
Tại nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng… tình trạng hàng trăm dự án khu đô thị, chung cư, khu thương mại bị bỏ hoang gây lãng phí trong nhiều năm không phải chuyện cá biệt. Những khu đất rộng lớn từng được kỳ vọng trở thành điểm nhấn của đô thị nay trở thành bãi đất trống, cỏ mọc um tùm, rác thải chất đống, thậm chí bị sử dụng sai mục đích. Ngoài ra, hàng loạt dự án khác trên cả nước cũng rơi vào tình trạng tương tự, khiến diện mạo đô thị trở nên nhếch nhác, không gian xanh bị thu hẹp và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người dân.
Theo một số chuyên gia, tình trạng dự án bất động sản bỏ hoang hoặc chậm triển khai xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau:
+ Vướng mắc trong thủ tục pháp lý: Nhiều dự án bị đình trệ do chưa hoàn tất thủ tục pháp lý về đất đai, quy hoạch hoặc giấy phép xây dựng.
+ Thiếu vốn đầu tư: Một số chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính để tiếp tục triển khai, khiến dự án rơi vào tình trạng "đắp chiếu" trong thời gian dài.
+ Thị trường bất động sản biến động: Nhiều doanh nghiệp đầu tư theo phong trào, khi thị trường gặp khó khăn thì không thể tiếp tục thực hiện dự án.
+ Buông lỏng quản lý: Một số địa phương chưa có biện pháp giám sát, xử lý quyết liệt đối với các dự án chậm tiến độ, dẫn đến tình trạng kéo dài nhiều năm mà không có biện pháp khắc phục.
Hệ lụy đối với môi trường, cảnh quan và không gian xanh
Việc các dự án bất động sản bị bỏ hoang trong thời gian dài kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm:
+ Lãng phí quỹ đất: Những khu đất có tiềm năng phát triển lại bị bỏ trống, không được sử dụng đúng mục đích, gây thất thoát tài nguyên đất đai.
+ Suy giảm không gian xanh: Đáng lẽ các dự án này phải có công viên, cây xanh để phục vụ cư dân, nhưng thực tế lại bị bỏ hoang, khiến môi trường sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
+ Ô nhiễm môi trường: Những khu đất hoang dễ trở thành nơi đổ rác tự phát, nước tù đọng gây ô nhiễm và là nguồn sinh sôi của côn trùng, dịch bệnh.
+ Mất mỹ quan đô thị: Các khu đất trống, công trình dang dở gây nhếch nhác, ảnh hưởng đến hình ảnh đô thị văn minh, hiện đại.
+ Tác động tiêu cực đến đời sống cư dân xung quanh: Người dân sống gần các dự án bỏ hoang phải chịu cảnh đường xá xuống cấp, không gian ô nhiễm, thiếu các tiện ích công cộng.
Hà Nội rà soát các dự án tồn đọng, dừng thi công kéo dài, bỏ hoang để chống lãng phí
Ngày 14/11/2024, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh có Văn bản số 3766/UBND-ĐT về việc triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công kéo dài; khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát.
Theo Quyết định, UBND Thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã tập trung rà soát, thống kê toàn bộ các dự án, công trình tồn đọng, dừng thi công kéo dài; thuộc phạm vi, địa bàn quản lý (bao gồm các dự án đầu tư công, dự án đầu tư ngoài ngân sách thuộc các lĩnh vực: Giao thông vận tải, nông nghiệp, thủy lợi, môi trường, thoát nước và xử lý nước thải, y tế, giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa; các dự án khu đô thị, khu nhà ở (nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư, nhà ở sinh viên), bãi đỗ xe, chợ… chậm triển khai, chậm đầu tư xây dựng, chưa hoàn chỉnh theo dự án, quy hoạch được duyệt; các khu công viên đã đầu tư xây dựng nhưng chưa khai thác, sử dụng các ô đất quy hoạch công viên chưa đầu tư xây dựng…).
Căn cứ vào thực tế, các đơn vị báo cáo rõ nguyên nhân, khẩn trương xây dựng kế hoạch, biện pháp khắc phục, xử lý ngay, dứt điểm các vướng mắc, tồn tại (trong đó xác định rõ trách nhiệm, nội dung công việc, tiến độ, thời gian hoàn thành, cơ quan đơn vị thực hiện để làm cơ sở đôn đốc, kiểm tra, giám sát và đánh giá), có báo cáo bằng văn bản gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 25/11/2024 để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố.
![]() |
Xung quanh lô đất được quay tôn, xe ô tô vây đỗ quanh dự án - Ảnh: Vũ Thành |
Chủ tịch UBND TP Hà Nội giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thực hiện; tổng hợp, phân loại các dự án đầu tư, nguyên nhân tồn đọng, dừng thi công kéo dài, đề xuất phương án xử lý, giải quyết, báo cáo UBND thành phố trước ngày 30/11/2024.
