Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành sầu riêng: Từ kỹ thuật trồng đến kiểm nghiệm chất lượng

Ngành sầu riêng cần chuyển đổi mạnh mẽ để đáp ứng yêu cầu quốc tế. Nhiều chuyên gia đã đề xuất các giải pháp kỹ thuật từ quy trình bón phân, phòng trừ sâu bệnh đến xét nghiệm bắt buộc trước thu hoạch, góp phần đảm bảo chất lượng và phát triển thị trường bền vững.
aa

Chuẩn hóa kỹ thuật trồng sầu riêng: Nền tảng phát triển bền vững
Tồn dư chất cấm là nguyên nhân khiến nhiều lô hàng sầu riêng bị trả về. Việc hướng dẫn nông dân sử dụng phân bón hữu cơ, vi sinh và thuốc bảo vệ thực vật sinh học là giải pháp hiệu quả nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao độ an toàn thực phẩm.
Từ tháng 11/2023 đến tháng 1/2024, Trung Quốc liên tục phát hiện, cảnh báo thêm 23 lô hàng sầu riêng khác bị nhiễm cadimi. Đây không chỉ là vấn đề chất lượng mà còn là lời cảnh báo về tính bền vững của ngành hàng đang được kỳ vọng sẽ đem lại hàng tỷ USD cho xuất khẩu nông sản Việt Nam. Trong bối cảnh đó, việc chuẩn hóa kỹ thuật trồng trọt, đặc biệt là hướng tới canh tác an toàn, hữu cơ và truy xuất nguồn gốc rõ ràng, không chỉ là yêu cầu mang tính kỹ thuật mà còn là điều kiện sống còn.
Cần nhìn nhận, phần lớn diện tích sầu riêng hiện nay được canh tác theo phương pháp truyền thống, thiếu kiểm soát chặt chẽ trong việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và chưa tuân thủ đồng bộ quy trình kỹ thuật. Chính sự thiếu nhất quán này đã tạo ra nguy cơ mất kiểm soát chất lượng ở cấp độ vĩ mô, ảnh hưởng đến toàn chuỗi cung ứng. Do đó, để đảm bảo tính cạnh tranh cho sầu riêng Việt Nam trên thị trường quốc tế, việc chuyển đổi toàn bộ quy trình kỹ thuật sang tiêu chuẩn VietGAP hoặc GlobalGAP là một yêu cầu tất yếu.

Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành sầu riêng: Từ kỹ thuật trồng đến kiểm nghiệm chất lượng
Chuẩn hóa kỹ thuật trồng bắt đầu từ khâu chọn giống, ưu tiên những giống sầu riêng có chất lượng cao, năng suất ổn định và khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh và biến đổi khí hậu.- (Ảnh vietthanghanoi)


