Phát triển ngành hoa, cây cảnh Việt Nam cần chính sách tín dụng, đất đai, nhân lực đồng bộ

Ngành hoa, cây cảnh Việt Nam đang phát triển mạnh với gần 45.000 ha sản xuất, kim ngạch xuất khẩu vượt 100 triệu USD mỗi năm. Tuy nhiên, để hướng tới mục tiêu trở thành ngành kinh tế chính thức, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, cần đồng bộ các chính sách về tín dụng ưu đãi, quy hoạch đất đai và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
aa

Chính sách tín dụng và thể chế còn thiếu đồng bộ cản bước ngành hoa, cây cảnh phát triển quy mô lớn

Ngày 10/5/2025, tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã khai mạc Lễ hội Festival hoa, cây cảnh VNUA 2025 – sự kiện ra mắt sàn đấu giá ngành hoa, cây cảnh đầu tiên tại Việt Nam. Đây là hoạt động có ý nghĩa về kinh tế, giáo dục, khoa học và nghệ thuật. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Hoàng Trung đã đến tham dự và phát biểu khai mạc.
Quang cảnh Hội thảo quốc gia với chủ đề “Phát triển bền vững ngành hoa, cây cảnh Việt Nam” - Ảnh: Đức Thiện
Quang cảnh Hội thảo quốc gia với chủ đề “Phát triển bền vững ngành hoa, cây cảnh Việt Nam” - (Ảnh: Đức Thiện).

Tại Festival hoa, cây cảnh VNUA 2025, nhiều chuyên gia đầu ngành đã cùng nhau chỉ rõ những rào cản đang khiến ngành hoa, cây cảnh Việt Nam chưa thể vươn mình thành một ngành kinh tế chính thức. Một trong những điểm nghẽn lớn nhất được chỉ ra là sự thiếu đồng bộ trong hệ thống chính sách, đặc biệt là chính sách tín dụng ưu đãi, quy hoạch đất đai ổn định và khung thể chế công nhận ngành hàng.

Trong khi nhu cầu đầu tư vào sản xuất hoa công nghệ cao – như nhà kính, hệ thống tưới tự động, giống mới, công nghệ bảo quản hiện đại – ngày càng tăng, nhiều doanh nghiệp và hợp tác xã vẫn khó tiếp cận nguồn vốn dài hạn với lãi suất ưu đãi. Việc ngành hoa, cây cảnh chưa được công nhận là ngành hàng kinh tế chính thức khiến các chính sách tín dụng, thuế và hỗ trợ đầu tư không thể áp dụng đồng bộ, từ đó hạn chế khả năng mở rộng quy mô sản xuất và tích lũy công nghệ.

Các doanh nghiệp hoa cây cảnh cũng đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận đất đai ổn định để đầu tư dài hạn. Hiện nay, phần lớn diện tích sản xuất vẫn thuộc sở hữu cá nhân hoặc thuê ngắn hạn, khiến việc triển khai các mô hình sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ cao trở nên bấp bênh. Quy hoạch vùng sản xuất cũng thiếu nhất quán, dẫn đến tình trạng manh mún, phân tán, khó tạo thành các cụm liên kết sản xuất hiệu quả.

Ông Hoàng Trung - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường đánh giá cao kết quả mà Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Hội Sinh vật cảnh Việt Nam phối hợp tổ chức Festival Hoa, Cây Cảnh VNUA 2025. Ảnh: Đức Thiện
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Hoàng Trung khẳng định, ngành hoa, cây cảnh là ngành hàng phát triển và được quan tâm nhiều trên thế giới. Năm 2024, hoa cắt cành xuất khẩu trên thế giới đạt doanh số 3,45 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng 8%/năm - (Ảnh: Đức Thiện).

Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Hoàng Trung khẳng định, hoa - cây cảnh là ngành hàng phát triển và được quan tâm nhiều trên thế giới. Năm 2024, hoa cắt cành xuất khẩu trên thế giới đạt doanh số 3,45 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng 8%/năm.

Ở châu Âu, diện tích hoa cây cảnh chỉ chiếm 12% tổng diện tích trồng hoa, cây cảnh thế giới nhưng tạo ra 42% giá trị tổng sản lượng, là khu vực có trình độ thâm canh cao nhất, giá trị sản xuất trung bình 120 nghìn Euro/ha. Trong khi đó, Trung Quốc và Nhật Bản có tỷ lệ hoa, cây cảnh trong nhà kính tương ứng là 17% và 51%, năng suất trung bình tương ứng là 10 và 140 nghìn Euro/ha/năm.