Chủ tịch Trần Sỹ Thanh cũng yêu cầu các đơn vị rà soát, thống kê toàn bộ các công trình trụ sở, công sở, diện tích nhà thuộc sở hữu nhà nước không sử dụng hoặc sử dụng chưa hiệu quả thuộc phạm vi, địa bàn quản lý, nhất là đối với các công trình công sở, trụ sở sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính; đề xuất kế hoạch, biện pháp khắc phục, sắp xếp, khai thác có hiệu quả các công trình này (trong đó xác định rõ trách nhiệm, nội dung công việc, tiến độ, thời gian hoàn thành, cơ quan đơn vị thực hiện để làm cơ sở đôn đốc, kiểm tra, giám sát và đánh giá); có báo cáo bằng văn bản gửi về Sở Tài chính trước ngày 25/11/2024 để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố.
UBND Thành phố giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các đơn vị có liên quan kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thực hiện; tổng hợp, phân loại, nguyên nhân không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả, đề xuất phương án xử lý, giải quyết, báo cáo UBND Thành phố (qua Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp chung) trước ngày 28/11/2024.
Đối với Sở Nội vụ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, kiểm tra, hướng dẫn các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện việc rà soát, xử lý trách nhiệm cá nhân, tổ chức để các dự án, công trình chậm tiến độ kéo dài; trụ sở, công sở, diện tích nhà thuộc sở hữu nhà nước không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả (kiên quyết thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm, chậm trễ và không đáp ứng yêu cầu công việc được giao trong giải quyết các vấn đề liên quan để các dự án, công trình chậm tiến độ, kéo dài, lãng phí nguồn lực...); báo cáo UBND Thành phố theo quy định.
Trước thực tiễn đó, với vai trò là cơ quan ngôn luận của Hội Sinh Vật Cảnh Việt Nam, Tạp chí Việt Nam Hương Sắc luôn quan tâm và phản ánh những diễn biến quan trọng trong lĩnh vực cảnh quan, không gian xanh, bảo vệ môi trường. Thông qua việc cập nhật thông tin, phân tích tình hình thực trạng và đưa ra các giải pháp cụ thể, tạp chí không chỉ giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng mà còn góp phần thúc đẩy các bên liên quan cải thiện công tác quản lý và triển khai các dự án, cảnh quan, không gian xanh.
Trong quá trình khảo sát thực tế để có số liệu phục vụ nghiên cứu thông tin về không gian xanh tại thành phố Hà Nội. Ngày 26/3, tại lô đất A3, khu đô thị mới Cầu Giấy của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (Tập đoàn VNPT) thuê 19.060 m² để triển khai Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Giao dịch và Điều hành Viễn thông Quốc gia. Tạp chí ghi nhận thực trạng lô đất đang bị bỏ hoang để cỏ dại mọc um tùm. Xung quanh lô đất được quây tôn, nhiều đoạn trở thành nơi tập kết rác; dây cỏ dại từ bên trong mọc vượt qua khỏi rào tôn vươn ra vỉa hè phía đường Phạm Hùng… khiến cho cảnh quan của khu vực này trở nên nhếch nhác.
![]() |
Nhiều đoạn trở thành nơi xả rác; dây cỏ dại từ bên trong khu đất mọc vượt qua khỏi rào tôn vươn ra vỉa hè phái đường Phạm Hùng… khiến cho cảnh quan của khu vực này trở nên nhếch nhác. Ảnh: Vũ Thành |
Chia sẻ thông tin trên báo Thanh Tra ngày 17/1/2025 , đại diện Tập đoàn VNPT cho biết, tháng 11/2019, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội bàn giao toàn bộ lô đất A3, Khu đô thị mới Cầu Giấy, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội (dự án A3) cho Tập đoàn VNPT quản lý sử dụng theo quyết định cho thuê đất của UBND thành phố Hà Nội từ năm 2014.
Sau khi nhận bàn giao mặt bằng, Tập đoàn VNPT đã triển khai các thủ tục đầu tư liên quan. Tuy nhiên, dự án cũ không còn phù hợp với quy chuẩn phòng cháy, chữa cháy và quy định của pháp luật xây dựng hiện hành nên phải cập nhật thông tin quy hoạch hai bên tuyến đường Phạm Hùng (phê duyệt tháng 9/2016), xin cấp lại các thoả thuận chuyên ngành để lập dự án điều chỉnh và trình thẩm định thiết kế cơ sở điều chỉnh.
Từ tháng 7/2020 đến tháng 12/2020, Tập đoàn VNPT vẫn tập trung xử lý, làm rõ một số yêu cầu của Cục Quy hoạch hoạt động xây dựng như: Làm rõ quy mô số tầng hầm của dự án, xin ý kiến Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội về các nội dung điều chỉnh phương án kiến trúc công trình; báo cáo UBND thành phố xem xét, cho phép điều chỉnh quy hoạch cục bộ theo hướng dẫn của Sở Quy hoạch Kiến trúc…
Tuy nhiên, do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 từ cuối năm 2019 đến hết năm 2020, nên việc tiếp cận, làm việc với các sở ngành và đơn vị liên quan rất hạn chế, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án. Cùng với đó, các quy định của pháp luật về xây dựng thay đổi, trong khi, dự án A3 thuộc nhóm A, có quy mô lớn, phức tạp nên Tập đoàn VNPT đã phải thực hiện các thủ tục liên quan theo quy định báo cáo các cơ quan có thẩm quyền để tiếp tục triển khai dự án. Đến ngày 13/10/2021, UBND thành phố ký Quyết định số 4438/QĐ-UBND gia hạn thời gian đưa đất vào sử dụng cho dự án A3 thêm 24 tháng. Trong thời gian được gia hạn thời gian đưa đất vào sử dụng, Tập đoàn VNPT đã khẩn trương thực hiện điều chỉnh chủ trương đầu tư.