Chuẩn hóa kỹ thuật trồng bắt đầu từ khâu chọn giống, ưu tiên những giống sầu riêng có chất lượng cao, năng suất ổn định và khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh và biến đổi khí hậu. Việc chọn giống cũng cần được kiểm soát bởi các trung tâm khảo nghiệm và cơ quan chuyên môn, tránh tình trạng lai tạp và xuống cấp chất lượng giống trong dân gian như hiện nay.
Tiếp theo là khâu cải tạo và chuẩn bị đất. Đối với cây sầu riêng, yêu cầu về độ tơi xốp, khả năng thoát nước và độ pH rất quan trọng. Bên cạnh đó, việc bổ sung hữu cơ, vi sinh vật có lợi để tăng khả năng giữ ẩm, tạo hệ sinh thái cân bằng trong đất cũng cần được phổ biến rộng rãi. Việc lạm dụng phân hóa học đã để lại hậu quả trong nhiều vụ mùa khi cây trồng dễ bị sốc, giảm sức đề kháng và tăng nguy cơ tồn dư hóa chất trong quả.
Trong giai đoạn chăm sóc, cần xác lập một lịch trình chuẩn về bón phân, tưới tiêu và tỉa cành. Các kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh nên ưu tiên phương pháp sinh học, hạn chế tối đa thuốc hóa học có độc tính cao. Việc huấn luyện nông dân nhận diện dịch hại, áp dụng bẫy sinh học, các loại thuốc chiết xuất từ thiên nhiên hoặc vi sinh vật đối kháng là hướng đi mang lại hiệu quả lâu dài.
Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) nên được lồng ghép vào quy trình chăm sóc, nhằm kiểm soát sâu bệnh theo hướng sinh thái, tránh kháng thuốc và ô nhiễm môi trường. Đây là điểm cốt lõi để tạo nên vùng nguyên liệu sạch, ổn định, sẵn sàng đáp ứng các tiêu chí về dư lượng cho xuất khẩu.
Không thể bỏ qua yếu tố đào tạo và chuyển giao kỹ thuật. Hiện nay, nhiều địa phương vẫn thiếu lực lượng khuyến nông chuyên sâu về cây sầu riêng. Việc mở rộng hệ thống tư vấn, tạo điều kiện để nông dân tham gia các lớp tập huấn thực hành theo chuẩn GAP sẽ giúp đồng đều hóa trình độ canh tác, từng bước xây dựng vùng chuyên canh quy mô lớn, chất lượng cao.
Cuối cùng, ngành chức năng cần phối hợp cùng doanh nghiệp để thiết lập bộ quy chuẩn kỹ thuật thống nhất cho các vùng trồng trọng điểm. Đây sẽ là căn cứ để các HTX, hộ nông dân và doanh nghiệp sản xuất có định hướng rõ ràng, góp phần kiểm soát chất lượng từ gốc đến ngọn và bảo đảm vị thế bền vững cho trái sầu riêng Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Giám sát vùng trồng, số hóa chuỗi cung ứng sầu riêng: Hướng đi tất yếu và là rào chắn an toàn
Thiết lập mã số vùng trồng là yêu cầu bắt buộc khi xuất khẩu. Các địa phương cần tăng cường giám sát vùng nguyên liệu, đảm bảo truy xuất nguồn gốc và đồng nhất quy trình sản xuất trong toàn chuỗi, tránh rủi ro từ khâu canh tác đến tiêu thụ.
Cùng với chuẩn hóa kỹ thuật trồng, vấn đề quản lý vùng trồng và truy xuất nguồn gốc đang trở thành “chìa khóa sinh tử” cho ngành sầu riêng trong hành trình vươn ra thị trường thế giới. Trung Quốc – thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất của Việt Nam – đã đưa ra yêu cầu nghiêm ngặt về mã số vùng trồng (PUC)mã số đóng gói (PAC). Trong khi đó, thị trường châu Âu và Bắc Mỹ còn yêu cầu truy xuất minh bạch đến từng cây trồng và tuân thủ chặt chẽ về môi trường, lao động và khí thải carbon.
Theo Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), ngày 21/5, Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) đã chính thức cập nhật 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam. Như vậy, lũy kế đến ngày 21/5, Việt Nam có 1.396 mã số vùng trồng sầu riêng và 188 mã số vùng trồng (đã trừ đi các mã số bị thu hồi) được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc. Việc mở rộng danh sách này tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc. Các địa phương và doanh nghiệp cần chủ động tận dụng cơ hội này, đồng thời, bảo đảm nghiêm túc việc tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm nhằm xuất khẩu bền vững.
Tuy nhiên, việc duy trì, cập nhật và kiểm soát chất lượng các mã số này vẫn còn nhiều bất cập. Một số vùng trồng bị tạm ngưng do không đáp ứng tiêu chí về dư lượng hóa chất, hệ thống nhật ký canh tác không được cập nhật đầy đủ, hoặc không có giám sát chéo từ đơn vị trung lập.
Do đó, thiết lập cơ chế giám sát vùng trồng đa tầng, trong đó có sự phối hợp giữa chính quyền địa phương, cơ quan kiểm dịch thực vật, doanh nghiệp và hiệp hội là yêu cầu cấp thiết. Việc này không chỉ nhằm đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn của nước nhập khẩu mà còn giúp doanh nghiệp chủ động ứng phó trước những thay đổi bất ngờ trong chính sách.