Với những tiềm năng và lợi thế sẵn có, Việt Nam hoàn toàn có thể thiết lập các mô hình như vậy, nếu có sự vào cuộc quyết liệt từ trung ương đến địa phương, từ đơn vị nghiên cứu, đào tạo đến doanh nghiệp và nghệ nhân.

Để đạt được mục tiêu đưa hoa cây cảnh trở thành một ngành kinh tế bền vững, Thứ trưởng Hoàng Trung cho biết, Bộ Nông nghiệp và Môi trường xác định cần thực hiện đồng bộ 5 nhóm giải pháp trọng tâm:

Thứ nhất, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách để hoa cây cảnh được công nhận là ngành hàng kinh tế chính thức trong cơ cấu trồng trọt quốc gia. Xây dựng các chính sách ưu đãi về tín dụng, đất đai, thuế, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này; Rà soát sửa đổi Đề án phát triển ngành hoa, cây cảnh đến năm 2030 cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

Thứ hai, tổ chức lại sản xuất theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả. Phát triển vùng sản xuất chuyên canh hoa cây cảnh tập trung tại các địa phương có lợi thế. Khuyến khích xây dựng hợp tác xã, tổ hợp tác, chuỗi liên kết với sự tham gia của doanh nghiệp làm trung tâm.

"Chúng ta cần phải xây dựng được một hệ sinh thái ngành hoa, cây cảnh - nơi mỗi sản phẩm không chỉ có chất lượng, giá trị thẩm mỹ cao mà còn được định danh, gắn với truy xuất nguồn gốc, tiêu chuẩn bền vững và có thể được giao dịch trên các nền tảng số, tham gia chuỗi cung ứng quốc tế", Thứ trưởng Hoàng Trung nhấn mạnh.

Thứ ba, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ. Tăng cường chọn tạo giống hoa mới, giống bản địa có giá trị kinh tế cao. Ứng dụng công nghệ cao: nhà kính, tưới nhỏ giọt, nuôi cấy mô, AI, IoT trong sản xuất, bảo quản, phân phối. Hỗ trợ xây dựng trung tâm công nghệ, vườn ươm giống hoa, trạm bảo quản và sơ chế hoa hiện đại.

Thứ tư, phát triển thị trường và xây dựng thương hiệu. Mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa thông qua thương mại điện tử, hệ thống phân phối hiện đại, kết hợp du lịch sinh thái. Đẩy mạnh xuất khẩu, tận dụng các hiệp định thương mại tự do, xây dựng thương hiệu quốc gia cho hoa Việt Nam. Nghiên cứu hình thành một mạng lưới liên kết - một liên minh sàn giao dịch hoa cây cảnh quốc gia, có khả năng kết nối và chia sẻ dữ liệu với các sàn giao dịch lớn trong khu vực và thế giới.

Thứ năm, phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực quản trị. Tăng cường đào tạo nghề, kỹ năng sản xuất, tạo hình, chăm sóc hoa, cây cảnh cho nông dân và nghệ nhân. Xây dựng chương trình đào tạo chuyên sâu về hoa cây cảnh tại các trường đại học, cao đẳng. Phát huy vai trò của các viện nghiên cứu, Hội Sinh vật cảnh Việt Nam và Học viện Nông nghiệp Việt Nam trong đào tạo, nghiên cứu và tư vấn chính sách.

Việc công nhận hoa, cây cảnh là ngành hàng trong cơ cấu trồng trọt quốc gia không chỉ mang ý nghĩa về danh mục chính sách mà còn là sự khẳng định giá trị của ngành đối với nền kinh tế nông nghiệp hiện đại. Đây là tiền đề để các địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội và nhà vườn mạnh dạn đầu tư, huy động nguồn lực và tiếp cận hiệu quả các chương trình hỗ trợ của Nhà nước và quốc tế.