Đến gần hết thời gian gia hạn sử dụng đất 24 tháng theo Quyết định số 4438/QĐ-UBND (tháng 10/2023), Tập đoàn VNPT vẫn tiếp tục khẩn trương triển khai dự án, tuy nhiên thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư chưa hoàn thành do còn nhiều vướng mắc, nên Tập đoàn VNPT chưa thể triển khai các thủ tục đầu tư của dự án. Tại thời điểm đó, Tập đoàn VNPT đã triển khai thủ tục để được gia hạn tiến độ đưa đất vào sử dụng.
Đến nay, Tập đoàn VNPT vẫn tiếp tục khẩn trương triển khai dự án để chờ UBND thành phố Hà Nội căn cứ rà soát của liên ngành để có quyết định gia hạn thời gian đưa đất vào sử dụng của dự án A3. Tập đoàn VNPT cũng đã chuẩn bị hồ sơ điều chỉnh dự án để sẵn sàng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án (nhóm A) sau khi Nhà nước sắp xếp tinh giảm bộ máy, hiện thuộc thẩm quyền của Ủy ban Quản lý vốn.
![]() |
Công trình được xây dựng trên diện tích đất 19.050m2, diện tích sàn xây dựng khoảng 95.000 m2, cao 33 tầng, gồm 3 khối nhà chính và nhiều hạng mục quan trọng. Ảnh - Vũ Thành |
Trước đó, theo thông tin báo Dân Trí ngày 03/12/2008 cho biết, ngày 2/12/2008, tại Hà Nội, Tập đoàn VNPT và Công ty NTT Facilities - thuộc tập đoàn NTT của Nhật Bản đã chính thức ký kết hợp đồng “Tư vấn lập dự án và xây dựng công trình Trung tâm giao dịch và điều hành Viễn thông Quốc gia” của VNPT.
Theo đó, công trình “Trung tâm Điều hành Viễn thông Quốc gia” có vị trí nằm ở cửa ngõ phía bắc Thủ đô, tại khu đô thị mới Cầu Giấy, Hà Nội, trên trục đường từ sân bay Nội bài về trung tâm Tp Hà Nội. Hướng chính của Công trình quay ra đường vành đai 3 Phạm Hùng. Công trình được xây dựng trên diện tích đất 19.050m2, diện tích sàn xây dựng khoảng 95.000 m2, cao 33 tầng, gồm 3 khối nhà chính và nhiều hạng mục quan trọng.
Khi hoàn thành, tòa nhà chính của công trình sẽ là trụ sở làm việc của cơ quan VNPT và các đơn vị thành viên. Toà nhà phụ sẽ được sử dụng để làm khu Trung tâm trưng bày giới thiệu thành tựu, các sản phẩm dịch vụ của VNPT, các phòng họp, hội thảo mini, phòng tổ chức cầu truyền hình hội nghị từ xa...
Đây là một trong các dự án lớn của VNPT để hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành mạng lưới viễn thông.
Trước tình trạng dự án bất động sản bỏ hoang không chỉ gây lãng phí tài nguyên đất đai mà còn ảnh hưởng xấu đến môi trường, cảnh quan đô thị và chất lượng sống của người dân. Để giải quyết vấn đề này, cần có sự vào cuộc quyết liệt từ chính quyền, chủ đầu tư và cộng đồng nhằm thúc đẩy các dự án được triển khai đúng tiến độ, đồng thời tận dụng hiệu quả quỹ đất để phát triển không gian xanh, bảo vệ môi trường và xây dựng đô thị bền vững.
Theo Điều 81 Luật Đất đai 2024 quy định: Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai 1. Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm. 2. Người sử dụng đất hủy hoại đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi hủy hoại đất mà tiếp tục vi phạm. 3. Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền. 4. Đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho từ người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất mà người được giao đất, cho thuê đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này. 5. Đất được Nhà nước giao quản lý mà để bị lấn đất, chiếm đất. 6. Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước. 7. Đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản không được sử dụng trong thời gian 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời gian 18 tháng liên tục, đất trồng rừng không được sử dụng trong thời gian 24 tháng liên tục và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không đưa đất vào sử dụng theo thời hạn ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính; 8. Đất được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư; trường hợp không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng đất so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng không quá 24 tháng và phải nộp bổ sung cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian được gia hạn; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất và chi phí đầu tư vào đất còn lại. 9. Các trường hợp quy định tại các khoản 6, 7 và 8 Điều này không áp dụng đối với trường hợp bất khả kháng. 10. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. |
Thông tin tham khảo:
Xem thêm nội dung về Sinh vật cảnh qua các kênh của Tạp chí Việt Nam Hương Sắc
Tiktok: https://tiktok.com/@tapchivietnamhuongsac |
Tin bài khác