Song song với đó là quá trình số hóa chuỗi cung ứng, từ khâu canh tác đến thu hoạch và xuất khẩu. Việc ứng dụng nhật ký điện tử thay cho sổ tay ghi chép truyền thống đang chứng minh hiệu quả rõ rệt, giúp truy vết chính xác từng lô sản phẩm. Mỗi mã QR code đi kèm trái sầu riêng đều phải chứa đầy đủ thông tin về giống, ngày trồng, thuốc BVTV sử dụng, ngày thu hoạch, cơ sở đóng gói và lô xuất khẩu. Điều này không chỉ tạo niềm tin cho người tiêu dùng mà còn giúp cơ quan quản lý dễ dàng khoanh vùng và xử lý sự cố khi có vấn đề phát sinh.
Kiểm nghiệm chất lượng trước thu hoạch cũng cần được quy định bắt buộc đối với sầu riêng xuất khẩu. Trước khi thu hoạch ít nhất 7–10 ngày, các mẫu trái cần được kiểm tra dư lượng các chất như cadimi, vàng O, thuốc trừ nấm hoặc chất kích thích tăng trưởng. Những lô không đạt sẽ bị loại bỏ ngay tại vườn, tránh trường hợp bị trả hàng khi đã thông quan hoặc gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, chuyển đổi sang mô hình nông nghiệp xanh, tuần hoàn là xu hướng giúp ngành sầu riêng thích ứng với các hiệp định thương mại thế hệ mới. Canh tác theo hướng hữu cơ, tái sử dụng phụ phẩm cây trồng làm phân bón, giảm phát thải carbon sẽ là điều kiện để đáp ứng tiêu chí ESG mà các nhà nhập khẩu châu Âu và Bắc Mỹ đặt ra ngày càng khắt khe. Điều này vừa nâng giá trị sản phẩm, vừa tăng khả năng cạnh tranh và giảm rủi ro khi thị trường có biến động.
Kết nối dữ liệu vùng trồng với các hệ thống truy xuất quốc tế như iTrace247, blockchain nông nghiệp cũng nên được thử nghiệm ở các vùng trồng lớn như Đắk Lắk, Lâm Đồng, Tiền Giang. Những công cụ này không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp trong quản lý chuỗi mà còn góp phần nâng cao tính minh bạch – điều kiện quan trọng trong môi trường kinh doanh toàn cầu hóa.
Cuối cùng, cần xây dựng bản đồ số vùng trồng sầu riêng toàn quốc kết nối với hệ thống thông tin của Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Đây sẽ là nền tảng dữ liệu lớn giúp điều phối sản xuất, tránh tình trạng cung vượt cầu, đồng thời làm căn cứ cho việc phát triển hạ tầng logistics, kho lạnh và chuỗi cung ứng chuyên biệt phục vụ xuất khẩu.
Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng Việt Nam sang Trung Quốc đạt hơn 2 tỉ USD sầu riêng đang trở thành ngành hàng chiến lược trong cơ cấu nông sản Việt Nam, nhưng nước này cũng cảnh báo nhiều lô hàng sầu riêng vẫn còn sinh vật gây hại, chưa được làm sạch sâu bệnh, không đáp ứng đúng theo yêu cầu của nghị định thư đã ký. Sau đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải tổ chức hội nghị để chấn chỉnh vấn đề vi phạm quy định trong xuất khẩu trái cây nói chung và sầu riêng nói riêng.
Tuy nhiên, để giữ vững và phát triển thị phần bền vững trên trường quốc tế, ngành sầu riêng buộc phải chuyển đổi sâu sắc – từ chuẩn hóa kỹ thuật trồng, kiểm soát chất lượng đến số hóa chuỗi cung ứnggiám sát vùng trồng. Đó không chỉ là yêu cầu thị trường, mà còn là cơ hội nâng cao giá trị, khẳng định thương hiệu trái cây Việt trên bản đồ thế giới.
Một trong những yếu tố âm thầm nhưng vô cùng nguy hiểm đang tác động đến chất lượng nông sản – trong đó có cây sầu riêng – chính là tình trạng ô nhiễm đất bởi kim loại nặng, đặc biệt là Cadimi (Cd). Đây là kim loại nặng có độ di động cao trong môi trường đất, rất dễ hấp thu vào cây trồng và thông qua chuỗi thức ăn, đi vào cơ thể người, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và hệ sinh thái.
Với sứ mệnh đồng hành cùng ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và ngành Sinh vật cảnh nói riêng, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, Tạp chí Việt Nam hương sắc trân trọng giới thiệu bài viết về những giải pháp kỹ thuật tiên tiến và thực tiễn nhằm xử lý, cải tạo và kiểm soát đất nông nghiệp bị nhiễm Cadimi – vấn đề không chỉ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, mà còn đe dọa chất lượng, uy tín nông sản Việt Nam trên thị trường xuất khẩu.
Thông tin bài viết hướng dẫn của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón quốc gia dưới đây, sẽ giúp các nhà quản lý, nông dân và doanh nghiệp có thêm cơ sở khoa học để ứng phó kịp thời với thách thức môi trường này. Qua đó, tạo nền tảng kỹ thuật vững chắc cho ngành sầu riêng nói riêng và ngành rau quả Việt Nam nói chung vươn tới những giá trị bền vững, an toàn và chất lượng. Dưới đây là bài viết:
Những phương pháp xử lý đất nhiễm cadimi
Ô nhiễm Cadimi (Cd) trong đất đã trở thành vấn đề môi trường nghiêm trọng trên toàn cầu, Cd được xếp là một trong những kim loại nặng di động nhất trong môi trường.

Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành sầu riêng: Từ kỹ thuật trồng đến kiểm nghiệm chất lượng
Than sinh học là một trong những giải pháp để xử lý Cadimi trong đất trồng. - (Ảnh nongnghiepmoitruong)


Cadimi di động trong đất dễ được cây trồng hấp thu, gây hại cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất cây trồng. Kết quả là Cd đi vào con người qua chuỗi thức ăn, làm tổn thương phổi, gan, thận, xương và các cơ quan sinh sản, gây độc cho hệ thống miễn dịch và tim mạch.
Vậy để đất nông nghiệp không bị nhiễm kim loại nặng và để xử lý các vùng đất bị ô nhiễm kim loại nặng trong đó có Cadimi ta phải làm gì?
Các khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư cần quản lý tốt các bãi gyps, xỉ thải, rác thải, nước thải… không để nước từ các khu này rò rỉ ra môt trường.
Hướng dẫn nông dân không được tận dụng nước trong các con sông, kênh rạch, hồ xử lý nước thải đô thị, nước thải công nghiệp tưới cho hoa màu, vườn cây ăn trái…
Đối với những vùng đất bị nhiễm phèn mặn (đất ven biển và Đồng bằng sông Cửu Long) tích cực dùng nước ngọt thau chua, rửa mặn kết hợp loại bỏ bớt Cd trong đất.
Hạn chế sử dụng thuốc sâu, thuốc chuột, thuốc kích thích, thuốc bảo quản lâm sản, thuốc trừ cỏ. Nếu phải sử dụng cần chọn các loại thuốc không chứa độc tố kim loại nặng, các loại thuốc không bị cấm sử dụng ở Việt Nam.
Chọn phân bón phù hợp
Tăng cường sử dụng phân hữu cơ, nhất là phân hữu cơ truyền thống cung cấp mùn rác hữu cơ cho vùng rễ, tạo phức hữu cơ với kim loại nặng, giữ nó trong đất không cho thâm nhập vào cây.
Hạn chế tối đa sử dụng phân gà và các loại phân sản xuất bằng phân gà nhập khẩu vì nó chứa rất nhiều Cadimi. Một kết quả khảo sát và phân tích gần đây cho thấy, trong 1kg phân gà nhập từ Nhật Bản có 20 gam P2O5 và 1,87 mg Cadimi. Trong khi đó, 1kg phân lân nung chảy có 160 gam P2O5 và khoảng 2,63mg Cadimi. Tính ra, lượng Cadimi/P2O5 trong phân gà nhập từ Nhật Bản nhiều gấp gần 6 lần so với lân nung chảy sản xuất tại Việt Nam.
Cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng trong liều lượng, tần suất sử dụng các loại phân chứa lân nhập ngoại như DAP, MAP và phân NPK sản xuất bằng DAP, MAP có nguồn gốc từ Hàn Quốc, châu Âu, Exrael, Canada, Mỹ… vì chúng được sản xuất từ quặng phosphat chứa hàm lượng Cadimi cao ngoài tự nhiên.
Các kết quả khoa học đã được công bố cho thấy, quặng phosphat ở Florida chứa 3,31 mg Cd/kg quặng; hàm lượng này ở bang Idaho Hoa Kỳ là 199; Morocco là 507; Taiba – Senegan là 87; Zin- Israel là 31; Tunisia là 40; Tongo là 58), nên sản phẩm phân bón thường chứa hàm lượng lớn Cd so với phân phosphat sản xuất ở Việt Nam hay Liên bang Nga.
Hiện, phân phosphat tại Hoa Kỳ, bang Washinton quy định mức Cd trong phân bón không vượt quá 889mg/kg P2O5; bang Oregon tỷ lệ này là 338mg; bang California 180mg; ở Úc 131mg; ở Canada là 889mg và Nhật là 340mg.
Tại EU, hàm lượng Cadimi được tính theo lượng P2O5 như sau: Tại Bỉ là 90mg Cd/P2O5; Đan Mạch là 45mg Cd/P2O5; Phần Lan là 22mg Cd/P2O5; Đức là 60mg Cd/P2O5; Bồ Đào Nha là 44mg Cd/P2O5; Anh là 115mg Cd/kg P2O5… trong khi ở Việt Nam quy định hàm lượng Cadimi tối đa không vượt 12mg/kg.
Đối với các vùng đất chua phèn, cần hạn chế sử dụng các loại phân lân có tính a xít, dễ tan vì chúng làm giảm độ pH của đất, làm tăng tính di động của Cadimi, kích thích cây hút Cd nhiều hơn.
Tích cực sử dụng các loại phân lân chậm tan, có tính kiềm sản xuất trong nước như lân nung chảy, có hàm lượng Cd thấp nhất (2,63mg/kg) do sản xuất từ quặng apatite Việt Nam có hàm lượng Cd thấp(4,52mg/kg), lại được hoà loãng khi trộn với phụ gia và bay bốc bớt trong quá trình nung luyện ở nhiệt độ cao.
Lân nung chảy có tính kiềm pH = 8 – 8,5, không tan trong nước, chỉ tan trong axit xitric 2% tương đương môi trường do rễ cây tiết ra, nên nó được nhả dần khi tiếp xúc với rễ cây, vừa bảo tồn dinh dưỡng, vừa làm tăng pH của đất, hạn chế lượng Cd di động trong đất đi vào cây. Ngoài ra, lân nung chảy còn chứa hàm lượng lớn SiO2 hữu hiệu (24-26%).
Silic tan trong dịch rễ cây tạo phức với kim loại Cd giữ nó trong đất. Còn khi Silic được cây hấp thụ, nó tích tụ tạo lớp màng silica trong tế bào rễ, lá; ngăn ngừa tổn thương rễ, hạn chế Cd xâm nhập qua rễ, hạn chế Cd vận chuyển lên mạch gỗ, lên lá cây. Màng silica trong tể bào lá hạn chế bay bốc nước, giúp cây chống chọi tốt với hạn hán, chống chọi sâu bệnh; tăng cường sự quang hợp, tổng hợp dinh dưỡng.
Các biện pháp xử lý phục hồi đối với đất, vườn cây bị nhiễm Cadimi
1. Thay đất
Thay một phần đất ô nhiễm bằng một phần đất tươi nhằm hoà loãng hàm lượng Cd trong đất. Biện pháp này tương đối tốn kém, chỉ thích hợp với diện tích nhỏ.