Cần hình thành hệ sinh thái sản xuất hoa cây cảnh chuyên nghiệp, liên kết chặt giữa nhà vườn – doanh nghiệp – hiệp hội

Từ thực tiễn tại các vùng chuyên canh lớn như Đà Lạt (Lâm Đồng), Sa Đéc (Đồng Tháp), Văn Giang (Hưng Yên), Tây Tựu (Hà Nội), các chuyên gia, nghệ nhân và doanh nghiệp cùng nhận định rằng ngành hoa, cây cảnh Việt Nam đang rất cần một hệ sinh thái sản xuất – tiêu thụ mang tính chuyên nghiệp và hiện đại. Trong hệ sinh thái đó, vai trò liên kết giữa nhà vườn, doanh nghiệp và hiệp hội là then chốt để tạo dựng chuỗi giá trị bền vững.

Hiện nay, phần lớn sản xuất hoa cây cảnh ở Việt Nam vẫn dựa trên mô hình hộ cá thể, quy mô nhỏ, công nghệ hạn chế, thiếu sự gắn kết với thị trường. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm mà còn khiến các nhà vườn dễ bị tổn thương khi giá cả biến động. Trong khi đó, các nước như Hà Lan, Nhật Bản, Trung Quốc… đã hình thành được các cụm sản xuất lớn với chuỗi liên kết khép kín, từ chọn giống – sản xuất – bảo quản – chế biến – tiêu thụ.

Một giải pháp được các đại biểu tại lễ hội đề xuất là xây dựng các hợp tác xã kiểu mới và tổ hợp tác sản xuất hoa cây cảnh chuyên nghiệp, có sự tham gia của doanh nghiệp làm đầu tàu. Các doanh nghiệp này sẽ đảm nhiệm vai trò dẫn dắt, hỗ trợ kỹ thuật, tiêu chuẩn hóa quy trình sản xuất, truy xuất nguồn gốc và tiếp cận thị trường. Các hợp tác xã và nhà vườn sẽ là mắt xích thực thi trong sản xuất, tập trung vào nâng cao chất lượng, đảm bảo sản lượng ổn định.

Việc ứng dụng hệ thống tiêu chuẩn bền vững như VietGAP, GlobalGAP và hệ thống truy xuất nguồn gốc cũng là yếu tố cốt lõi giúp sản phẩm hoa cây cảnh Việt Nam đủ điều kiện tham gia chuỗi cung ứng quốc tế. Thực tế cho thấy, nhiều thị trường xuất khẩu lớn như Nhật Bản, châu Âu, Mỹ… đều yêu cầu sản phẩm có mã số vùng trồng, hồ sơ kỹ thuật, điều kiện sản xuất an toàn và đảm bảo môi trường.

Bên cạnh đó, các hiệp hội ngành nghề cần phát huy vai trò điều phối, hỗ trợ kết nối thông tin, tổ chức hội chợ triển lãm, xúc tiến thương mại và đào tạo kỹ năng cho nông dân và nghệ nhân. Việc thiết lập các nền tảng số như sàn giao dịch hoa cây cảnh quốc gia, kết nối với sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để ngành hoa tiếp cận thị trường số và chuyển đổi số toàn diện.

Festival hoa, cây cảnh VNUA 2025, với sự ra mắt của sàn đấu giá hoa đầu tiên tại Việt Nam, là một minh chứng sống động cho xu hướng hình thành hệ sinh thái liên kết. Đây là mô hình có thể nhân rộng tại các vùng trồng hoa trọng điểm, góp phần chuyên nghiệp hóa ngành, gia tăng giá trị và thúc đẩy xuất khẩu bền vững.

Thiếu nhân lực chất lượng cao và công nghệ hiện đại đang kìm hãm tiềm năng xuất khẩu hoa cây cảnh Việt Nam

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và nhu cầu hoa cây cảnh ngày càng gia tăng, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng vươn lên vị trí cao trong chuỗi cung ứng hoa toàn cầu. Tuy nhiên, hai điểm nghẽn quan trọng hiện đang kìm hãm sức bật của ngành là thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao và sự hạn chế trong ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất.

Bà Dương Thị Ngà - Phó Giám đốc Trung tâm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phía Bắc - Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) trình bày phần tham luận tại Hội thảo quốc gia với chủ đề “Phát triển bền vững ngành hoa, cây cảnh Việt Nam”
Bà Dương Thị Ngà - Phó Giám đốc Trung tâm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phía Bắc - Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) trình bày phần tham luận tại Hội thảo quốc gia với chủ đề “Phát triển bền vững ngành hoa, cây cảnh Việt Nam” - (Ảnh: Phạm Hùng).