Tuyến đường Xuân Diệu (Tây Hồ, Hà Nội): Nhiều hạng mục cây xanh trơ trụi, sinh trưởng kém

Hội phổ biến và Tham vấn pháp luật Việt Nam có tân Phó Chủ tịch
Đọc nhiều

Bí kíp vườn nhà: 9 mẹo đơn giản giúp cây cảnh khỏe mạnh, lá xanh rực rỡ

Bã cà phê – “thuốc tiên” giá 0 đồng giúp cây phát triển vượt trội

HP Việt Nam với chiến dịch trồng cây xanh vì một tương lai bền vững

Chọn mua bonsai sim tím: 5 điều cần biết để không “tiền mất, cây hỏng”

Hoa nở, lá xanh không nhờ nước mà nhờ bạn hiểu điều cây cảnh muốn

Hội thảo “Cây cảnh - Thuốc nam chăm sóc sức khỏe cộng đồng” tại Hải Phòng

Nước vo gạo được thêm thứ này, cây kiểng nào cũng phát triển mạnh

Vườn thẳng đứng bioponic: Khi sắc xanh nảy mầm giữa lòng phố thị

Phúc Yên, Vĩnh Phúc: Cần chú trọng gìn giữ lá phổi xanh trong hoạt động chỉnh trang đô thị

Biến cỏ dại và gỗ thải thành nhựa sinh học: Bước đột phá của Hàn Quốc trong cuộc chiến chống ô nhiễm nhựa

Khu du lịch sinh thái Bản Ven – Viên ngọc xanh giữa núi rừng Yên Thế

Khu đô thị Phúc Ninh: Đô thị xanh tiêu biểu giữa trung tâm Bắc Ninh

Bỏ phố về quê nuôi ốc bươu đen, kỹ sư công nghệ bỏ túi nửa tỷ mỗi năm

Dự án Khu đô thị Việt Hưng: Tạo ra khu dân cư chất lượng cao, không gian xanh sạch đẹp

Huyền tích Am Tiên – Bản giao hòa không gian xanh và du lịch tâm linh tại Thanh Hóa