2. Xử lý đất ô nhiễm Cd bằng điện
Điện hóa: Sử dụng dòng điện để thay đổi trạng thái hóa học của Cadimi, chuyển đổi nó từ dạng hòa tan thành dạng không hòa tan hoặc dạng ít độc hại hơn.
Nhược điểm của phương pháp này là Cd chỉ bị cố định trong đất, trong điều kiện nào đó vẫn có khả năng hoạt động trở lại.
Điện ly: Sử dụng dòng điện để tách Cadimi ra khỏi đất, bằng cách tạo ra một điện trường khiến Cadimi di chuyển đến các điện cực.
Ưu điểm là có thể loại bỏ hoặc giảm đáng kể lượng cadimi trong đất. Thân thiện với môi trường. Giảm nguy cơ tiếp xúc với Cadimi đối với con người và môi trường, nhưng tốn tiền đầu tư ban đầu và không phải loại đất nào cũng áp dụng được.
3. Xử lý giảm độc tố Cadimi di động trong đất bằng biochar, đá perlite
Biochar là than sinh học, một sản phẩm được tạo ra trong quá trình nhiệt phân các vật liệu hữu cơ (vỏ trấu, rơm…) trong môi trường yếm khí hoặc nghèo oxy. Trong than sinh học trấu chứa 90% SiO2; trong than sinh học rơm chứa 45-50% SiO2.
Đá perlite là đá núi lửa chứa lượng lớn SiO2, khi nghiền nhỏ và nung nóng ở nhiệt độ cao 900 độ C trong thời gian ngắn, chúng sẽ hoá mềm đá thủy tinh núi lửa, những hạt nước trong đá chuyển thành thể khí thoát ra ngoài, thể tích đá cũng tăng lên, chúng trở lên xốp, nhẹ, Silic chuyển thành dạng hoạt động). Trộn các nguyên liệu trên với đất trồng một tỷ lệ từ 0,5-1,5% có thể giảm Cd di động trong đất đến 90-95% sau 49-60 ngày.
4. Xử lý đất nhiễm Cadimi bằng phương pháp sinh học
Sử dụng các loài thực vật chịu được kim loại để cố định kim loại nặng Cd dưới lòng đất và làm giảm khả dụng sinh học của chúng, do đó ngăn chặn sự di chuyển của chúng vào hệ sinh thái và làm giảm khả năng kim loại xâm nhập vào chuỗi thức ăn. Có thể trồng các cây như cây ngổ dại, cỏ mần trầu.
Cũng có thể dùng thực vật chiết xuất các kim loại nặng trong đất vào trong sinh khối trên mặt đất thông qua đó làm sạch đất. Chọn các cây có sinh khối lớn, chịu đựng được stress Cd và siêu tích tụ Cd và kim loại nặng trong cơ thể dưới đây, trồng trong các vùng đất ô nhiễm để loại bỏ Cd và kim loại nặng ra khỏi đất. sau đó thu hồi sinh khối mang thiêu hủy.
Đối với các bãi gyps, bãi thải có thể trồng các cây lâm nghiệp, cây thân gỗ, hệ dây leo hoặc trồng các loại như: cây sậy, cây dương xỉ, cây xuyến chi, cây dền gai, thầu dầu, cây cỏ mần trầu, cây thù lu đực/cà đen, cây liễu trắng, cỏ ba lá…
Trong các hồ thải, rãnh thải trồng các cây sậy, ngổ dại, cỏ voi lai, bèo tây hoặc nuôi cấy tảo đơn bào Chlorella vulgaris để hấp thụ và loại bỏ cadimi từ môi trường nước. Đối với các vườn cây ăn trái bị nhiễm Cd có thể trồng xen canh các loại rau cải dầu, cà độc dược, thuốc lá, cây gai dầu…
Cũng có thể trồng xen các cây hoa cảnh như: hướng dương, cây trường sinh, cây cẩm chướng, cây thơm ổi (hoa ngũ sắc)…vừa tạo cảnh quan, vừa xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong đó có Cd trong đất.
Kết hợp thực vật với vi sinh vật để xử lý Cd trong đất. Ta có thể bổ sung một số vi khuẩn vùng rễ thúc đẩy tăng trưởng thực vật như: Pseudomonas sp., Microbacterium sp., Bacillus sp., Rahnella sp., Burkholderia sp. và Enterobacter sp.
Cũng có thể bổ sung môt số vi khuẩn có khả năng kháng Cd, thúc đẩy kéo dài rễ như: Micrococcus sp. MU1 và Klebsiella sp. BAM1, hay các vi khuẩn vùng rễ kích thích sinh trưởng thực vật để cải thiện khả năng chịu đựng cũng như khả năng tích lũy của thực vật siêu tích tụ Cd để tăng hiệu quả xử lý thực vật.
Xử lý đất nhiễm Cadimi bắng nấm: Trichoderma có thể giúp cải thiện chất lượng đất, giảm lượng Cadimi trong đất và thực vật, từ đó giảm lượng Cadimi trong thực phẩm.
Ta có thể dùng nó ủ với phân hữu cơ trước khi bón cho đất như sau: Pha nấm Trichoderma với nước theo tỷ lệ khuyến cáo của sản phẩm (ví dụ: 1kg Trichoderma với 150-200 lít nước) và tưới lên vật liệu ủ (phân chuồng, xác thực vật, rơm rạ…) trước khi ủ.
Cũng có thể rắc trực tiếp nấm Trichoderma lên bề mặt đất, trộn với đất trước khi trồng. Hoặc pha loãng nấm Trichoderma với nước theo tỷ lệ khuyến cáo và tưới vào gốc cây hoặc phun lên lá.
Sử dụng nấm bào ngư xử lý Cadimi trong đất: Nghiên cứu cũng cho thấy nấm Bào ngư (Pleurotus ostreatus, Pleurotus florida) có khả năng tích tụ cadimi ở mức cao trong quả thể. Điều này có thể được sử dụng để thu gom và xử lý cadimi, nhưng cũng cần lưu ý về nguy cơ nhiễm độc nếu không được quản lý cẩn thận.
Trên đây là một vài biện pháp xử lý mà nông dân các địa phương có thể áp dụng để xử lý đất ô nhiễm kim loại nặng nói chung và Cd nói riêng nhằm làm sạch ô nhiễm, sản xuất ra các loại nông sản đạt chất lượng đáp ứng được các tiêu chuẩn thực phẩm trong nước cũng như xuất khẩu.