Theo bà Dương Thị Ngà – Phó Giám đốc Trung tâm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phía Bắc – hiện nay lực lượng lao động trong ngành phần lớn vẫn là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo chuyên sâu về quy trình chăm sóc, tạo hình, bảo quản và nhân giống. Trong khi đó, các yêu cầu mới về tiêu chuẩn sản xuất, kỹ thuật canh tác trong nhà kính, phòng trừ sinh học và hậu cần sau thu hoạch ngày càng đòi hỏi đội ngũ nhân lực phải có trình độ cao, nắm bắt công nghệ.

Một số mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao như tại Đà Lạt, Văn Giang bước đầu cho kết quả tích cực, tuy nhiên còn rất hạn chế về quy mô. Việc nhân rộng các mô hình này đòi hỏi không chỉ vốn đầu tư mà còn cần sự chuẩn bị đồng bộ về kỹ thuật, đào tạo và hỗ trợ kỹ sư trẻ. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng phục vụ nghiên cứu và ứng dụng khoa học – như trung tâm giống, trạm bảo quản, cơ sở nuôi cấy mô – cũng chưa đáp ứng đủ nhu cầu.

Các chuyên gia nhấn mạnh rằng, nếu muốn cạnh tranh với các nước có ngành hoa phát triển như Nhật Bản, Trung Quốc hay Hà Lan, Việt Nam cần khẩn trương triển khai các chương trình đào tạo chuyên sâu về hoa cây cảnh tại các trường đại học, cao đẳng nông nghiệp. Đồng thời, tăng cường liên kết với doanh nghiệp và viện nghiên cứu trong chuyển giao công nghệ mới như AI, IoT, blockchain cho truy xuất nguồn gốc, quản lý chất lượng và chuỗi cung ứng.

Một số giải pháp quan trọng cũng được đề xuất gồm: xây dựng các trung tâm đào tạo nghề hoa cây cảnh cấp vùng; phát triển chương trình khởi nghiệp dành cho thanh niên nông thôn trong lĩnh vực sinh vật cảnh; tổ chức các cuộc thi sáng tạo và hội thi tay nghề nhằm khơi dậy tinh thần nghề nghiệp và niềm tự hào với nghề trồng hoa.

Trong dài hạn, đầu tư vào nhân lực và công nghệ không chỉ giúp tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn tạo ra một thế hệ nhà vườn – doanh nhân trẻ bản lĩnh, sáng tạo, làm chủ công nghệ. Đó chính là chìa khóa để đưa hoa cây cảnh Việt Nam chinh phục các thị trường khó tính và khẳng định vị thế bền vững trên bản đồ ngành hoa thế giới.

Ban Biên tập Tạp chí Việt Nam hương sắc trân trọng giới thiệu toàn văn báo cáo này – một tài liệu quan trọng, có giá trị khoa học và thực tiễn cao – nhằm góp phần lan tỏa thông tin chính thống, làm cơ sở để các cấp quản lý, nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà khoa học và nghệ nhân cùng chung tay xây dựng ngành hoa, cây cảnh Việt Nam phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên kinh tế xanh và hội nhập quốc tế.

Dưới đây là báo cáo của bà Dương Thị Ngà – Phó Giám đốc Trung tâm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phía Bắc tại Hội thảo quốc gia “Phát triển bền vững ngành Hoa, cây cảnh Việt Nam” nằm trong chuỗi sự kiện Festival hoa, cây cảnh VNUA 2025 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam diễn ra vào ngày 10/5 vừa qua.

Phát triển ngành hoa, cây cảnh Việt Nam cần chính sách tín dụng, đất đai, nhân lực đồng bộ
Phát triển ngành hoa, cây cảnh Việt Nam cần chính sách tín dụng, đất đai, nhân lực đồng bộ
Phát triển ngành hoa, cây cảnh Việt Nam cần chính sách tín dụng, đất đai, nhân lực đồng bộ
Phát triển ngành hoa, cây cảnh Việt Nam cần chính sách tín dụng, đất đai, nhân lực đồng bộ
Phát triển ngành hoa, cây cảnh Việt Nam cần chính sách tín dụng, đất đai, nhân lực đồng bộ
Phát triển ngành hoa, cây cảnh Việt Nam cần chính sách tín dụng, đất đai, nhân lực đồng bộ
Phát triển ngành hoa, cây cảnh Việt Nam cần chính sách tín dụng, đất đai, nhân lực đồng bộ
Phát triển ngành hoa, cây cảnh Việt Nam cần chính sách tín dụng, đất đai, nhân lực đồng bộ
Phát triển ngành hoa, cây cảnh Việt Nam cần chính sách tín dụng, đất đai, nhân lực đồng bộ
Phát triển ngành hoa, cây cảnh Việt Nam cần chính sách tín dụng, đất đai, nhân lực đồng bộ
Phát triển ngành hoa, cây cảnh Việt Nam cần chính sách tín dụng, đất đai, nhân lực đồng bộ