Cà phê Trường Chim - bản hòa ca giữa phố Thành Sen

Capital One - Nơi giao hòa giữa tiện ích hiện đại và không gian xanh

Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật: Mối đe dọa đến sức khỏe và môi trường

Khu du lịch sinh thái Bản Ven – Viên ngọc xanh giữa núi rừng Yên Thế

Những vị trí phong thuỷ đặt cây lưỡi hổ, lưu ý tránh vị trí này

Chàng trai 9X biến trầm hương thành những bức chân dung thấm đẫm niềm tự hào dân tộc

Gợi ý cây cảnh đặt bậc cầu thang hợp phong thủy từng mệnh

Linh sam - Loài hoa tím "gây thương nhớ" nở rộ giữa khúc giao mùa

Góc vườn nhỏ của cô gái trẻ đẹp ngỡ "biển hoa" khiến ai cũng trầm trồ

Phát hiện lại loài cá đầu rắn Chel sau 85 năm: Một kỳ tích trong thế giới động vật

Biến hóa sân thượng 33m² thành khu vườn đẹp như tranh vẽ giữa lòng thành phố

Bí ẩn đàn dê sống sót hơn 250 năm không nước ngọt trên đảo hoang Brazil

Khám phá 4 loài chim cảnh khiến người Trung Hoa mê đắm qua bao thế kỷ

Bí quyết trồng cây bonsai hoa mười giờ: Hướng dẫn chi tiết để cây xanh tốt, ra hoa đẹp

Vân sam Fansipan – báu vật sinh học chỉ có tại Việt Nam

50 bình hoa rực sắc cờ Tổ quốc của nữ giáo viên Hà Nội: Hành trình tri ân và tự hào hướng về Đại lễ 30/4

"Hiện tượng mạng" vẹt xám KAKA: Chú vẹt biết nói, biết hát, gây bão TikTok vì quá thông minh

Thứ quả chín đỏ tươi, trông như chiếc đèn lồng, lấy hạt chữa được bệnh dạ dày, đại tràng

Mãn nhãn mâm cỗ cúng rực rỡ sắc cờ đỏ sao vàng: Gửi trọn tình yêu đất nước

Chàng trai 9X biến trầm hương thành những bức chân dung thấm đẫm niềm tự hào dân tộc

Hoà Minzy kêu gọi cùng nhau gìn giữ sự kiện xanh để lưu giữ mọi khoảnh khắc đẹp

“Hành Trình Gốm Việt” – Dòng chảy nghìn năm của đất và lửa

CLB cây cảnh nghệ thuật 30/4 Hải Hậu: Tăng cường giao lưu, nâng tầm tác phẩm Sinh vật cảnh

Tín dụng xanh: Cơ hội vay vốn dễ dàng, lãi suất ưu đãi cho mô hình vườn sinh thái và sinh vật cảnh

Giải mã tín dụng xanh: Chìa khóa thúc đẩy phát triển bền vững trong xã hội hiện đại

Công ty Châu Giang tiên phong chuyển đổi số trong sản xuất lan hồ điệp

Tái thiết không gian xanh cho Hà Nội: Những mảng màu cần được nối lại

Tín dụng xanh - Hướng đi tất yếu của ngành ngân hàng trong chiến lược tăng trưởng xanh bền vững

Khu vườn thanh long hình lá cờ Tổ quốc: Một cách giản dị và sâu sắc thể hiện tinh thần yêu nước

Từ hộp sữa bò cũ đến vườn cây bạc tỉ: Hành trình ươm mầm đam mê của nghệ nhân Đỗ Trực

Vườn rau xanh mướt trong biệt thự của NSND Trịnh Kim Chi

Mẹ đảm Hải Phòng cải tạo sân thượng thành khu vườn rực rỡ cờ hoa mừng đại lễ 30/4

Phạm Tùng Thiên – Người "thổi hồn" vào Mai chiếu thủy đất An Giang

Chiêm ngưỡng cây xoài cổ thụ ở Khánh Hòa, quả hồng đỏ óng ánh như trong phim cổ trang

Chiêm ngưỡng ngôi chùa được làm từ vỏ ốc và san hô độc nhất vô nhị ở Việt Nam

“Đại lão” bồ đề hơn 900 năm tuổi, xòe tay giữa làng cổ Dịch Diệp

Ngắm ngôi nhà cổ bằng gỗ mít triệu đô không bán của lão nông xứ Quảng