Phạm Hùng

Tin mới

Hà Nội: Gia tăng sử dụng xe điện – Hạ tầng chưa theo kịp, lo ngại rác thải, pin cũ và an toàn cháy nổ

Hà Nội: Gia tăng sử dụng xe điện – Hạ tầng chưa theo kịp, lo ngại rác thải, pin cũ và an toàn cháy nổ

Chuyển đổi xe xăng sang xe điện trong 5 năm tới là một định hướng đột phá, phù hợp với xu thế phát triển đô thị xanh, hiện đại tại thủ đô Hà Nội, song nếu không kiểm soát tốt hệ lụy đi kèm như xử lý pin cũ, phòng cháy nổ hay hoàn thiện hạ tầng sạc, quá trình chuyển đổi này sẽ trở thành “con dao hai lưỡi”. ESG không chỉ là khẩu hiệu, mà đòi hỏi hành động cụ thể và đồng bộ từ chính quyền đến doanh nghiệp.
Tưới nước cho hoa hồng leo sai cách, 90% người trồng đang làm hỏng cây mà không biết

Tưới nước cho hoa hồng leo sai cách, 90% người trồng đang làm hỏng cây mà không biết

Tưới nước cho hoa hồng leo tưởng chừng là việc đơn giản, nhưng nếu làm sai cách có thể khiến cây chậm phát triển, dễ vàng lá, rụng nụ và thối rễ.
Tưới nước cây trầu bà bao nhiêu là đủ? Đừng để cây chết vì sai lầm đơn giản

Tưới nước cây trầu bà bao nhiêu là đủ? Đừng để cây chết vì sai lầm đơn giản

Tưới nước cây trầu bà tưởng đơn giản nhưng nếu làm sai, cây rất dễ bị úng rễ, vàng lá và chết dần. Đây là lỗi thường gặp ở những người mới trồng cây trong nhà hoặc ban công.

Tin bài khác

Cách tưới hoa giấy đúng kỹ thuật giúp cây ra hoa rực rỡ quanh năm

Cách tưới hoa giấy đúng kỹ thuật giúp cây ra hoa rực rỡ quanh năm

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách tưới hoa giấy hiệu quả, kết hợp mẹo chăm sóc từ các nhà vườn giúp bạn có một giàn hoa rực rỡ đúng mùa.
Hoa giấy - Từ giàn hoa cổng nhà đến biểu tượng văn hóa Việt

Hoa giấy - Từ giàn hoa cổng nhà đến biểu tượng văn hóa Việt

Hoa giấy từ lâu đã trở thành một phần thân thuộc trong đời sống người Việt không chỉ bởi vẻ đẹp giản dị mà còn vì những giá trị văn hóa, thẩm mỹ và sinh thái mà loài hoa này mang lại. Nhưng điều gì khiến hoa giấy trở nên đặc biệt đến vậy, khiến người ta chẳng thể lãng quên?
Vẻ đẹp hoa Lan Hoàng thảo kèn – Tinh hoa của núi rừng Tây Bắc

Vẻ đẹp hoa Lan Hoàng thảo kèn – Tinh hoa của núi rừng Tây Bắc

Hoa lan Hoàng thảo kèn, hay còn gọi là lan Kèn rừng, là một trong những loài lan quý nhất của Việt Nam. Với hình dáng như chiếc kèn nhỏ, màu sắc ngọt ngào và hương thơm nhẹ, lan Hoàng thảo kèn không chỉ mang giá trị thẩm mỹ cao mà còn là biểu tượng của sự tinh tế và bình yên giữa thiên nhiên hoang sơ.
Xem thêm
Nghệ nhân Vũ Tấn Phúc: Người gửi hồn vào cây với hơn 18 năm tâm huyết tạo tác

Nghệ nhân Vũ Tấn Phúc: Người gửi hồn vào cây với hơn 18 năm tâm huyết tạo tác

Hơn 18 năm theo nghiệp chơi cây, nghệ nhân Vũ Tấn Phúc không chỉ tạo nên những tác phẩm sống động, mà còn là người giữ lửa cho nghệ thuật SVC truyền thống.
Về Cao Thôn: Thăm "thủ phủ" hương trầm 300 năm tuổi ở Hưng Yên

Về Cao Thôn: Thăm "thủ phủ" hương trầm 300 năm tuổi ở Hưng Yên

Nép mình bên dòng sông Hồng hiền hòa, làng Cao Thôn (Hưng Yên) từ lâu đã trở thành biểu tượng của nghề làm hương trầm truyền thống.
Cây chè tổ Suối Giàng: Di sản sống của người Mông

Cây chè tổ Suối Giàng: Di sản sống của người Mông

Cây chè tổ ở Suối Giàng không chỉ là cổ thụ hàng trăm năm tuổi giữa rừng Shan tuyết, mà còn là biểu tượng văn hóa của đồng bào Mông.
Vùng trồng chè đặc sản ở Việt Nam: Di sản từ đất, tinh túy từ bàn tay người làm trà

Vùng trồng chè đặc sản ở Việt Nam: Di sản từ đất, tinh túy từ bàn tay người làm trà