Phát triển ngành hoa, cây cảnh Việt Nam cần chính sách tín dụng, đất đai, nhân lực đồng bộ

Phát triển ngành hoa, cây cảnh Việt Nam cần chính sách tín dụng, đất đai, nhân lực đồng bộ
Phát triển ngành hoa, cây cảnh Việt Nam cần chính sách tín dụng, đất đai, nhân lực đồng bộ
Phát triển ngành hoa, cây cảnh Việt Nam cần chính sách tín dụng, đất đai, nhân lực đồng bộ
Phát triển ngành hoa, cây cảnh Việt Nam cần chính sách tín dụng, đất đai, nhân lực đồng bộ
Phát triển ngành hoa, cây cảnh Việt Nam cần chính sách tín dụng, đất đai, nhân lực đồng bộ
Phát triển ngành hoa, cây cảnh Việt Nam cần chính sách tín dụng, đất đai, nhân lực đồng bộ
Phát triển ngành hoa, cây cảnh Việt Nam cần chính sách tín dụng, đất đai, nhân lực đồng bộ
Phát triển ngành hoa, cây cảnh Việt Nam cần chính sách tín dụng, đất đai, nhân lực đồng bộ
Phạm Hùng

Tin mới

Hà Nội: Gia tăng sử dụng xe điện – Hạ tầng chưa theo kịp, lo ngại rác thải, pin cũ và an toàn cháy nổ

Hà Nội: Gia tăng sử dụng xe điện – Hạ tầng chưa theo kịp, lo ngại rác thải, pin cũ và an toàn cháy nổ

Chuyển đổi xe xăng sang xe điện trong 5 năm tới là một định hướng đột phá, phù hợp với xu thế phát triển đô thị xanh, hiện đại tại thủ đô Hà Nội, song nếu không kiểm soát tốt hệ lụy đi kèm như xử lý pin cũ, phòng cháy nổ hay hoàn thiện hạ tầng sạc, quá trình chuyển đổi này sẽ trở thành “con dao hai lưỡi”. ESG không chỉ là khẩu hiệu, mà đòi hỏi hành động cụ thể và đồng bộ từ chính quyền đến doanh nghiệp.
Tưới nước cho hoa hồng leo sai cách, 90% người trồng đang làm hỏng cây mà không biết

Tưới nước cho hoa hồng leo sai cách, 90% người trồng đang làm hỏng cây mà không biết

Tưới nước cho hoa hồng leo tưởng chừng là việc đơn giản, nhưng nếu làm sai cách có thể khiến cây chậm phát triển, dễ vàng lá, rụng nụ và thối rễ.
Tưới nước cây trầu bà bao nhiêu là đủ? Đừng để cây chết vì sai lầm đơn giản

Tưới nước cây trầu bà bao nhiêu là đủ? Đừng để cây chết vì sai lầm đơn giản

Tưới nước cây trầu bà tưởng đơn giản nhưng nếu làm sai, cây rất dễ bị úng rễ, vàng lá và chết dần. Đây là lỗi thường gặp ở những người mới trồng cây trong nhà hoặc ban công.

Tin bài khác

Cách tưới hoa giấy đúng kỹ thuật giúp cây ra hoa rực rỡ quanh năm

Cách tưới hoa giấy đúng kỹ thuật giúp cây ra hoa rực rỡ quanh năm

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách tưới hoa giấy hiệu quả, kết hợp mẹo chăm sóc từ các nhà vườn giúp bạn có một giàn hoa rực rỡ đúng mùa.
Hoa giấy - Từ giàn hoa cổng nhà đến biểu tượng văn hóa Việt