Dưới đây là những vùng trồng chè nổi tiếng nhất cả nước cùng các thương hiệu đặc trưng đã tạo dấu ấn trong nước và trên thị trường quốc tế.
Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Mang đậm giá trị kiến trúc truyền thống, nhà vườn An Thư còn là một điểm đến văn hóa độc đáo, góp phần gìn giữ và truyền cảm hứng về di sản cố đô.
Làng nghề hoa cúc Ninh Giang: Giữ nghề trong cơn sóng chợ

Làng nghề hoa cúc Ninh Giang: Giữ nghề trong cơn sóng chợ

Làng hoa cúc Ninh Giang (thuộc phường Hòa Thắng, Khánh Hòa) suốt hơn 20 năm qua đã bền bỉ giữ gìn và phát triển nghề trồng hoa Tết.
Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Trải qua bao thăng trầm của thời gian, cốm làng Vòng – thứ quà quê mộc mạc mà tinh tế – vẫn giữ trọn hương vị thanh tao và vị thế riêng trong lòng người Hà Nội.
Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Chủ nhà vườn Phạm Huế không chỉ tạo tác cây cảnh, mà còn nuôi dưỡng một tình yêu bền bỉ với thiên nhiên, với nghệ thuật và với cội nguồn gia đình.
Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Nằm yên ả bên bờ bắc sông Hương, nhà vườn An Hiên từ lâu được mệnh danh là “tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế.
Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Vũ Xuân Lành (biệt danh “Gã Đầu Bạc”) vừa hoàn thành việc di dời cây sanh cổ thụ gần 100 năm tuổi từ An Giang về Hà Nội.
Tưới nước cho hoa hồng leo sai cách, 90% người trồng đang làm hỏng cây mà không biết

Tưới nước cho hoa hồng leo sai cách, 90% người trồng đang làm hỏng cây mà không biết

Tưới nước cho hoa hồng leo tưởng chừng là việc đơn giản, nhưng nếu làm sai cách có thể khiến cây chậm phát triển, dễ vàng lá, rụng nụ và thối rễ.
Tưới nước cây trầu bà bao nhiêu là đủ? Đừng để cây chết vì sai lầm đơn giản

Tưới nước cây trầu bà bao nhiêu là đủ? Đừng để cây chết vì sai lầm đơn giản

Tưới nước cây trầu bà tưởng đơn giản nhưng nếu làm sai, cây rất dễ bị úng rễ, vàng lá và chết dần. Đây là lỗi thường gặp ở những người mới trồng cây.
Một số điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với cá nhân và tổ chức theo Luật Thú y

Một số điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với cá nhân và tổ chức theo Luật Thú y

Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định rõ điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với từng chủ thể. Trong đó, cá nhân cần có chứng chỉ
Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Hội đồng nhân dân TP Hà Nội khóa XVI vừa chính thức thông qua Nghị quyết về việc cho phép xây dựng một số công trình tạm trên đất nông nghiệp tại các bãi sông,
Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT của Bộ Nông nghiệp và Môi trường chính thức có hiệu lực, thay đổi quy trình kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu
Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg.
Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Việc chuyển đổi từ đơn vị hành chính ba cấp sang hai cấp đang đặt ra những thử thách chưa từng có cho doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực. Không chỉ gây ra
Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Nhiều người yêu thích cây cảnh nhưng lại gặp phải tình trạng chung: trồng cây nào, cây đó héo úa hoặc chết sau một thời gian ngắn.
Trợ lý ảo Đom Đóm AI hỗ trợ nông dân tra cứu thông tin miễn phí

Trợ lý ảo Đom Đóm AI hỗ trợ nông dân tra cứu thông tin miễn phí

Trong quá trình chuyển đổi số nông nghiệp, Đom Đóm AI trở thành trợ lý ảo miễn phí giúp nông dân tra cứu sâu bệnh, kỹ thuật canh tác, thời tiết, giá nông sản...
Ông lớn Nhật nhắm “mỏ vàng xanh” của Việt Nam, tham vọng tạo thị trường matcha "chuẩn Nhật, giá Việt"

Ông lớn Nhật nhắm “mỏ vàng xanh” của Việt Nam, tham vọng tạo thị trường matcha "chuẩn Nhật, giá Việt"

Ông lớn ngành sữa Nhật Bản - Morigana Milk Industry vừa đề xuất hợp tác phát triển sản phẩm matcha tại Thái Nguyên.
Livestream - nghề tay trái hái ra tiền của nông dân Trung Quốc

Livestream - nghề tay trái hái ra tiền của nông dân Trung Quốc

Livestream không chỉ là xu hướng, mà là động lực thúc đẩy nông thôn số hóa và hiện đại hóa sản xuất.
Bắc Ninh bán vải thiều vượt 105% kế hoạch

Bắc Ninh bán vải thiều vượt 105% kế hoạch

Vải thiều Lục Ngạn đạt sản lượng cao nhất nhiều năm, xuất hiện trên sàn TMĐT, siêu thị và chinh phục thị trường Mỹ, EU, Nhật, Canada.
Vải thiều Việt sai trĩu quả giữa sa mạc Israel, năng suất chạm mốc 25 tấn/ha

Vải thiều Việt sai trĩu quả giữa sa mạc Israel, năng suất chạm mốc 25 tấn/ha

Giữa vùng sa mạc khô cằn phía Bắc Israel, những chùm vải thiều Việt Nam đỏ rực đang vào vụ thu hoạch rộn ràng, đạt năng suất tới 25 tấn/ha.
Trồng dừa xiêm trái sai trĩu, thả thêm đàn dê, nông dân Gia Lai thu hàng trăm triệu mỗi năm

Trồng dừa xiêm trái sai trĩu, thả thêm đàn dê, nông dân Gia Lai thu hàng trăm triệu mỗi năm

Từ mô hình nuôi dê kết hợp trồng dừa xiêm ở Gia Lai, anh Dương Văn Thiết từng bước xây dựng trang trại hiệu quả, mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng.
Hai loại gia vị đắt đỏ mang về hơn 15 triệu USD cho Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025

Hai loại gia vị đắt đỏ mang về hơn 15 triệu USD cho Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025

Trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam xuất khẩu 1.684 tấn bạch đậu khấu và nhục đậu khấu, thu về hơn 15 triệu USD.
Ông lão Đắk Lắk trồng thứ cây “cũ rích” mà kiếm hơn 1 tỷ đồng/năm

Ông lão Đắk Lắk trồng thứ cây “cũ rích” mà kiếm hơn 1 tỷ đồng/năm

Chỉ với hơn 4 sào đất tạp ở xã Ea Ktur (Đắk Lắk), năm 2024, ông Nguyễn Xuân Tân thu hơn 1 tỷ đồng nhờ trồng cau.
Japfa vận hành nhà máy ấp trứng ở Đắk Lắk: Mỗi năm 40 triệu gà giống, công nghệ hiện đại hàng đầu Việt Nam

Japfa vận hành nhà máy ấp trứng ở Đắk Lắk: Mỗi năm 40 triệu gà giống, công nghệ hiện đại hàng đầu Việt Nam

Japfa đang đầu tư mạnh vào chuỗi chăn nuôi khép kín tại Tây Nguyên, nổi bật là nhà máy ấp trứng gia cầm tại Đắk Lắk, công suất thiết kế 40 triệu con mỗi năm.
Loại quả siêu giàu dinh dưỡng, giảm lão hóa và hỗ trợ giảm cân ngay cả khi còn xanh

Loại quả siêu giàu dinh dưỡng, giảm lão hóa và hỗ trợ giảm cân ngay cả khi còn xanh

Chuối là một loại quả quen thuộc trong đời sống người Việt, không chỉ tốt khi chín vàng mà còn chứa nhiều lợi ích cho sức khỏe khi còn xanh.
Hai biểu tượng Phật giáo khẳng định vị thế của Bắc Ninh trên bản đồ di sản thế giới

Hai biểu tượng Phật giáo khẳng định vị thế của Bắc Ninh trên bản đồ di sản thế giới

Chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà ở Bắc Ninh là 2 trong 12 điểm di tích thành phần thuộc Quần thể di sản văn hóa thế giới Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc.
Ngôi chùa kỳ lạ không thờ Phật, in trên tờ 20.000 đồng, là “bùa hộ mệnh” suốt hơn 400 năm

Ngôi chùa kỳ lạ không thờ Phật, in trên tờ 20.000 đồng, là “bùa hộ mệnh” suốt hơn 400 năm

Nằm giữa phố cổ Hội An, Chùa Cầu là công trình hơn 400 năm tuổi, độc đáo khi vừa là cầu, vừa là chùa nhưng không thờ Phật mà thờ thần Trấn Vũ.
5 loài hoa phong thủy được người xưa gửi gắm ước nguyện thịnh vượng và trường thọ

5 loài hoa phong thủy được người xưa gửi gắm ước nguyện thịnh vượng và trường thọ

Người xưa luôn chú trọng lựa chọn những loài hoa không chỉ đẹp mắt mà còn mang ý nghĩa tốt lành, tượng trưng cho sự thịnh vượng, trường thọ và bình an.
Công viên thực vật năm châu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam

Công viên thực vật năm châu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam

Với diện tích hơn 35.000 mét vuông, Đồi Vạn Hoa là công viên thực vật 5 châu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại.
UNESCO công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên của Việt Nam

UNESCO công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên của Việt Nam

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng mở rộng sang Vườn quốc gia của Lào hình thành Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên giữa hai quốc gia.
Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín ghi dấu bằng chiều sâu nghệ thuật và sự chỉn chu trong từng tác phẩm trưng bày.
Xem thêm
Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Vũ Xuân Lành (biệt danh “Gã Đầu Bạc”) vừa hoàn thành việc di dời cây sanh cổ thụ gần 100 năm tuổi từ An Giang về Hà Nội.
Xem thêm
Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân đã có những chia sẻ với Tạp chí Việt Nam hương sắc về tác phẩm xanh quê cổ thụ “Nam Tào Bắc Đẩu” có tuổi đời hơn 100 năm.
Xem thêm
Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Việc nuôi động vật hoang dã, đặc biệt là các loài quý hiếm, đang được quy định chặt chẽ theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP và Nghị định 84/2021/NĐ-CP.
Xem thêm
Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Nghệ nhân Dũng Coca - người có hàng chục năm gắn bó với duối cảnh, đã chia sẻ cách khai thác, tuyển chọn và “thổi hồn” vào những gốc duối tự nhiên.
Xem thêm