Hoa giấy - Từ giàn hoa cổng nhà đến biểu tượng văn hóa Việt

Hoa giấy từ lâu đã trở thành một phần thân thuộc trong đời sống người Việt không chỉ bởi vẻ đẹp giản dị mà còn vì những giá trị văn hóa, thẩm mỹ và sinh thái mà loài hoa này mang lại. Nhưng điều gì khiến hoa giấy trở nên đặc biệt đến vậy, khiến người ta chẳng thể lãng quên?
Vẻ đẹp hoa Lan Hoàng thảo kèn – Tinh hoa của núi rừng Tây Bắc

Vẻ đẹp hoa Lan Hoàng thảo kèn – Tinh hoa của núi rừng Tây Bắc

Hoa lan Hoàng thảo kèn, hay còn gọi là lan Kèn rừng, là một trong những loài lan quý nhất của Việt Nam. Với hình dáng như chiếc kèn nhỏ, màu sắc ngọt ngào và hương thơm nhẹ, lan Hoàng thảo kèn không chỉ mang giá trị thẩm mỹ cao mà còn là biểu tượng của sự tinh tế và bình yên giữa thiên nhiên hoang sơ.
Xem thêm
Nghệ nhân Vũ Tấn Phúc: Người gửi hồn vào cây với hơn 18 năm tâm huyết tạo tác

Nghệ nhân Vũ Tấn Phúc: Người gửi hồn vào cây với hơn 18 năm tâm huyết tạo tác

Hơn 18 năm theo nghiệp chơi cây, nghệ nhân Vũ Tấn Phúc không chỉ tạo nên những tác phẩm sống động, mà còn là người giữ lửa cho nghệ thuật SVC truyền thống.
Về Cao Thôn: Thăm "thủ phủ" hương trầm 300 năm tuổi ở Hưng Yên

Về Cao Thôn: Thăm "thủ phủ" hương trầm 300 năm tuổi ở Hưng Yên

Nép mình bên dòng sông Hồng hiền hòa, làng Cao Thôn (Hưng Yên) từ lâu đã trở thành biểu tượng của nghề làm hương trầm truyền thống.
Cây chè tổ Suối Giàng: Di sản sống của người Mông

Cây chè tổ Suối Giàng: Di sản sống của người Mông

Cây chè tổ ở Suối Giàng không chỉ là cổ thụ hàng trăm năm tuổi giữa rừng Shan tuyết, mà còn là biểu tượng văn hóa của đồng bào Mông.
Vùng trồng chè đặc sản ở Việt Nam: Di sản từ đất, tinh túy từ bàn tay người làm trà

Vùng trồng chè đặc sản ở Việt Nam: Di sản từ đất, tinh túy từ bàn tay người làm trà

Dưới đây là những vùng trồng chè nổi tiếng nhất cả nước cùng các thương hiệu đặc trưng đã tạo dấu ấn trong nước và trên thị trường quốc tế.
Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Mang đậm giá trị kiến trúc truyền thống, nhà vườn An Thư còn là một điểm đến văn hóa độc đáo, góp phần gìn giữ và truyền cảm hứng về di sản cố đô.
Làng nghề hoa cúc Ninh Giang: Giữ nghề trong cơn sóng chợ

Làng nghề hoa cúc Ninh Giang: Giữ nghề trong cơn sóng chợ

Làng hoa cúc Ninh Giang (thuộc phường Hòa Thắng, Khánh Hòa) suốt hơn 20 năm qua đã bền bỉ giữ gìn và phát triển nghề trồng hoa Tết.
Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Trải qua bao thăng trầm của thời gian, cốm làng Vòng – thứ quà quê mộc mạc mà tinh tế – vẫn giữ trọn hương vị thanh tao và vị thế riêng trong lòng người Hà Nội.
Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Chủ nhà vườn Phạm Huế không chỉ tạo tác cây cảnh, mà còn nuôi dưỡng một tình yêu bền bỉ với thiên nhiên, với nghệ thuật và với cội nguồn gia đình.
Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Nằm yên ả bên bờ bắc sông Hương, nhà vườn An Hiên từ lâu được mệnh danh là “tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế.
Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Vũ Xuân Lành (biệt danh “Gã Đầu Bạc”) vừa hoàn thành việc di dời cây sanh cổ thụ gần 100 năm tuổi từ An Giang về Hà Nội.
Tưới nước cho hoa hồng leo sai cách, 90% người trồng đang làm hỏng cây mà không biết

Tưới nước cho hoa hồng leo sai cách, 90% người trồng đang làm hỏng cây mà không biết

Tưới nước cho hoa hồng leo tưởng chừng là việc đơn giản, nhưng nếu làm sai cách có thể khiến cây chậm phát triển, dễ vàng lá, rụng nụ và thối rễ.
Tưới nước cây trầu bà bao nhiêu là đủ? Đừng để cây chết vì sai lầm đơn giản

Tưới nước cây trầu bà bao nhiêu là đủ? Đừng để cây chết vì sai lầm đơn giản

Tưới nước cây trầu bà tưởng đơn giản nhưng nếu làm sai, cây rất dễ bị úng rễ, vàng lá và chết dần. Đây là lỗi thường gặp ở những người mới trồng cây.
Một số điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với cá nhân và tổ chức theo Luật Thú y

Một số điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với cá nhân và tổ chức theo Luật Thú y

Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định rõ điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với từng chủ thể. Trong đó, cá nhân cần có chứng chỉ
Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Hội đồng nhân dân TP Hà Nội khóa XVI vừa chính thức thông qua Nghị quyết về việc cho phép xây dựng một số công trình tạm trên đất nông nghiệp tại các bãi sông,
Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT của Bộ Nông nghiệp và Môi trường chính thức có hiệu lực, thay đổi quy trình kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu
Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg.
Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Việc chuyển đổi từ đơn vị hành chính ba cấp sang hai cấp đang đặt ra những thử thách chưa từng có cho doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực. Không chỉ gây ra
Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Nhiều người yêu thích cây cảnh nhưng lại gặp phải tình trạng chung: trồng cây nào, cây đó héo úa hoặc chết sau một thời gian ngắn.
Trợ lý ảo Đom Đóm AI hỗ trợ nông dân tra cứu thông tin miễn phí

Trợ lý ảo Đom Đóm AI hỗ trợ nông dân tra cứu thông tin miễn phí

Trong quá trình chuyển đổi số nông nghiệp, Đom Đóm AI trở thành trợ lý ảo miễn phí giúp nông dân tra cứu sâu bệnh, kỹ thuật canh tác, thời tiết, giá nông sản...
Ông lớn Nhật nhắm “mỏ vàng xanh” của Việt Nam, tham vọng tạo thị trường matcha "chuẩn Nhật, giá Việt"

Ông lớn Nhật nhắm “mỏ vàng xanh” của Việt Nam, tham vọng tạo thị trường matcha "chuẩn Nhật, giá Việt"

Ông lớn ngành sữa Nhật Bản - Morigana Milk Industry vừa đề xuất hợp tác phát triển sản phẩm matcha tại Thái Nguyên.
Livestream - nghề tay trái hái ra tiền của nông dân Trung Quốc

Livestream - nghề tay trái hái ra tiền của nông dân Trung Quốc

Livestream không chỉ là xu hướng, mà là động lực thúc đẩy nông thôn số hóa và hiện đại hóa sản xuất.
Bắc Ninh bán vải thiều vượt 105% kế hoạch

Bắc Ninh bán vải thiều vượt 105% kế hoạch

Vải thiều Lục Ngạn đạt sản lượng cao nhất nhiều năm, xuất hiện trên sàn TMĐT, siêu thị và chinh phục thị trường Mỹ, EU, Nhật, Canada.
Vải thiều Việt sai trĩu quả giữa sa mạc Israel, năng suất chạm mốc 25 tấn/ha

Vải thiều Việt sai trĩu quả giữa sa mạc Israel, năng suất chạm mốc 25 tấn/ha

Giữa vùng sa mạc khô cằn phía Bắc Israel, những chùm vải thiều Việt Nam đỏ rực đang vào vụ thu hoạch rộn ràng, đạt năng suất tới 25 tấn/ha.
Trồng dừa xiêm trái sai trĩu, thả thêm đàn dê, nông dân Gia Lai thu hàng trăm triệu mỗi năm

Trồng dừa xiêm trái sai trĩu, thả thêm đàn dê, nông dân Gia Lai thu hàng trăm triệu mỗi năm

Từ mô hình nuôi dê kết hợp trồng dừa xiêm ở Gia Lai, anh Dương Văn Thiết từng bước xây dựng trang trại hiệu quả, mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng.
Hai loại gia vị đắt đỏ mang về hơn 15 triệu USD cho Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025

Hai loại gia vị đắt đỏ mang về hơn 15 triệu USD cho Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025

Trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam xuất khẩu 1.684 tấn bạch đậu khấu và nhục đậu khấu, thu về hơn 15 triệu USD.
Ông lão Đắk Lắk trồng thứ cây “cũ rích” mà kiếm hơn 1 tỷ đồng/năm

Ông lão Đắk Lắk trồng thứ cây “cũ rích” mà kiếm hơn 1 tỷ đồng/năm

Chỉ với hơn 4 sào đất tạp ở xã Ea Ktur (Đắk Lắk), năm 2024, ông Nguyễn Xuân Tân thu hơn 1 tỷ đồng nhờ trồng cau.
Japfa vận hành nhà máy ấp trứng ở Đắk Lắk: Mỗi năm 40 triệu gà giống, công nghệ hiện đại hàng đầu Việt Nam

Japfa vận hành nhà máy ấp trứng ở Đắk Lắk: Mỗi năm 40 triệu gà giống, công nghệ hiện đại hàng đầu Việt Nam

Japfa đang đầu tư mạnh vào chuỗi chăn nuôi khép kín tại Tây Nguyên, nổi bật là nhà máy ấp trứng gia cầm tại Đắk Lắk, công suất thiết kế 40 triệu con mỗi năm.
Loại quả siêu giàu dinh dưỡng, giảm lão hóa và hỗ trợ giảm cân ngay cả khi còn xanh

Loại quả siêu giàu dinh dưỡng, giảm lão hóa và hỗ trợ giảm cân ngay cả khi còn xanh

Chuối là một loại quả quen thuộc trong đời sống người Việt, không chỉ tốt khi chín vàng mà còn chứa nhiều lợi ích cho sức khỏe khi còn xanh.
Hai biểu tượng Phật giáo khẳng định vị thế của Bắc Ninh trên bản đồ di sản thế giới

Hai biểu tượng Phật giáo khẳng định vị thế của Bắc Ninh trên bản đồ di sản thế giới

Chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà ở Bắc Ninh là 2 trong 12 điểm di tích thành phần thuộc Quần thể di sản văn hóa thế giới Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc.
Ngôi chùa kỳ lạ không thờ Phật, in trên tờ 20.000 đồng, là “bùa hộ mệnh” suốt hơn 400 năm

Ngôi chùa kỳ lạ không thờ Phật, in trên tờ 20.000 đồng, là “bùa hộ mệnh” suốt hơn 400 năm

Nằm giữa phố cổ Hội An, Chùa Cầu là công trình hơn 400 năm tuổi, độc đáo khi vừa là cầu, vừa là chùa nhưng không thờ Phật mà thờ thần Trấn Vũ.
5 loài hoa phong thủy được người xưa gửi gắm ước nguyện thịnh vượng và trường thọ

5 loài hoa phong thủy được người xưa gửi gắm ước nguyện thịnh vượng và trường thọ

Người xưa luôn chú trọng lựa chọn những loài hoa không chỉ đẹp mắt mà còn mang ý nghĩa tốt lành, tượng trưng cho sự thịnh vượng, trường thọ và bình an.
Công viên thực vật năm châu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam

Công viên thực vật năm châu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam

Với diện tích hơn 35.000 mét vuông, Đồi Vạn Hoa là công viên thực vật 5 châu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại.
UNESCO công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên của Việt Nam

UNESCO công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên của Việt Nam

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng mở rộng sang Vườn quốc gia của Lào hình thành Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên giữa hai quốc gia.
Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín ghi dấu bằng chiều sâu nghệ thuật và sự chỉn chu trong từng tác phẩm trưng bày.
Xem thêm
Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Vũ Xuân Lành (biệt danh “Gã Đầu Bạc”) vừa hoàn thành việc di dời cây sanh cổ thụ gần 100 năm tuổi từ An Giang về Hà Nội.
Xem thêm
Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân đã có những chia sẻ với Tạp chí Việt Nam hương sắc về tác phẩm xanh quê cổ thụ “Nam Tào Bắc Đẩu” có tuổi đời hơn 100 năm.
Xem thêm
Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Việc nuôi động vật hoang dã, đặc biệt là các loài quý hiếm, đang được quy định chặt chẽ theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP và Nghị định 84/2021/NĐ-CP.
Xem thêm
Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Nghệ nhân Dũng Coca - người có hàng chục năm gắn bó với duối cảnh, đã chia sẻ cách khai thác, tuyển chọn và “thổi hồn” vào những gốc duối tự nhiên.
Xem thêm